Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 39)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2.4. Tài nguyên du lịch

Đây là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc, mang đậm các đặc trưng cơ bản về đất nước và con người Việt Nam, có nhiều nét riêng biệt không hề có ở những khu vực khác. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipăng cao 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Lào Cai có nhiều danh lam, thắng cảnh như các hang động, đền, chùa, đặc biệt la khu nghỉ mát Sa Pa, Bắc Hà. Phát triển tốt về du lịch sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo. Nhiều loại hình du lịch và đầu tư tại Lào Cai trong những năm gần đây được phát triển mạnh; đó là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá thôn bản, du lịch mạo hiểm. Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai đẹp và thơ mộng, khí hậu quanh năm mát mẻ. Sapa huyền diệu với những rặng sa mu xanh ngát, cảnh đẹp tự nhiên như Thác Bạc,cầu Mây, cổng trời,…Các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai),...được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.

Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Karst thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ Thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tích hoặc gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng). Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn

thiên nhiên vốn rất phong phú với nhiều khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia và khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, với những danh lam thắng cảnh như hồ Thác Bà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc...

Đặc biệt, vùng rất có ý nghĩa về lịch sử cội nguồn, nhiều di tích gắn bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc, di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng), đang tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát triển mạnh về du lịch để xóa nghèo vươn lên làm giàu bền vững.

2.1.3. Dân cƣ và lao động

2.1.3.1. Dân số và dân tộc

Theo số liệu của Tổng cục thống kê dân số của các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam là 2.697,2 nghìn người (2013) chiếm khoảng 4,3% dân số cả nước, trong đó nam chiếm 50,2%, nữ chiếm 49,8%. Mật độ dân số trung bình là 112 người/km2, nơi có mật độ cao nhất là Lào Cai 102 người/km2, nơi có mật độ thấp nhất là Cao Bằng 77 người/km2. Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (80%), dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp (20%). Dân cư thưa thớt, có sự phân bố không đều, tập trung ở các thành phố, thị xã,thị trấn, càng lên vùng núi cao dân cư càng thưa thớt. Giao thông đi lại ở các xã vùng sâu vùng xa còn khó khăn do địa hình hiểm trở và chia cắt sâu lớn gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt và phát triển kinh tế của người dân.

Đây là địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống, một nửa số dân là đồng bào các dân tộc. Ở đây có trên 20 dân tộc sinh sống trong đó chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán Chay, Sán Chỉ,…còn lại là các dân tộc ít người khác. Mỗi dân tộc có bản săc văn hóa và truyền thống, kinh nghiệm riêng trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Các dân tộc Tày, Nùng chủ yếu là sản xuất nông nghiêp. Đặc biệt là gần 1 triệu người Hoa đang sinh sống ở Việt Nam, sẽ là chiếc cầu nối tốt cho sự hợp tác kinh tế hai bên và sẽ góp phẩn phát triển buôn bán qua biên giới hai nước trong thời gian tới.

2.1.3.2. Trình độ của lực lượng lao động

Vùng có kết cấu dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động chiếm trên 50% tổng số dân nên đây là vùng có nguồn lao động dồi dào, năng động và có sức sáng tạo nhưng đồng thời cũng là sức ép đối với vấn đề giải quyết việc làm, phá rừng làm nương rẫy và đặc biệt là buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là các xã giáp biên và các vấn đề xã hội khác. Số lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, còn hạn chế, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, lao động đã qua đào tạo không

nhiều, chiếm tỉ lệ nhỏ. Đặc biệt là số lao động có có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học rất ít, chỉ chiếm dưới 15% trong tổng số lao động.

Bảng 2.3. Sự thay đổi cơ cấu lao động đã qua đào tạo của một số tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vi: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Lạng Sơn 11,0 12,6 12,1 12,4 13,6 Cao Bằng 16,7 15,5 16,7 15,0 19,2 Hà Giang 7,6 9,0 10,7 10,8 9,8 Lào Cai 9,6 14,0 11,0 16,0 16,5

Nguồn: Tác giả xử lí số liệu từ tổng cục thống kê

Lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng nhưng tốc độ tăng còn chậm và chưa bền vững, thiếu nguồn lao động chất lượng cao. Tăng nhanh nhất là tỉnh Lào Cai, tăng 6,9% từ 9,6% (2008) lên 16,5% (2012), số người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ lệ thấp nhất và tăng chậm nhất là tỉnh Hà Giang , tăng 2,2% trong giai đoạn 2008 - 2012.

2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Vùng biên giới Đông Bắc tuy còn nghèo, cơ sở vật chất còn lạc hậu, đời sống nhân dân còn khó khăn nhưng lại có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế.Vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế nông – lâm nghiệp, dịch vụ, công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng. Kinh tế cửa khẩu cũng là ngành kinh tế chủ đạo do vùng là một địa bàn chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội.

Nhờ phát huy hiệu quả tiềm năng sẵn có, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, nhưng vùng đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỉ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất. Kinh tế cửa khẩu ngày càng phát triển và khai thác được thế mạnh của vùng, tạo ra nguồn thu lớn để đầu rư phát triển cơ sở hạ tầng và động lực thúc đẩy các ngành khác phát triển.

2.1.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội

2.1.5.1. Giao thông

Vùng biên giới Đông Bắc có mạng lưới giao thông phân bố tương đối rộng khắp, không ngừng được mở rộng và nâng cấp, bao gồm hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường xã. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt có vai trò đặc biệt quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng với nhau, các tỉnh đồng bằng phụ cận Hà Nội và xa hơn là các tỉnh phía Nam. Đây là điều kiện rất thuận lợi để vùng đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa với các vùng trong nước, đảm bảo vận chuyển nhanh, có hiệu quả hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước với Trung Quốc qua biên giới các tỉnh.

