Thực trạng các KKTCK và tác động của nó đến kinh tế xã hội ở vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 54 - 59)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Thực trạng các KKTCK và tác động của nó đến kinh tế xã hội ở vùng

Từ khi thực hiện Quyết định 675 – TTg ngày 18/9/1996 “áp dụng thí điểm tại khu vực cửa khẩu Móng Cái” đến nay khu vực khu KTCK Đông Bắc đã có những chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt. Đời sống nhân dân ổn định và được cải

thiện, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

2.3.2.1.Tình hình phát triển không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc

- Xây dựng không gian lãnh thổ kinh tế. Các tỉnh đều tập trung xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch về đất đai và các ngành nghề phát triển tại các KKTCK.

Khi phát triển thành KKTCK biên giới thì tình hình có sự thay đổi. KKTCK như đã nói là một tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu làm nòng cốt. Khái niệm giao lưu kinh tế có ý nghĩa rộng hơn là khái niệm buôn bán thương mại, bên cạnh buôn bán thương mại qua cửa khẩu, giao lưu kinh tế còn kể đến cả các giao lưu, hợp tác trong sản xuất. Vì thế hoạt động kinh tế tại các KKTCK biên giới cũng được mở rộng.

-Quy hoạch dân cư tại các KKTCK. Như đã nói, sự phát triển các KKTCK đòi hỏi phải quy hoạch các khu dân cư. Từ kinh nghiệm phát triển của nước ta trong những năm qua khi quy hoạch phát triển các KKT, KCN, KCX,… công tác quy hoạch chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề quy hoạch khu dân cư; chính điều này làm cho sự phát triển của các KKT, KCN, KCX,... gặp khó khăn về vấn đề lao động. Vì thế, để phát triển các KKTCK một cách bền vững, bên cạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch,… gần đây các tỉnh đã chú ý đến việc quy hoạch không gian lãnh thổ về phát triển các khu dân cư.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng tại KKTCK. Trên cơ sở quy hoạch không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại các KKTCK, các tỉnh đã tập trung thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của các KKTCK.

Điểm chung nhất là hầu hết các tỉnh có chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các KKTCK. Mặc dù mức độ có sự khác nhau, nhưng cơ cấu nguồn vốn huy động của các địa phương đều từ nhiều nguồn: đầu tư của NSNN, của các thành phần kinh tế, nhân dân trên địa bàn và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, nhiều địa phương, như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai hình dáng của các KKTCK đã nhanh chóng định hình và đi vào hoạt động.

2.3.2.2. Khái quát về phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và dân cư của các KKTCK ở vùng Đông Bắc:

* KKTCK Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. KKTCK Đồng Đăng, nằm ở phía Bắc tỉnh Lạng Sơn, bao gồm thành phố Lạng Sơn, thị trấn cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp và một phần xã Bình Trung, huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ, huyện Văn Lãng, một phần xã Vân An, huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan. Đến năm 2010, diện tích toàn KKTCK là 39.400 ha, chiếm 4,7% diện tích cả tỉnh; dân số 150.300 người, chiếm 20,04% dân số cả tỉnh. Mô hình phát triển KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu. Về cơ bản, KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn được phân thành 2 khu chức năng là khu phi thuế quan và khu thuế quan [8].

* KKTCK Lào Cai, tỉnh Lào Cai. KKTCK Lào Cai bao gồm phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Cốc Lếu, phường Duyên Hải, phường Kim Tân, xã Vạn Hòa, xã Đồng Tuyến thuộc Thành phố Lào Cai; thôn Na Mo, xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng và xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương. KKTCK Lào Cai được quy hoạch thành khu công nghiệp- thương mại, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư. Quy mô, vị trí từng khu được xác định trong quy hoạch chung và chi tiết thành phố Lào Cai, trung tâm huyện lỵ Mường Khương. Tính đến hết năm 2010, KKTCK Lào Cai có diện tích 7.971,8 ha, chiếm 1,25% diện tích toàn tỉnh; dân số 73.300 người, chiếm 11,71 % dân số của tỉnh và 32.000 lao động, chiếm 9,4 % lao động của tỉnh, với trên 1.500 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ [8].

