Phát triển các KKTCK ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 31)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Phát triển các KKTCK ở Việt Nam

Việc hình thành các khu KTCK ở vùng biên giới Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với đường lối kinh tế đối ngoại, phù hợp với yêu cầu mở cửa thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mang lại nhiều lợi thế cho nước ta:

- Tận dụng ưu thế gần gũi về vị trí địa lí (liền núi, liền sông, liền đường) nhằm giảm chi phí giao thông vận tải và liên lạc. Thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao bộ mặt địa phương.

- Tạo bước đột phá cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành nghề dịch vụ khác ở địa phương phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Khai thác lợi thế về nguồn nhân lực nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân vùng biên giới.

- Trên thực tế, nguồn lợi lớn nhất mà khu KTCK mang lại đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện đời sống dân cư trong khu vực cửa khẩu nói riêng và cả nước nói chung.

Việt Nam có đường biên giới chung với 3 quốc gia láng giềng: Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia với tổng chiều dài đường biên giới trên 4000 km, hình thành 21 Khu KTCK và CKQT (đường bộ và đường sắt).

Bảng 1.2: Các CKQT và Khu KTCK của Việt Nam

STT Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Trung Quốc

1 Móng Cái (Quảng Ninh) Đông Hưng (Quảng Tây) 2 Hữu Nghị (Lạng Sơn) Hữu Nghị Quan (Quảng Tây) 3 Đồng Đăng (Lạng Sơn) Bằng Tường (Quảng Tây) 4 Thanh Thủy (Hà Giang) Thiên Bảo (Vân Nam) 5 Lào Cai (Lào Cai) Hà Khẩu (Vân Nam) 6 Tây Trang (Điện Biên) Sop Hun (Phong Xa Lỳ) 7 Na Mèo (Thanh Hóa) Bản Nơi (Hủa Phăn) 8 Nặm Cắn (Nghệ An) Nậm Căn (Xiêng Khoảng) 9 Cầu Treo (Hà Tĩnh) Na Pe (Bô Ly Khăm Xay) 10 Cha Lo (Quảng Bình) Thông Khàm (Khăm Muộn) 11 Lao Bảo (Quảng Trị) Huội Ka Ky (Sa-va-na Khẹt) 12 Bờ Y (Kom Tum) Giàng Giơn (A-ta-peu)

Tên cửa khẩu Việt Nam Tên cửa khẩu Cam-pu-chia 13 Mộc Bài (Tây Ninh) Ba Vét (Xray Viêng)

14 Xa Mát (Tây Ninh) Trapeang-Plon (Công Pông Chàm) 15 Vĩnh Xương (An Giang) Ca-om-Sno (Pray Veng)

16 Tịnh Biên (An Giang) Phơ-Nông-Đơn (Kri Vông) 17 Thường Phước (Đồng Tháp) Coc-Rô-Ca (Pray Veng)

18 Dinh Bà (Đồng Tháp) Bon-tia Chắc Cray (Pray Veng) 19 Hoa Lư (Bình Phước) X-Nun (Cro-Chê)

20 Lệ Thanh (Gia Rai) An Đông Pếch (Ratana Kiri) 21 Hà Tiên (Kiên Giang) Lốc (Căm Pốt)

[Nguồn: www.tailieu.vn ]

“Vành đai” cửa khẩu biên giới Việt - Trung có tổng chiều dài 1.449 km, qua 7 tỉnh của Việt Nam (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,

Quảng Ninh) và 2 tỉnh của Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây) với hệ thống cửa khẩu đường sắt, đường bộ và đường biển.

Bảng 1.3: “Vành đai” CKQT khu vực biên giới Việt - Trung

STT CKQT của Việt Nam CKQT đối đẳng của Trung Quốc

1 Móng Cái (Quảng Ninh) Đông Hưng (Quảng Tây) 2 Hữu Nghị (Lạng Sơn) Hữu Nghị Quan (Quảng Tây) 3 Đồng Đăng (Lạng Sơn) Bằng Tường (Quảng Tây) 4 Thanh Thủy (Hà Giang) Thiên Bảo (Vân Nam) 5 Lào Cai (Lào Cai) Hà Khẩu (Vân Nam)

Nguồn :[5]

Đây là vị trí hết sức quan trọng của khu vực TDMN phía Bắc về các mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội và đặc biệt là về kinh tế. Đây là cửa ngõ giao lưu giữa các tỉnh phía Bắc, các tỉnh khác trong nước và các tỉnh láng giềng (Lào, Cam-pu-chia) với Trung Quốc.

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới, năm 2007, Chính phủ đã quyết định phê duyệt thành lập 8 khu KTCK ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Với tổng diện tích là 1.342 km2, dân số khoảng 143,4 nghìn người, chiếm 3% diện tích và 3,7% dân số các tỉnh biên giới Việt - Trung (2009). Việc phát triển và phân bố các khu KTCK ở khu vực này tương đối hợp lí, có một số khu KTCK phát huy có hiệu quả như: khu KTCK Móng Cái, Khu KTCK Lạng Sơn, khu KTCK Lào Cai. Các khu KTCK ở khu vực này là đầu mối giao thông quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó khu KTCK Lào Cai, Lạng Sơn và Móng Cái - Quảng Ninh là những điểm quan trọng nhất trên toàn tuyến biên giới Việt - Trung [9].