Hệ thống giao thông của vùng rất phong phú: Hệ thống giao thông tỉnh Lạng Sơn bao gồm: Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội - Các tỉnh phía Nam dọc theo chiều dài đất nước. Quốc lộ 1B nối Lạng Sơn - Thái Nguyên. Quốc lộ 4A nối Đồng Đăng - Thất Khê đi Cao Bằng 148km. Quốc lộ 4B nối Lạng Sơn - Lộc Bình - Đình Lập đi qua tỉnh Quảng Ninh. Về đường sắt có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn - Đồng Đăng đang vân hành và khai thác có hiệu quả.

Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 264 km vừa được đưa vào sử dụng có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km - 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm và trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này.

Vùng cũng có mạng lưới giao thông trong thành phố, thị trấn tương dối hoàn chỉnh, đồng bộ, đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có đường ô tô đi đến trung tâm xã.

Hình 2.2. Bản đồ nguồn lực ảnh hƣởng đến sự phát triển KTCK vùng Đông Bắc Hình 2.2. B ản đ ngu ồn l c ảnh ng đ ến s phát tri ển KT CK vùng Đô ng B ắc

2.1.5.2. Phát triển thông tin liên lạc, giáo dục y tế

Mạng lưới thông tin liên lạc của vùng phát triển khá nhanh chóng, được đầu tư đồng bộ, hiện đại về trang thiết bị, công nghệ, đội ngũ tổ chức điều hành.. đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xã hội. Mạng lưới viễn thông kĩ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang tới tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh thành trong nước và quốc tế. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được đầu tư. Đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp sẽ góp phần đào tạo bổ sung một nguồn nhân lực có chất lượng, có chuyên môn phục vụ trong các ngành và các lĩnh vực.

Bảng 2.4. Số cán bộ ngành y và ngành dƣợc của 4 tỉnh biên giới Đông Bắc năm 2013 Đơn vị: Người Tỉnh Ngành y Ngành dƣợc Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ sinh Dƣợc sĩ cao cấp Dƣợc sĩ trung cấp Dƣợc tá Lạng Sơn 599 712 934 403 40 156 8 Cao Bằng 518 711 888 344 25 118 17 Hà Giang 459 1382 954 382 41 212 10 Lào Cai 495 939 981 411 35 321 25

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kêcủa vùng Đông Bắc năm 2013

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến năm 2013 trên địa bàn toàn vùng biên giới Đông Bắc có trên 2.000 trường học, trong đó có 942 trường tiểu học, 870 trường trung học cơ sở, 142 trường trung học phổ thông và 137 trường phổ thông cơ sở, có khoảng 15.000 sinh viên đang theo học tại các trường cao đẳng và đại học trên cả nước.

Trên địa bàn vùng có 1143 cơ sở khám chữ bênh trực thuộc sở y tế, trong đó có 76 bệnh viện, 952 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Tất cả các tỉnh đều có trên 200 cơ sở khám chữa bệnh. Mạng lưới y tế ngày càng phát triển tuyến tỉnh đến

tuyến huyện, xã. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư bổ sung, hoàn thiện góp phần giảm tỉ lệ sinh và bệnh tật tăng cường sức khỏe và tuổi thọ cho nhân dân.

2.1.5.3. Nguồn vốn đầu tư

Hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng với những cơ chế thông thoáng và nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác nhau vào vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam.

Bảng 2.5. Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép năm 2013

Tỉnh Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Cao Bằng 4 15,6 Lạng Sơn 3 37,2 Lào Cai 1 0,3 Hà Giang - -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê của vùng Đông Bắc năm 2013

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng tăng. Các nguồn vốn chú trọng xây dựng hạ tầng khu vực các cửa khẩu, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Thu hút FDI tuy còn ở mứcthấp so với cả nước song có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô lớn dần đi vào hoạt động ổn định. Các nguồn vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, hình thành các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất.

2.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động KKTCK tiểu vùng Đông Bắc 2.2.1. Xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa

Phát triển thương mại biên mậu qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ lâu được hai Nhà nước và các doanh nghiệp hai nước coi là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế. Nó sẽ là cơ sở, là cầu nối để các tỉnh, các doanh nghiệp của cả Trung Quốc và Việt Nam có thể liên kết và hợp tác với nhau.

Là hai nước đang phát triển, Trung Quốc và Việt Nam đều đang tiến hành cải cách mở cửa và đổi mới kinh tế. Mặc dù thời gian bắt đầu và mức độ cải cách mở cửa

có khác nhau, nhưng cả hai quốc gia đều rất cần môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao vị thế trên trường quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu sắc.

Với những lợi thế trong quá trình phát triển thương mại biên mậu giữa hai quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế mở, ưu tiên phát triển hợp tác và giao lưu kinh tế giữa hai nước láng giềng theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” hoạt động thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có điều kiện để phát triển ở mức cao. Đây sẽ là cơ sở ban đầu có tác động quan trọng trong quá trình hợp tác cùng phát triển giữa hai nước Việt – Trung, giữa các địa phương và doanh nghiệp của hai nước.

2.2.2. Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam -Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có truyền thống hữu nghị lâu đời đều lựa chọn con đường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhân dân hai nước đặc biệt là cư dân sống ở khu vực biên giới từ lâu đã có quan hệ tốt đẹp qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu, qua đường mòn biên giới ngoài vấn đề chính trị – xã hội, trong phát triển kinh tế, Việt Nam và Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)