Chính sách phát triển biên mậu của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 51 - 52)

6. Bố cục của luận văn

2.2.5.2. Chính sách phát triển biên mậu của Việt Nam

Tháng 01/1991, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã thống nhất ”khép lại quá khứ, mở ra tương lai” bắt đầu thời kỳ bình thường hóa và mở cửa. Thực hiện chủ trương trên, ngày 07/11/1991, chính phủ hai nước đã ký ”Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên biên giới”. Sau hiệp định, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt mở 21 cặp cửa khẩu với Trung Quốc.

Thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, ngoài việc ký Hiệp định thương mại và Hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước, chính phủ ta và chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ký tiếp một số hiệp khác liên quan đến thương mại như: Hiệp định thanh toán qua Ngân hàng (26/05/1993), Hiệp định quá cảnh hàng hóa (09/04/1994),...nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi.

Để thực hiện các Hiệp định đã được kí kết, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã có các nghị định, chỉ thị triển khai một số công việc liên quan đến hoạt động mậu dịch biên giới như: Chỉ thị số 32/CT ngày 19/11/1991 về tổ chức quản lí thị trường biên giới Việt - Trung; Chỉ thị số 94/CT ngày 05/02/1992 về mở cửa khẩu trên biên giới Việt Nam - Trung Quốc,...

Nội dung chủ yếu của các văn bản trên là:

+ Khẩn trương xây dựng chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật với khu tự trị Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

+ Công tác tổ chức, quản lí thị trường vùng biên giới Việt -Trung trong tình hình hiện nay phải hướng vào mục tiêu thúc đẩy mở rộng giao lưu hàng hóa giữa hai nước và nhân dân hai bên biên giới, đảm bảo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Mặt khác, cần phải thiết lập trật tự trên thị trường này, kiên quyết ngăn chặn và bài trừ tệ buôn lậu qua biên giới, góp phần đảm bảo trật tự, an ninh chính trị và xã hội ở cả hai bên.

+ Mọi hoạt động xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới bắt buộc phải thông qua các cửa khẩu, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đồn biên phòng và

hải quan cửa 1998, chính phủ Việt Nam và chính phủ nước CHND TrungHoa đã ký hiệp định về mua bán hàng hóa ở vùng biên giới. Với nghị định số 57/1998/NĐ - CP ngày 31/07/1998 hướng dẫn thi hành Luật thương mại và Quyết định số 46/QĐ - TTg ngày 04/04/2001 của thủ tướng chính phủ về quản lý xuất nhập khảu hàng hóa giai đoạn 2001 - 2005.

Nghị định số 02/2000/CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc; Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)