Hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế xã hội các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 90 - 93)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế xã hội các

khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Việc hoàn thiện quy hoạch không gian của mỗi KKTCK là điều kiện để nghiên cứu đề xuất các chính sách thích hợp cũng như tổ chức thực hiện tốt các chính sách mà Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư vào KKTCK.

Đối với các KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, từ nay đến 2020, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài của KKTCK đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với KKTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn gồm thành phố Lạng Sơn, Thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần Bình Trung của huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ của huyện Văn Lãng, một phần xã Vân Anh của huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp huyện Văn Quan. Diện tích toàn khu là 39.400 ha; dự kiến đến năm 2020, dân số trong KKTCK là 200.000 người, tỷ lệ đô thị hóa

khoảng 70%, tổng số lao động khoảng 150.000 người, chiếm khoảng 60% dân số, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khoảng 85%.

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới. Hướng phát triển là xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành KKT tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế,..) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế khác và phát triển khu đô thị.KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh, có khu phi thuế quan và khu thuế quan; trong đó mũi nhọn là phát triển KTCK.

Thứ hai, đối với KKTCK tỉnh Lào Cai

KKTCK Lào Cai bao gồm toàn bộ diện tích của thị xã Lào Cai cũ (phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Kim Tân, xã Vạn Hoà, xã Đồng Tuyển); toàn bộ xã Mường Khương huyện Mường Khương và thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng với tổng diện tích là 7.971,8 ha. Dự kiến đến năm 2020, dân số trong KKTCK là 120.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng trên 60%, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khoảng 85%.

Được quy hoạch chi tiết cho 6 khu chức năng: Một là, khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai với chức năng thực hiện các thủ tục hải quan và kiểm hoá. Hai là, khu Phố

Mới - Vạn Hoà với chức năng chuyên trở hàng hoá bằng đường sắt, bãi hàng, bến xe, cụm công nghiệp và cảng cạn ICD. Ba là, khu vực phường Duyên Hải và xã Đồng Tuyển thực hiện chức năng Khu thương mại – công nghiệp, cụm công nghiệp và là hạt nhân của Khu hợp tác kinh tế biên giới. Bốn là, khu vực phường Kim Tân với chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh và thành phố Lào Cai. Năm là, khu vực phường Cốc Lếu với chức năng là trung tâm các hoạt động thương mại. Sáu là, khu vực xã Mường Khương, huyện Mường Khương được gắn với trung tâm huyện lỵ Mường Khương.

Thứ ba, đối với các KTTCK của tỉnh Cao Bằng

KKTCK của tỉnh Cao Bằng bao gồm địa phận xã Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang; tổng diện tích 7.780 ha, dân số đến 2020 khoảng 25.000 người.

Hướng đầu tư tại cửa khẩu Tà Lùng: chợ cửa khẩu; xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư thị trấn Tà Lùng; cấp điện; cấp nước; đầu tư các tuyến giao thông và các công trình khác tại KKTCK.

Đầu tư tại KKTCK Sóc Giang: đường cửa khẩu Sóc Giang (đoạn từ ngã ba Đôn Chương đến cửa khẩu Sóc Giang); các công trình hạ tầng theo quy hoạch. Đầu tư tại KKTCK Trà Lĩnh: đường 205 (đoạn từ ngã ba Mã Phục đến cửa khẩu Trà Lĩnh); các công trình hạ tầng theo quy hoạch;

Thứ tư, đối với KKTCK Thanh Thuỷ, Hà Giang

Diện tích KKTCK Thanh Thủy đến năm 2020 dự kiến là 28.781 ha, dân số khoảng 30.000 người. Phát triển KTCK gắn với đô thị tỉnh lỵ Hà Giang.

Hướng phát triển là nâng cấp cửa khẩu Thanh Thuỷ lên cửa khẩu quốc tế. Đầu tư xây dựng hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu với các hạng mục như: Trạm kiểm soát liên ngành, trung tâm thương mại, kè bảo vệ bờ đê sông Lô, hệ thống kho, bãi lưu giữa hàng hoá,... trụ sở làm việc trạm

kiểm định động thực vật, trạm kiểm dịch y tế, Trạm biên phòng cửa khẩu, trụ sở BQL KKTCK Thanh Thuỷ.

Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng công nghệ thông tin, internet, các dịch vụ công cộng khác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cửa khẩu. Quy hoạch phát triển vùng đệm về sản xuất hàng hoá của tỉnh phục vụ xuất khẩu như: vùng sản xuất chế biến chè, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản,

gia công lắp ráp... Liên kết phát triển các tour du lịch tuyến Hà Giang - Côn Minh - Vân Nam (Trung Quốc).

Cuối cùng, trong các KKTCK trên đây cần có sự ưu tiên đầu tư cho các KKTCK có vị trí tầm quan trọng là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như KKTCK Lào Cai và Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)