Các KKTCK đều phát triển theo hướng phát huy ưu thế của Thương mại và Du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh có khu KTCK cũng như của các tỉnh ở bên trong nội địa. Tổng kim ngạch X-NK qua 8 khu KTCK biên giới Việt - Trung năm 2006 đạt 2,2 tỉ USD (khoảng 59,8% kim ngạch X-NK qua các khu KTCK của cả nước), chiếm 85,4% (khoảng 4.648 tỉ đồng) tổng thu ngân sách Nhà nước của các khu KTCK toàn quốc. Trong đó thuế X-NK đạt trên 1.200 tỉ đồng (chiếm 80% tổng thu ngân sách qua các khu KTCK cả nước), thu hút 4.928,5 tỉ đồng vốn đầu tư

khác nhau vào khu vực này (chiếm khoảng 86,8% tổng số vốn đầu tư vào các khu KTCK của cả nước).

Với lợi thế về phát triển sớm và sự hình thành các khu KTCK ở đây đều có mạng giao thông kết nối với hậu phương qua các trục quốc lộ liên vùng như: 18, 1A, 1B, 70,… các khu KTCK góp phần nâng cao hiệu quả công tác của các cấp, các ngành, cải thiện đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh sở tại, có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển các vùng lân cận.

Tiểu kết chương 1

Phát triển KKTCK biên giới là một vấn đề mới nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế thị trường, xu hướng giao lưu kinh tế giữa các nước tăng lên, các địa phương có cửa khẩu biên giới đã tận dụng lợi thế của cửa khẩu đẩy mạnh hoạt động XNK, XNC với nước láng giềng. Đồng thời với quy mô giao lưu hàng hóa ngày càng tăng lên, nhu cầu mở rộng hoạt động kinh tế tại các cửa khẩu biên giới dẫn đến việc xây dựng các KKTCK. Vì thế, từ chỗ là nơi kiểm soát dân cư đi lại hai nước, tại các cửa khẩu biên giới phát triển mạnh giao lưu thương mại, du lịch dịch vụ, đầu tư và sản xuất phục vụ phát triển kinh tế trước hết của các địa phương biên giới, và thông qua đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế các địa phương khác trong cả nước. Qua nghiên cứu cơ sở khoa học hình thành và phát triển khu KTCK Đông Bắc, có thể nói rằng, việc phát triển khu KTCK Đông Bắc là một yêu cầu tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Đây là mô hình kinh tế mới hứa hẹn khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới, đòi hỏi các nhà quản lý từ Trung ương đến địa phương phải tổng kết, rút kinh nghiệm, đặc biệt là những cơ chế, chính sách phù hợp để triển khai thực hiện có hiệu quả, mang lại những lợi ích thiết thực.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU Ở VÙNG ĐÔNG BẮC VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1. Khái quát chung về các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam 2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ

Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển hoạt động biên mậu của các tỉnh Đông Bắc Việt Nam, trong đó vị trí địa lí được coi là nguồn tài nguyên của quốc gia. Do đó cần phải nắm rõ các đặc điểm này để khai thác chúng một cách có hiệu quả. Không gian lãnh thổ vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam bao gồm 4 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai với tổng diện tích là 29.327,5 km2 (10,6% diện tích cả nước). Số dân là 2.697,2 nghìn người (2013) chiếm khoảng 4,3% dân số cả nước.

Bảng 2.1. Diện tích và dân số các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam năm 2013

Tên tỉnh Diện tích (km2) Dân số (nghìn ngƣời) Lạng Sơn 8.320,8 751,2 Cao Bằng 6.707,9 517,9 Hà Giang 7.914,9 771.2 Lào Cai 6.383,9 656,9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê của vùng Đông Bắc năm 2013

Lãnh thổ vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam có khoảng 1000 km đường biên giới tiếp giáp với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) ở phía Bắc, phía Đông giáp biển, phía Tây và phía Nam tiếp giáp với các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng. Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội, đối ngoại, đặc biệt là về kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Vùng có tiềm năng lợi thế về nông – lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu và kinh tế biển. Đây cũng là vùng có nhiều dân tộc anh em sinh sống với bản sắc văn hóa riêng và độc đáo, có mối quan hệ mật thiết với thủ đô Hà Nội với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Vị trí địa lí mang đến những thuận lợi cơ bản nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính vùng Đông Bắc Hình 2.1. B ản đ hàn h chính vùng Đ ông B ắc

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình, địa mạo

Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng và thượng nguồn sông Chảy, cao hơn, được cấu tạo bởi đá granit, đá phiến và các cao nguyên đá vôi.

Phần phía bắc sát biên giới Việt - Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000 - 1200 m. Cao nguyên Đồng Văn

cao 1600m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu.Cũng có

một số đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng.

Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều… Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo.

