Phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 28 - 29)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc

Sau hơn 20 năm mở cửa, tuy đã bắt đầu được khai thông một cách tích cực, khu vực biên giới Trung Quốc (gồm 8 tỉnh và khu tự trị) nhìn chung vẫn lạc hậu và có khoảng cách xa với các vùng ven biển. Việc kiên trì theo đuổi đường lối mở cửa và những biến đổi trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc và thế giới đã buộc nước này phải điều chỉnh và hoàn thiện chính sách này theo hướng đẩy nhanh mở cửa vùng biên giới nội địa để phối hợp với các vùng Duyên hải. Chính vì vậy, đã có một số chính sách phát triển mới ra đời: chính sách cho phép một số nơi được làm giàu trước; chính sách cải cách mở cửa không chỉ dựa vào nguồn tài chính của Chính phủ Trung ương mà còn “nới quyền, nhường lợi” cho các địa phương, doanh nghiệp; và các chính sách ưu đãi khác để phát triển kinh tế tại các khu vực lãnh thổ khác nhau. Các chính sách này được thực hiện với các nội dung không giống nhau, tùy thuộc vào đặc thù của từng khu vực.

Về cơ bản, Chính phủ Trung Quốc tạo dựng được khuôn khổ pháp lý, môi trường, điều kiện khá đầy đủ để phát triển KTCK. Các quy định đó cụ thể như sau:

Về hình thức, có 2 loại hình KTCK là chợ biên giới và mậu dịch tiểu ngạch:

Chợ biên giới: Là khu vực biên giới nằm trên tuyến đường biên giới khoảng 20 km, điểm mở cửa hoặc chợ biên giới do Chính phủ phê chuẩn hoặc chỉ định, thực hiện hoạt động trao đổi hàng hoá trong phạm vi số lượng, kim ngạch không vượt quá quy định.

Mậu dịch tiểu ngạch biên giới: Chỉ các xí nghiệp thuộc các huyện biên giới nằm trên tuyến đường biên giới của Trung Quốc, được Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn cho phép mở cửa đối ngoại. Các xí nghiệp này có quyền kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới, thông qua các cửa khẩu biên giới đã được Chính phủ Trung Quốc chỉ định, hoạt động mậu dịch được tiến hành với các xí nghiệp thuộc khu vực biên giới các nước láng giềng hoặc các cơ quan mậu dịch khác.

Các chính sách ưu tiên phát triển KTCK thể hiện ở các nội dung sau:

-Miễn giảm thuế: bao gồm các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất cho các doanh nghiệp kinh doanh tại các KKTCK...

-Phân quyền cho các địa phương biên giới: Căn cứ vào chính sách ưu tiên cho thành phố huyện, thị xã biên giới mở cửa mà Chính phủ Trung Quốc đã phân cấp thu thuế biên giới, toàn bộ số tiền thu được để lại cho địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính quyền địa phương tự định ra các mức thuế suất phải thu theo nguyên tắc: Mức

thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh quy định phải thấp hơn mức thuế của Trung ương; cấp huyện, thị xã quy định phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do Hải quan thu và nộp về ngân sách Trung ương.

-Hàng năm, Nhà nước trung ương cấp một khoản tiền tương ứng để xây dựng, tu bổ các cửa khẩu. Ngoài ra, địa phương còn được sử dụng số tiền thu lệ phí hàng hoá qua biên giới để xây dựng, tu bổ cơ sở hạ tầng ở vùng biên giới.

Ngoài những quy định chung rõ ràng, chính quyền Trung ương còn có những chỉ đạo linh hoạt cho địa phương về quản lý KTCK, có nhiều rào cản pháp lý ít thể hiện bằng văn bản. Chẳng hạn như hiện nay đối với hàng hoá nhập khẩu qua các cửa khẩu huyện Bằng Tường vào Trung Quốc thì không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và VAT đối với biên mậu tiểu ngạch, nhưng nếu nhập khẩu qua các cửa khẩu tại Hà Khẩu thì vẫn được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu và VAT đối với biên mậu tiểu ngạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)