Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cao bằng (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Chi nhánh

Cao Bằng

Từ kinh nghiệm trong và ngoài nước có thể rút ra được những bài học cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- Chi nhánh Cao Bằng

Một là, NNL nên được coi là tài sản quý nhất. Theo đó, quản trị NNL trở thành

ưu tiên của ngân hàng. Chi nhánh cần thực hiện tốt ngay từ khâu hoạch định chiến lược, lấy đào tạo nguồn nhân lực làm nền tảng. Đồng thời, kiểm soát được quá trình phát triển.

Hai là, xây dựng văn hoá học tập, khuyến khích tự học và trao đổi tri thức,

khuyến khích những tiến bộ nhỏ nhưng có tính liên tục.

Ba là, chú trọng tới phát triển cho nhân lực quản lý, điều hành và chuẩn bị tốt

cho đội ngũ kế cận.

Bốn là, dành sự quan tâm thoả đáng cho việc tiếp cận dần những đòi hỏi mới

trong quản trị NNL như quản trị tài năng, quản trị đa văn hoá.

Năm là, nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho NNL, đáp ứng tiến trình

Với nội lực sẵn có cùng sự cầu thị, ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh Cao Bằng hội tụ đủ yếu tố cần thiết để học hỏi, tiếp thu và chuyển hoá các bài học vào trong thực tiễn. Đóng góp vào sự quản trị NNL cũng sự phát triển chung của ngân hàng này.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Quản trị NNL của NHTM có những nội dung nào? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quản trị NNL của NHTM?

Thực trạng quản trị NNL tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng?

Các giải pháp nào cần được đưa ra nhằm quản trị NNL tại ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

+ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp phục vụ cho

nghiên cứu được thu thập từ:

Các báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng

 Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan đến quản trị NNL trong lĩnh vực ngân hàng

 Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề quản trị NNL của NHTM

+ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Bên cạnh việc thu thập và sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp đáng tin cậy, để làm rõ vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là quản trị NNL tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng, tác giả thực hiện khảo sát dữ liệu sơ cấp, cụ thể như sau: Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn để khảo sát ý kiến đánh giá của tất cả các cán bộ và các nhân viên đang làm việc tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng. Nội dung khảo sát sẽ giúp nghiên cứu đánh giá được thực trạng về NNL và các hoạt động quản trị NNL của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng liên quan đến các khóa đào tạo, đánh giá của nhân viên về mức độ hài lòng với các chính sách liên quan đến phát triển nhân sự của ngân hàng,…

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

đó, tác giả sẽ tiến hành xử lý thông tin như sau:

+ Đối với thông tin sơ cấp bằng cách khảo sát tác giả sẽ tổng hợp lại bằng phần mềm Excel để tính điểm bình quân theo đánh giá, tổng hợp những ý kiến giống nhau để có thể phân tích.

+ Sử dụng các phương pháp phân tổ, phương pháp đồ thị, bảng thống kê để tổng hợp số liệu thu thập được.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp:

- “Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích diễn

biến sự thay đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua thời gian, trong luận văn tác giả so sánh các dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, sự biến động NNL của ngân hàng,…

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu

trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

- Phương pháp dãy số thời gian: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu

thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Dãy số thời gian cho phép thống kê học nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai”. (Nguyễn Văn Thắng, 2014, Giáo trình thực hành trong nghiên cứu kinh tế và quản trị kinh doanh, NXB Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội)

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình (mean) để xem xét mức độ đánh giá của đối tượng được khảo sát về quản trị NNL của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng.

Bảng 2.1: Ý nghĩa thang đo Lirket TT Mean Mức đánh giá 1 0,00 - 1,80 Mức yếu 2 1,80 - 2,60 Mức kém 3 2,61 - 3,40 Mức trung bình 4 3,41 - 4,20 Mức khá 5 4,21 - 5,00 Mức cao - Phân tích ma trận SWOT Bảng 2.2: Ma trận SWOT

Phân tích Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Điểm mạnh (S) Phối hợp S/O Phối hợp S/T

Điểm yếu (W) Phối hợp W/O Phối hợp W/T

Cách xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong, có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng mục tiêu, phương hướng, chiến lược trong việc quản trị NNL tại ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng trong tương lai.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình cơ bản và kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- Chi nhánh Cao Bằng hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- Chi nhánh Cao Bằng

+ Tổng dự nợ của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng bao gồm: Dư nợ theo kỳ hạn, dư nợ theo nhóm khách hàng

+ Quy mô vốn huy động của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng: Số khách hàng và phân loại khách hàng theo mục đích vay và theo quy mô vay

+ Kết quả kinh doanh của ngân hàng: Thu nhập dịch vụ, chi phí hoạt động của ngân hàng, lợi nhuận của ngân hàng.

