Đánh giá và kiểm soát sự phát triển của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cao bằng (Trang 75 - 77)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Đánh giá và kiểm soát sự phát triển của nguồn nhân lực

3.2.3.1. Đánh giá sự phát triển của nguồn nhân lực

Ngay từ khi ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -chi nhánh Cao Bằng được thành lập, với chiến lược chung của ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -chi nhánh Cao Bằng thời gian qua đã có sự phát triển rất nhanh chóng cả về doanh thu, thị phần, nhân lực. Sự phát triển nguồn nhân tăng đều qua các năm, đến năm 2018, số lượng nhân lực của đơn vị đã là 58 người (trong 3 năm, số lượng nhân lực đã tăng khoảng 45%).

Bảng 3.17: So sánh sự biến động về số lượng nhân lực giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Người

Năm 2016 2017 2018 So sánh

2017/2016 2018/2017

Quy mô

NNL 38 50 58 12 8

Nguồn: LienVietPostBank Cao Bằng – Phòng Quản lý hành chính

Kết quả đó chưa đủ để chỉ ra một xu hướng dài hạn cho bài toán quy mô NNL tại đơn vị. Tuy nhiên, xét trong những khoảng thời gian ngắn hạn hơn, sự tăng trưởng trong quy mô như vậy là tương đối phù hợp và đáp ứng được tốc độ mở rộng thị trường của tổ chức.

Về chất lượng NNL, xét riêng về mặt trình độ, có những chỉ dấu cho thấy sự tiến bộ. Từ giữa năm 2016 đến giữa năm 2018, đơn vị chỉ tuyển dụng đối với những người có bằng đại học trở lên. Ngoài ra, hàng năm còn tổ chức các chương trình đào tạo chung theo chính sách của LienVietPostBank và đào tạo theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Từ năm 2017, đơn vị đã cử 5 cán bộ đi học các lớp thạc sỹ để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng NNL của đơn vị. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng, một đội ngũ có trình độ học vấn cao sẽ chứa đựng một nền tảng tốt. Cơ cấu ấy cũng là tương thích với điều kiện thực tế của xã hội và thị trường lao động hiện nay. Tại

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt -chi nhánh Cao Bằng, bằng cấp là điều kiện cần nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Những trường hợp trúng tuyển vào vị trí không phù hợp với chuyên môn, đều bắt buộc trải qua giai đoạn ‘thử việc’ để thử thách.

“Về đánh giá kết quả thực hiện công việc là hoạt động diễn ra đều đặn hàng tháng. Phương pháp đánh giá được sử dụng chủ yếu là phương pháp quản trị theo mục tiêu. Đây là một phương pháp hiện đại với nhiều ưu điểm, có nhiều tác dụng thúc đẩy việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, việc xác lập mục tiêu vẫn nặng về ngắn hạn (như coi trọng mục tiêu cho vay hơn mục tiêu kiểm soát nợ xấu hay mục tiêu xây dựng thương hiệu)”.

Về đánh giá kết quả công việc, vẫn còn khoảng 78% người được hỏi cho biết tổ chức đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ đơn thuần dựa trên đo lường các giá trị hữu hình. Như tại bộ phận kinh doanh, đánh giá chủ yếu dựa trên sự so sánh giữa chỉ tiêu doanh số đặt ra với thành tích thực tế mà từng nhân viên đạt được. Tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào nó rõ ràng cho thấy sự thiếu cân bằng trong đánh giá. Đặc biệt khi các giá trị vô hình mà nhân viên có thể phát triển được và mang lại cho tổ chức đang ngày càng trở lên quan trọng và rất cần được khuyến khích.

3.2.3.2. Kiểm soát sự phát triển của nguồn nhân lực

Việc kiểm soát sự phát triển của NNL tại ngân hàng Lienvietpost bank Cao Bằng đã phần nào thể hiện được sự phù hợp của chiến lược quản lý nguồn nhân lực của chi nhánh, từ việc yêu cầu tuyển dụng của từng vị trí việc làm, mô tả từng vị trí việc làm, trình độ chuyên môn, ý thức gắn bó với công việc và đơn vị. Cụ thể, theo số liệu thống kê của ngân hàng, giai đoạn 2016 - 2018, chi nhánh chỉ tuyển dụng đối với những người có bằng đại học trở lên. Ngoài ra, hàng năm còn tổ chức các chương trình đào tạo chung theo chính sách của LienVietPostBank và đào tạo theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Từ năm 2017, đơn vị đã cử 5 cán bộ đi học các lớp thạc sỹ để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng NNL của đơn vị.

Việc kiểm soát sự phát triển NNL về mặt chất lượng là khó khăn hơn so với về mặt số lượng, nguyên nhân của việc này là do: Hiện nay chi nhánh chưa có quy định cụ thể, chi tiết chuyên trách để đánh giá, các công cụ đo lường còn kém hiệu quả.

Kiểm soát sự phát triển của NNL về mặt chất lượng là phức tạp hơn. Trước hết do sự hạn chế các công cụ đo lường và đánh giá có hiệu quả. Một khi Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt chi nhánh cao bằng (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)