Kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 48)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân sự của một số ngân hàng trong nước, ngân hàng NN&PTNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số kinh nghiệm cụ thể như sau:

- Công tác tuyển dụng nhân viên: Việc tuyển dụng nhân viên cần có quy trình rõ ràng, tuân theo yêu cầu công việc cụ thể; thông báo tuyển dụng trên nhiều kênh thông tin để mở rộng nguồn tuyển để có nguồn nhân lực phong phú; Tuyển nhân viên theo phương thức cạnh tranh mở trên thị trường tạo cơ hội tuyển được số lượng và chất lượng.

- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực:

+ Việc tổ chức các lớp đào tạo và thực tập đối với đối tượng là cán bộ mới tuyển dụng là vô cùng quan trọng. Đây là hoạt động mang tính chất định hướng cho người lao động, nhờ đó mà người lao động dễ dàng làm quen với

môi trường làm việc mới, đồng thời nhanh chóng bắt kịp với guồng quay công việc. Chương trình đào tạo cần được xây dựng với nội dung, yêu cầu phù hợp.

+ Công tác bồi dưỡng, đào tạonâng cao năng lực nghiệp vụ, chuyên môn và kỹ năng mềm đối với CBNV cần có kế hoạch cụ thể mà tổ chức các chương trình đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng cho người lao động, nhằm nâng cao kỹ năng cho người lao động cũng như chất lượng dịch vụ mà đơn vị cung cấp. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách nâng cao thể lực và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ hợp lý. Áp dụng hình thức trả lương theo hiệu quả công việc để khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc mượt mức kế hoạch được giao.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nguồn nhân lực tại tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên?

- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ hai nguồn thông tin chính sau đây:

+ Thông tin thu thập trực tiếp từ tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tác giả tập trung vào các thông tin sau đây: thông tin phản anh thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại ngân hàng tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp công việc, đánh giá

+ Thông tin thu thập từ các tạp chí, các bài báo, các luận văn, luận án nghiên cứu đi trước liên quan đến nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực. Dựa trên các nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình, làm sáng tỏ hơn các nội dung liên quan đến đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát đội ngũ cán bộ nhân viên tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ nhân viên nhằm đo lường mức độ hài lòng của cán bộ và nhân viên về các nội dung quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

Số lượng cán bộ nhân viên tại ngân hàng tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên bao gồm 378 cán bộ và nhân viên. Việc khảo sát đội ngũ cán bộ và nhân viên sẽ được thực hiện bằng cách phát phiếu điều tra đến từng cán bộ và nhân viên của Chi nhánh hoặc gửi bảng hỏi khảo sát qua email. Tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n= N/(1+N*e2) (1)

Trong đó:

n là quy mô mẫu N: số lượng tổng thể e: sai số chuẩn.

Với N = 378 (là tổng số cán bộ và nhân viên tại NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2018)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05 Như vậy, đề tài sẽ lựa chọn số mẫu là:

n = 378/ (1 + 378 * 0,052) = 195 => quy mô mẫu: 195 mẫu

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế với các câu hỏi nhằm đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực của NHNo & PTNT VN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, bao gồm các đánh giá về công tác quy hoạch nguồn nhân lực, công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển, sắp xếp công việc, đánh giá thực hiện công việc và các hoạt động duy trì và đãi ngộ nhân sự.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1: Thang đo Likert

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất kém

2 1,81 đến 2,6 Kém

3 2,61 đến 3,4 Trung bình

4 3,41 đến 4,2 Tốt

5 4,21 đến 5,0 Rất tốt

(Nguồn: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh - Nguyễn Đình Thọ, NXB Lao động xã hội năm 2011)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá thông qua các bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng theo dõi sự biến đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng năm. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong luận văn nhằm theo dõi sự biến đối của nguồn nhân lực tại ngân hàng tại NHNo & PTNT VN tỉnh Thái Nguyên, sự thay đổi của các hoạt động quản lý nguồn nhân lực qua từng năm tại Ngân hàng. Kết quả của so sánh sẽ cho thấy được thực trạng nguồn nhân lực và sự quan tâm của ban lãnh đạo chi nhánh đến việc quản lý nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

- “Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên

cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.” (Giáo trình nguyên lý thống kê, 2018).

Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nhằm phân chia các nội dung của quản lý nguồn nhân lực thành các vấn đề nhỏ: Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng nhân lực và thu hút nhân tài, đào tạo và phát triển, bố trí nhân lực, đánh giá nhân lực. Tác giả tiến hành phân tích từng nội dung nhỏ và tổng hợp lại để rút ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu liên quan đến nguồn nhân lực

- Chỉ tiêu về quy mô, số lượng nguồn nhân lực: là tổng số cán bộ nhân viên đang công tác tại Chi Nhánh. Con số này phản ánh quy mô nhân sự của Chi Nhánh

- Chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng nguồn nhân lực hàng năm:

Mức độ tăng trưởng nguồn nhân lực năm N =

Tổng số CBNV năm N – Tổng số CBNV năm N-1

x 100% Tổng số CBNV năm N-1)

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ biến động nguồn nhân lực của Chi Nhánh. - Chỉ tiêu về cơ cấu độ tuổi, giới tính nguồn nhân lực:

Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi (giới tính) =

Số lượng nguồn nhân lực theo độ tuổi (giới tính)

x 100% Tổng số CBNV

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trẻ hóa, cơ cấu giới tính trong cơ cấu nhân sự của chi nhánh.