* KKTCK Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. KKTCK Cao Bằng có diện tích là 7.780 ha, chiếm 1,16% diện tích toàn tỉnh; trong đó KKTCK Tà Lùng 500 ha; khu vực KTCK Hùng Quốc 30 ha; khu vực KTCK Sóc Giang 58 ha, còn lại là diện tích thuộc một số xã khác. KTTCK Cao Bằng được thành lập và được ưu tiên phát triển thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp theo luật pháp của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đến hết năm 2010, số dân tại các KKTCK Cao Bằng là 19.000 người, chiếm 3,7% dân số toàn tỉnh, với gần 12 ngàn lao động. Số doanh nghiệp hoạt đông trong các KKTCK Cao Bằng tập trung chủ yếu vào sản xuất công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, thương mại, khách sạn nhà hàng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư tại KKTCK Cao Bằng chủ yếu là từ Trung Quốc, tập trung phần lớn vào KKTCK Tà Lùng, thị trấn Phục Hòa, hoạt động trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ cồn thực vật, chế biến nông sản, lâm sản và hoa quả sơ chế, sản xuất chế biến thực phẩm, đầu tư xây dựng và kinh doanh cửa hàng miễm thuế, lắp ráp xe đạp điện và máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp[8].

* KKTCK Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang. Khu KTCK Thanh Thủy có tổng diện tích 28.781ha, chiếm 3,62% diện tích cả tỉnh, bao gồm địa phận 7 xã: Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Phong Quang (Vị Xuyên) và Phương Độ (thị xã Hà Giang) với mục tiêu trở thành trọng điểm phát triển, đầu mối quan trọng về quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác phát triển của tỉnh với nước bạn Trung Quốc; một trong các đầu mối XNK hàng hóa, dịch vụ ở phía Bắc của đất nước. Khu KTCK Thanh Thủy được tổ chức thành khu phi thuế quan và các khu chức năng như: Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch – giải trí, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Đến năm 2010, tại KKTCK Thanh Thủy có dân số khoảng 10.000 người, chiếm 2,14% dân số cả tỉnh [8].

Bảng 2.8. Phát triển không gian lãnh thổ kinh tế và xã hội các KKTCK biên giới Việt - Trung năm 2010

Tên KKTCK Ngành nghề phát triển chủ yếu Diện tích KKTCK Tỷ lệ % so với vùng 1 Diện tích 83.932 Tổng số KKTCK Toàn tỉnh 100% 100%

Đồng Đăng Trung tâm xuất nhập khẩu của Đông bắc Bộ với Trung Quốc, vùng Đông Âu và Tây Âu; sản phẩm dịch vụ có lợi thế và du lịch

39.400 24,12 4,7

Lào Cai tỉnh Lào Cai

Là khu công nghiệp - thương mại, khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư

7.971 4,88 1,25

Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Phát triển thương mại, đầu tư, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch, công nghiệp và nông nghiệp

7.780 4,76 1,16

Thanh Thủy tỉnh Hà Giang

Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu du lịch – giải trí, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác 28.781 17,62 3,62 2 Dân Số (người) 252.600 100,00 100,00 Đồng Đăng 150.300 43,17 20,04 Lào Cai 73.300 21,05 11,71 Cao Bằng 19.000 5,45 3,70 Thanh Thủy 10.000 2,87 3,04 3 Lao động 97.466 100,00 Đồng Đăng 30.746 19,48 Lào Cai 54.900 34,79 Cao Bằng 4.820 3,05 Thanh Thủy 7.000 4,44

Xây dựng không gian lãnh thổ kinh tế các tỉnh đều tập trung xây dựng quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch về đất đai và các ngành nghề phát triển tại các KKTCK. quy hoạch dân cư tại các KKTCK sự phát triển các KKTCK đòi hỏi phải quy hoạch các khu dân cư. Từ kinh nghiệm phát triển của nước ta trong những năm qua khi quy hoạch phát triển các KKT, KCN, KCX…công tác quy hoạch chưa quan tâm thích đáng đến vấn đề quy hoạch khu dân cư, chính vì thế sự phát triển của các KKT, KCN, KCX…gặp nhiều khó khăn về vấn đề lao động, vì vậy cần phải chú ý đến vấn đề quy hoạch. xây dựng cơ sở hạ tầng tại KKTCK trên cơ sở quy hoạch không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại các KKTCK, các tỉnh tập trung thu hút vào đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của các KKTCK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)