Nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 45)

6. Bố cục của luận văn

2.1.5.3. Nguồn vốn đầu tư

Hệ thống hạ tầng đồng bộ cùng với những cơ chế thông thoáng và nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đã tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn khác nhau vào vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam.

Bảng 2.5. Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép năm 2013

Tỉnh Số dự án Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Cao Bằng 4 15,6 Lạng Sơn 3 37,2 Lào Cai 1 0,3 Hà Giang - -

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng cục thống kê của vùng Đông Bắc năm 2013

Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng tăng. Các nguồn vốn chú trọng xây dựng hạ tầng khu vực các cửa khẩu, xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Thu hút FDI tuy còn ở mứcthấp so với cả nước song có xu hướng tăng trong những năm gần đây, nhiều dự án có quy mô lớn dần đi vào hoạt động ổn định. Các nguồn vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, hình thành các khu vực dân cư đông đúc với các hoạt động thương mại, dịch vụ sầm uất.

2.2. Nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động KKTCK tiểu vùng Đông Bắc 2.2.1. Xu hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa

Phát triển thương mại biên mậu qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc từ lâu được hai Nhà nước và các doanh nghiệp hai nước coi là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế. Nó sẽ là cơ sở, là cầu nối để các tỉnh, các doanh nghiệp của cả Trung Quốc và Việt Nam có thể liên kết và hợp tác với nhau.

Là hai nước đang phát triển, Trung Quốc và Việt Nam đều đang tiến hành cải cách mở cửa và đổi mới kinh tế. Mặc dù thời gian bắt đầu và mức độ cải cách mở cửa

có khác nhau, nhưng cả hai quốc gia đều rất cần môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao vị thế trên trường quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu sắc.

Với những lợi thế trong quá trình phát triển thương mại biên mậu giữa hai quốc gia và chiến lược phát triển kinh tế mở, ưu tiên phát triển hợp tác và giao lưu kinh tế giữa hai nước láng giềng theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” hoạt động thương mại biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có điều kiện để phát triển ở mức cao. Đây sẽ là cơ sở ban đầu có tác động quan trọng trong quá trình hợp tác cùng phát triển giữa hai nước Việt – Trung, giữa các địa phương và doanh nghiệp của hai nước.

2.2.2. Quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam -Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có truyền thống hữu nghị lâu đời đều lựa chọn con đường theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhân dân hai nước đặc biệt là cư dân sống ở khu vực biên giới từ lâu đã có quan hệ tốt đẹp qua lại thăm thân, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu, qua đường mòn biên giới ngoài vấn đề chính trị – xã hội, trong phát triển kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc còn có nhiều điểm tương đồng về trình độ phát triển, cùng trong quá trình chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Cơ cấu hàng hóa, tập quán tiêu dùng cũng có nhiều điểm bổ sung cho nhau. Hơn nữa, điều quan trọng là có nhu cầu mở rộng hợp tác để phát triển. Do đó việc hai nước kí Hiệp Định phân chia đường biên giới trên bộ và được Quốc Hội hai nước phê chuẩn và đầu năm 2000 là môi trường tốt để đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia. Sự hình thành và phát triển của hoạt động biên mậu phụ thuộc chặt chẽ vào sự ổn định chính trị, an ninh biên giới trong từng nước, giữa các nước có đường biên giới chung và các nước trong khu vực.

2.2.3. Nhân tố tự nhiên

Các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam có chung biên giới đường bộ với Trung Quốc dài khoảng 1000km trải dài từ Tây sang Đông. Mặc dù có địa hình phức tạp với 80% diện tích là vùng núi cao, rừng rậm nhưng có nhiều tài nguyên, khoáng sản có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp, năng lượng và vị trí địa lý thuận lợi để

phát triển kinh tế biên mậu. Kinh tế biên mậu thường diễn ra ở các thị trấn, thị tứ và đầu mối giao thông.

Đặc biệt hơn, các tỉnh Đông Bắc có biên giới với Trung Quốc là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, có vai trò đặc biệt về an ninh quốc phòng, là nơi hàng giờ diễn ra hoạt động XNK hàng hóa giữa hai nước và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc của hai quốc gia láng giềng.