Các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam đều là các tỉnh miền núi có địa hình núi cao và phức tạp, hệ thống sông suối nhỏ khá dày đặc làm cho địa hình bị chia cắt, ở các xã vùng sâu đi lại tương đối khó khăn nhất là vào mùa mưa. Điều này gây khó khăn cho việc cư trú tập trung của dân cư, hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động xuất nhập khẩu theo đường mòn. Tình trạng lợi dụng đường mòn lối tắt ở những nơi địa hình hiểm trở để vận chuyển hàng lậu vẫn diễn ra phức tạp.

2.1.2.2. Tài nguyên khí hậu, đất và nước

Các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa song do yếu tố vị trí địa lí và địa hình chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên khí hậu của vùng mang tính chất á nhiệt đới, khí hậu có sự phân hóa thành 2 mùa rõ rệt : mùa đông và mùa hạ. Mùa hạ có gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thời tiết lạnh khô và ít mưa. Nhiệt độ trung bình tháng I từ 12 – 150C, tháng VII khoảng 250C. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1500 – 2000mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80 – 85%.

Khí hậu của vùng có sự phân hóa theo đai cao. Từ khí hậu nhiệt đới chân núi đến khí hậu á nhiệt đới ở độ cao 600 -1800m và khí hậu ôn đới núi cao ở độ cao trên 1800m. Thuận lợi phát triển đa dạng các loại cây trồng như cây ăn quả nhiệt đới, á

nhiệt đới, ôn đới, cây dược liệu.. Tuy nhiên, ở những nơi núi cao cũng hay xảy một số hiện tượng thời tiết cực đoan như băng giá, sương muối, tuyết rơi ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, sức khỏe và hoạt động sản xuất của con người.

Tổng diện tích đất tự nhiên của vùng là 2.933,8 nghìn ha, gồm 3 nhóm chính: đất feralit ở các miền núi thấp; đất feralit mùn trên núi cao và đất phù sa do các con sông bối đắp.

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam năm 2013

Đơn vị: Nghìn ha Tỉnh Tổng diện tích Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Lạng Sơn 832,1 108,7 568,4 27,5 7,2 Cao Bằng 670,8 94,2 534,0 14,6 5,1 Hà Giang 791,5 156,1 561,9 13,6 6,9 Lào Cai 638,4 84,2 334,9 20,4 3,9

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê của vùng Đông Bắc năm 2013

Vùng Đông Bắc có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với mật độ 0,6 – 1,2 km/km2. Nguồn nước mặt chủ yếu là hệ thống sông, suối, hồ với nhiều hệ thống sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Chảy sông Lô, sông Kỳ Cùng, sông Mã,… Nhìn chung, nguồn nước tương đối dồi dào,chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Vùng có tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau. Nhóm khoáng sản kim loại bao gồm: sắt, mangan, nhôm, chì, kẽm và vàng; kim loại hiếm thì có thiếc, môlipđen và thủy ngân. Khoáng sản phi kim loại có than antranxit chất lượng tốt, dồn ép thành tảng rất cứng có tỉ lệ cacbon ổn định 80 - 90% với nhiệt lượng cao từ 7350 – 8200kcal/kg và trữ lượng than lớn nhất ở mỏ than nâu Na Dương với diện tích 150km2, trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Na Dương, than bùn ở Nà Nò huyện Lộc Bình. Các loại khoáng sản phục vụ cho xây dựng rất phong phú bao gồm: các loại đá cacbonat, đá sét, cát cuội, sỏi, cao lanh, cát kết, sét vôi, đá maific.

Đây là vùng duy nhất ở nước ta có mỏ apatit đang khai thác với trữ lượng lớn và tập trung, đặc biệt là ở Lào Cai với trữ lượng 1,4 tỉ tấn đáp ứng nhu cầu sản xuất lân phục vụ nông nghiệp ở nước ta và xuất khẩu.

Vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam là vùng có nhiều tiềm năng khoáng sản, đây là lợi thế để phát triển tổng hợp ngành công nghiệp. Những mỏ này đang ở dạng tiềm năng và mới chỉ được khai thác với quy mô nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với ngành công nghiệp nước ta nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng.

2.1.2.4. Tài nguyên du lịch

Đây là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc, mang đậm các đặc trưng cơ bản về đất nước và con người Việt Nam, có nhiều nét riêng biệt không hề có ở những khu vực khác. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là “mái nhà của Đông Dương”, với đỉnh cao nhất là Phanxipăng cao 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Lào Cai có nhiều danh lam, thắng cảnh như các hang động, đền, chùa, đặc biệt la khu nghỉ mát Sa Pa, Bắc Hà. Phát triển tốt về du lịch sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo. Nhiều loại hình du lịch và đầu tư tại Lào Cai trong những năm gần đây được phát triển mạnh; đó là du lịch sinh thái, du lịch văn hoá thôn bản, du lịch mạo hiểm. Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai đẹp và thơ mộng, khí hậu quanh năm mát mẻ. Sapa huyền diệu với những rặng sa mu xanh ngát, cảnh đẹp tự nhiên như Thác Bạc,cầu Mây, cổng trời,…Các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai),...được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi.

Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình Karst thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá trị khảo cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)