+ Quy mô và cơ cấu NNL của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng theo các tiêu chí chất lượng

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng

2.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạch định chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

+ Chỉ tiêu về kế hoạch phát triển NNL: Thông qua các chức năng cụ thể như kế hoạch tuyển dụng của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng, kế hoạch đào tạo của chi nhánh, kế hoạch sử dụng nhân lực của chi nhánh...

Quy hoạch NNL: Xây dựng văn hóa của chi nhánh, xây dựng kế hoạch dài hạn...

2.3.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh các hoạt động tổ chức quản trị nguồn nhân lực

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tuyển dụng nhân lực phản ánh thông qua một số chỉ tiêu như:

 Số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển

 Nguồn hồ sơ dự tuyển: Nguồn từ nội bộ hay nguồn từ bên ngoài

 Chất lượng tuyển dụng NNL

+ Các chỉ tiêu phản ánh tính hình bố trí sử dụng đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả NNL: Thông qua một số chỉ tiêu như sau:

 NNL được sử dụng đúng chuyên môn

 Các bộ phận có đủ NNL để làm việc

 Lao động có hài lòng với vị trí công việc được phân công.

+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho NNL:

 Quy mô số lao động được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn

 Quy mô số lao động được đào tạo nghiệp vụ, chương trình đào tạo.

+ Các chỉ tiêu phản ánh công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ quản lý:

 Số lượng cán bộ được quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch theo giai đoạn

 Tạo động lực vật chất: Số tiền thưởng tăng thêm ngoài lương của lao động,

chi phúc lợi cho lao động của ngân hàng, chế độ phúc lợi hàng năm của người lao động,…

 Tạo động lực tinh thần (thi đua, khen thưởng, vui chơi, giải trí,…): Mức độ tác động của chính sách khen thưởng tới người lao động,

 Tạo động lực bằng cải thiện điều kiện làm việc: Mức độ hài lòng của người lao động với điều kiện làm việc

 Tạo động lực bằng các cơ hội thăng tiến: Mức độ hài lòng của người lao động về chính sách khen thưởng

2.3.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá và kiểm soát nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại

+ Đánh giá NNL: Thông qua việc so sánh sự biến động về số lượng NNL, chất lượng NNL

+ Kiểm soát NNL: Thông qua các chỉ tiêu phản ánh số lần kiểm tra, thanh tra của Hội sở và của NHNN tỉnh Cao Bằng.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT -

CHI NHÁNH CAO BẰNG

3.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng

3.1.1. Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng

“NHTM Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành NHTM Cổ phần Bưu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6010 tỷ đồng, LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 NHTM Cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited… LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh. Ngày 05/12/2013 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng đi vào hoạt động và ngày 14/01/2014 chính thức được khai trương tại Cao Bằng. Từ mốc thời gian này, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng bắt đầu huy động vốn từ dân cư, phát triển mạnh mẽ các dịch vụ như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, chuyển

thu từ các dịch vụ. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng bao gồm:

- Huy động vốn: Hoạt động huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi,… để huy động nguồn vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN.

- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng. Các hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng bao gồm cấp vốn vay bằng nội, bảo lãnh, chiết khấu và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của NHNN.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc.

- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ ngân hàng điện tử…

Sau hơn ba năm đi vào hoạt động chi nhánh ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng trên địa bàn thành phố. Ngày càng mở rộng liên minh, liên kết với các ngân hàng trong và ngoài nước nhờ đó chi nhánh đã dần có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển”. (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, quyết đinh số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008)

3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao Bằng Liên Việt chi nhánh Cao Bằng

“Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân

hàng, phương hướng, mục tiêu của LPB, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường tiền tệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể. Vì thế, ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng đã tạo được vị thế và uy tín trên địa bàn, kinh doanh hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng trong những năm gần đây qua các mặt hoạt động như sau”: (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt chi nhánh Cao bằng, định hướng hoạt động của ngân hàng đến năm 2025):

3.1.2.1. Tín dụng

Đối với các NHTM ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng vẫn là một nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu. Đối với ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói chung và ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng nói riêng cũng không nằm ngoài điểm chung đó. ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Do vậy, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -chi nhánh Cao Bằng luôn bám sát các chủ trương, định hướng của LPB trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế, quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt động tín dụng của , Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt- chi nhánh Cao Bằng có bước phát triển tốt. Quy mô cho vay đối với nền kinh tế được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cao bằng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)