Việt Nam có biên giới trên bộ với Trung Quốc qua hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.Quảng Tây là tỉnh miền núi phía Nam của Trung Quốc tiếp giáp với 2 tỉnh Lạng Sơn,Cao Bằng của Việt Nam. Đây là tỉnh có tới 7 huyện có biên giới đất liền với Việt Nam. Kể từ khi chính phủ hai nước đều áp dụng chính sách mở cửa biên giới, tỉnh miền núi phía Nam Trung Quốc này được đô thị hóa với tốc độ nhanh và từng bước trở thành nơi trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Vân Nam là tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc giáp với tỉnh Hà Giang, Lào Cai của vùng Đông Bắc Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Việt Nam là nơi các doanh nghiệp từ các tỉnh của Trung Quốc có thể buôn bán, trao đổi các loại hàng hóa với Việt Nam.

Với các yếu tố về điều kiện tự nhiên đã nêu trên, các tỉnh thuộc khu vực thị trường biên giới Việt Nam – Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán trao đổi hàng hóa và phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế - xã hội khác. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp thuộc các tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa và sẩn phẩm để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của đời sống dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước.

2.2.4. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, các vấn đề giáo dục, y tế, phong tục tập quán,… cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế biên mậu. với 469USD/người. Các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam vẫn là khu vực khó khăn với trên 30 dân tộc sinh sống. Trình độ dân trí ở đây nhìn chung còn rất thấp với tỉ lệ mù chữ cao, trình độ văn hóa thấp. Số lao động qua đào tạo chỉ chiếm 5% lực lượng lao động của vùng, đáng chú ý là trong số này chủ yếu là giáo viên và bác sỹ. Do trình độ lao động thấp, chủ yếu là lao động giản đơn dựa vào kinh nghiệm là

chính, không qua đào tạo nên năng suất lao động thấp, giá trị cá biệt của hàng hóa cao nhưng chất lượng của sản phẩm còn hạn chế, vì thế khả năng cạnh tranh của sản phẩm không cao. Cơ cấu kinh tế vẫn còn ở mức lạc hậu, nông – lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao khoảng 55%, do đó thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp. Vấn đề này sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn khác như: Đời sống văn hoá tinh thần không được đảm bảo, các dịch vụ xã hội còn thiếu và ở mức yếu kém. Đây là những khó khăn cho việc phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới.

Bảng 2.6. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2003 – 2010

Đơn vị: USD STT Tỉnh 2003 2006 2009 2010 1 Lạng Sơn 127 236 406 496 3 Lào Cai 109 225 375 445 3 Cao Bằng 72 150 229 310 4 Hà Giang 77 145 235 327

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê của vùng Đông Bắc qua các năm

GDP bình quân đầu người có xu hướng tăng và ổn định. GDP bình quân đầu người tăng nhanh nhất là tỉnh Lạng Sơn, tăng 369 USD giai đoạn 2003 -2010, tăng chậm nhất là tỉnh Cao Bằng, tăng 336USD. Năm 2010, Lạng Sơn là tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất với 469USD/người. Thứ hai là tỉnh Lào Cai với 445 USD/người và sau đó là tỉnh Hà Giang là 327 USD/người. Thấp nhất là tỉnh Cao Bằng với 310 USD/ người.

2.2.5. Chính sách phát triển biên giới

2.2.5.1. Chính sách phát triển biên mậu của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các chính sách mới, theo hướng hạn chế các chính sách ưu đãi, áp dụng các chính sách chặt chẽ, cụ thể hơn đới với hoạt động thương mại biên mậu, với những nội dung chủ yếu sau:

- Về thuế quan và các ưu đãi thuế: đối với các hàng hóa nhu yếu phẩm hàng ngày nhập khẩu từ các nước có chung đường biên giới dưới hình thức trao đổi của dân cư biên giới được miễn các loại thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nếu giá trị hàng hoá không quá 1000 NDT/người/ngày. Nếu giá trị trao đổi lớn hơn hạn mức quy

định này thì phần vượt trội sẽ phải chịu mức thuế suất theo quy định đối với mỗi mặt hàng cụ thể. Mức hạn định này sau đó đã được điểu chỉnh lên mức 3000 NDT/người trong một ngày.

Đối với hàng hóa NK do các nước có chung đường biên giới sản xuất, dưới hình thức mậu dịch tiểu ngạch biên giới (hình thức trao đổi thương mại biên mậu có giá trị nhỏ), ngoại trừ hàng hóa là thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, sẽ được giảm 50% thuế NK và thuế giá trị gia tăng có liên quan trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1998. Từ năm 1998 trở lại đây, chính phủ Trung Quốc phân cấp quản lý thu thuế biên mậu cho chính quyền địa phương trên cơ sở nguyên tắc: Mức thuế suất mỗi địa phương đưa ra đối với các mặt hàng cùng chủng loại phải thấp hơn mức thuế của Trung ương, cấp huyện, thị quy định và phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do Hải quan thu và nộp về ngân sách Trung ương. Toàn bộ số tiền thuế thu được để lại cho địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK dưới hình thức mậu dịch tiểu ngạch biên giới được hưởng các chính sách hoàn thuế áp dụng cho các giao dịch thương mại thông thường theo các thủ tục hoàn thuế chung.

