Đánh giá và kiểm soát nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cao bằng (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu luận văn

1.3.3. Đánh giá và kiểm soát nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại

1.3.3.1. Đánh giá nguồn nhân lực

Đánh giá NNL là hoạt động cần thiết giúp NHTM nhận biết được mức độ hoàn thành các mục tiêu quản trị NNL đã đề ra. Đo lường hiệu quả đầu tư cho quản trị NNL. Từ đó, làm tài liệu để báo cáo, sử dụng vào phân tích chiến lược cũng như hoạch định chính sách quản trị NNL cho tương lai.

“Tuỳ vào đòi hỏi của từng chiến lược, kế hoạch hay chương trình quản trị NNL mà có những yêu cầu và mức độ phức tạp trong đánh giá khác nhau. Đơn giản nhất chỉ là việc đánh giá về quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL. Ở một mức độ cao hơn, cần những thang đo cho mức độ hài lòng của nhân viên, quản lý trực tiếp hay của khách hàng để phản ánh những lợi ích mà công tác phát triển đem lại. Việc đo lường chính xác các lợi ích đã là một bài toán khó. Nhưng sau đó, việc phân bổ các lợi ích đó cho các nhân tố ảnh hưởng để đánh giá hiệu quả thật sự của hoạt động riêng lẻ như quản trị NNL còn khó khăn hơn”. (Trần Kim Dung, 2003, Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội).

“Nếu như đánh giá là công việc mang tính chất thời điểm thì hoạt động kiểm soát lại thường đòi hỏi tính liên tục nhiều hơn. Kiểm soát có thể dựa vào những thông tin được báo cáo định kỳ, việc kiểm tra đột xuất hay hình thành những cơ chế kiểm soát chéo nội bộ.

Nhờ những nỗ lực kiểm soát khoa học và hiệu quả, có thể hạn chế hay ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực xảy ra trong công tác quản trị NNL. Ví dụ như việc tuyển dụng sai đối tượng để tư lợi, kê khống hoạt động đào tạo nhằm tham ô ngân quỹ hay việc bố trí nhân sự nhằm động cơ trù dập…

Ở cấp chiến lược, việc kiểm soát còn đòi hỏi duy trì được sự cân bằng trong quản trị NNL với sự phát triển chung của tổ chức. Đảm bảo tổ chức không bị rơi vào các tình trạng hẫng hụt lớn về nhân sự, hay bị dư thừa NNL sau một thời gian tăng trưởng quá nóng về quy mô.

Trong điều kiện kinh doanh biến đổi liên tục, diễn biến thị trường ngày càng khó lường, cũng có nghĩa, nhu cầu kiểm soát tốt giúp đưa ra được những điều chỉnh chiến lược, kế hoạch kịp thời ngày càng trở lên quan trọng”. (Trần Kim Dung, 2003, Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội).

1.4. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại trong nước về quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cao bằng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)