- Chỉ tiêu về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nguồn nhân lực: là số lượng CBNV phân theo trình độ học vấn, kỹ năng tin học ngoại ngữ của chi nhánh.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của Chi Nhánh.

- Chỉ tiêu về trình độ chính trị: là số lượng CBNV của Chi Nhánh phân theo trình độ chính trị.

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ chính trị của CBNV Chi Nhánh. - Chỉ tiêu liên quan đến tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác. - Chỉ tiêu về năng suất lao động; thu nhập bình quân….

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực

a) Chỉ tiêu đánh giá công tác hoạch định nguồn nhân lực - Kế hoạch biến động nguồn nhân lực hằng năm;

- Cách thức tổ chức và quy trình thực hiện công tác hoạch định; - Kết quả so sánh giữa kế hoạch và thực tiền.

b) Chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng nguồn nhân lực - Số lượng và chất lượng nhân sự tuyển mới hàng năm; - Nguồn tuyển dụng nhân sự;

- Cách thức tổ chức và quy trình thực hiện tuyển dụng; - Số lượng cán bộ luân chuyển.

c) Chỉ tiêu đánh giá công tác sắp xếp công việc cho nguồn nhân lực

- Số lượng nhân lực được sắp xếp công việc theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Việc điều động, thuyên chuyển cán bộ.

d) Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Số lượng nhân lực được đào tạo bồi dưỡng hàng năm;

- Cơ cấu trình độ được đào tạo hàng năm; - Số lượng CBNV được thăng chức.

e) Chỉ tiêu đánh giá năng lực làm việc của nguồn nhân lực

- Cách thức tổ chức thực hiện công tác đánh giá năng lực làm việc của nguồn nhân lực.

f) Chỉ tiêu đánh giá thu nhập và chính sách đãi ngộ - Tiền lương và các khoản có tính chất lương

- Thu nhập bình quân đầu người/tháng - Thu nhập ngoài lương

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu về về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triểncủa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (Agrbibank) là “ngân hàng thương mại TNHH MTV do nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Được thành lập vào ngày 26/03/1988. Từ khi thành lập đến nay NHNo & PTNT VN luôn, giữ vai trò chủ lực chủ đạo, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và NH Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế.” (Agribank, 2019) NHNo & PTNT VN là “NHTM duy nhất do Nhà nước sở hữu 100 %vốn điều lệ giữ vai trò chủ lục trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cho nên kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nói riêng. Mặc dù có những thăng trầm nhất định, nhưng cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, những giải pháp, chính sách phù hợp của chính phủ Ngân hàng Nhà nước, và sự nỗ lực vươn lên bằng chính quyết tâm của hơn 40 nghìn người lao động tại 23.000 chi nhánh, phòng giao dịch NHNo & PTNT VN hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển.” (Agribank, 2019)

“NHNo & PTNT VN chi nhánh Thái Nguyên là một đơn vị thành viên của NHNo & PTNT VN Việt Nam, được đưa vào hoạt động từ năm 1988,

hiện đặt trụ sở chính tại số 279 - Đường Thống Nhất, P. Gia Sàng, TP. Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.Là một ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, nhiều năm qua, NHNo & PTNT VN chi nhánh Thái Nguyên (NHNo & PTNT VN chi nhánh Thái Nguyên) đã song hành và tiếp bước cùng nông dân trên địa bàn tỉnh vươn lên thoát khỏi đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả.” (Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, 2019)

“Kể từ khi thành lập đến nay, NHNo & PTNT VN chi nhánh Thái Nguyên đã không ngừng mở rộng, củng cố mạng lưới kinh doanh, ngoài hội sở chính, hiện có 10 chi nhánh Huyện, Thành phố, Thị xã và 19 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh, với 378 CBCNV. Tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của NHNo & PTNT VN chi nhánh Thái Nguyên đều có trụ sở khang trang, được trang bị đầy đủ hệ thống máy tính, xe chuyên dùng phục vụ kinh doanh.”(Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, 2019)

“Trải qua 31 năm hình thành và phát triển, NHNo & PTNT VN đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của tỉnh Thái Nguyên. Tính đến hết 31/12/2018, tổng huy động vốn đạt hơn 10.275 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ 2017. Tổng dư nợ tăng 26,7%, trong đó dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm 73% trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Dựa trên những định hướng phát triển chung của kinh tế tỉnh nhà, Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác tín dụng, vốn vay chủ yếu tập trung cho các lĩnh vực phục vụ đầu tư cho chi phí sản xuất nông lâm nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn và cho vay các chương trình kinh tế của Chính phủ. Từ nguồn vốn vay của NHNo & PTNT VN chi nhánh Thái Nguyên đã góp phần phát triển các mô hình cánh đồng thu nhập cao; xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản có giá trị cao; phát triển rừng nguyên liệu; cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn…”(Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, 2019)

“Vượt qua những tác động xấu của suy giảm kinh tế, Chi nhánh đã giữ vững được niềm tin của khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng, tiếp cận khách hàng mới trên cơ sở tăng trưởng dư nợ phù hợp tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, trong đó yếu tố an toàn - hiệu quả được đặt lên hàng đầu. “Qua các kênh cho vay của Chi nhánh đã giúp cho tỉnh có hiệu quả trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm; chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của hàng vạn hộ nông dân, tạo điều kiện xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.” (Agribank chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, 2019)

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Được sự uỷ quyền của Chính phủ, HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có nhiệm vụ và chức năng như sau:

Chức năng

- Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn quản lý theo sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)