- Về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu qua hoạt động kinh tế biên mậu với số lượng nhỏ: theo quy định của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế, các doanh nghiệp muốn tham gia trao đổi dưới hình thức mậu dịch tiểu ngạch biên giới phải thỏa mãn các điều kiện sau: vốn đăng ký phải từ 500.000 NDT trở lên, hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh đã quy định, có đủ năng lực về các phương tiện và các điều kiện tài chính cần thiết, có cơ cấu tổ chức kiện toàn và đội ngũ nhân viên đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động thương mại biên mậu.

Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế sẽ quyết định số lượng doanh nghiệp được phép tham gia kinh doanh dưới hình thức mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Trong mức hạn định này của Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế, chính quyền các tỉnh biên giới sẽ tự thẩm tra và cấp phép cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh theo hình thức này nhưng phải để trình danh sách các doanh nghiệp được cấp phép lên Bộ Ngoại thương và Hợp tác Kinh tế để kiểm tra và giám sát. Sở Thương mại của các tỉnh biên giới, theo sự uy quyền của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế, chịu trách

nhiệm ban hành giấy phép NK đối với việc NK các hàng hóa nằm trong danh mục hàng bị hạn chế NK theo hạn ngạch, hoặc theo giấy phép NK, hoặc bị hạn chế về số lượng trong một mức hạn định nào đó đã được quy định. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu biên mậu được hưởng các chính sách hoàn thuế áp dụng cho các giao dịch thông thường theo các thủ tục hoàn thuế chung.

- Về quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài tại khu vực cửa khẩu: Các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư tại khu vực cửa khẩu biên giới phải để trình nguyện vọng lên Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế chờ xem xét, phê duyệt. Hàng hóa NK của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại khu vực cửa khẩu được hưởng các chính sách khẩu trừ thuế hoặc ưu đãi miễn thuế áp dụng đối với các giao dịch có giá trị nhỏ và không có bất cứ hạn chế nào về loại hình và phạm vi thương mại.

- Phương pháp quản lý đối với hoạt động kinh tế biên mậu sau khi gia nhập WTO: Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc phải thực thi đầy đủ các cam kết theo quy định về hệ thống thương mại đa biên của WTO. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, các quy định và chính sách trong nước, chính sách biên mậu được xây dựng để phù hợp với các tiêu chuẩn chung của WTO và cũng như điều kiện riêng của Trung Quốc để phát triển kinh tế của khu vực biên giới và cải thiện đời sống của nhân dân. Quản lý trên cơ sở động thái, biến động của thị trường để cấp giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch… với một số sản phẩm hàng hóa quy về hoạt động thương mại bình thường. Chẳng hạn như, mặt hàng rau hoa quả không phải là mặt hàng phía Trung Quốc quản lý bằng hạn ngạch, số lượng nhập vào Trung Quốc không hạn chế nhưng các thương nhân Trung Quốc có quyền XNK phải xin giấy phép kiểm nghiệm hàng hóa. Mỗi một lần, cục kiểm nghiệm hàng hóa XNK Trung Quốc chỉ cấp cho số lượng 500 tấn/ giấy phép, khi nhập hết số lượng đó lại phải xin giấy phép khác cùng với số lượng như vậy, nếu nhập không hết trong thời hạn quy định sẽ bị phạt.

Hiện nay, Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực trong việc phát triển các mối quan hệ kinh tế với các nước có chung đường biên giới thông qua các sáng kiến về việc thành lập Khu vực mậu dịch Tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2010 hay thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và các nước SNG để Trung Quốc và các nước có chung đường biên giới được hưởng lợi từ các chính sách thông thoáng

hơn hiện nay, nhằm mục đích tạo ra những thay đổi to lớn trong việc phát triển kinh tế khu vực biên giới

2.2.5.2. Chính sách phát triển biên mậu của Việt Nam

Tháng 01/1991, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã thống nhất ”khép lại quá khứ, mở ra tương lai” bắt đầu thời kỳ bình thường hóa và mở cửa. Thực hiện chủ trương trên, ngày 07/11/1991, chính phủ hai nước đã ký ”Hiệp định tạm thời về giải quyết các công việc trên biên giới”. Sau hiệp định, Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng đã phê duyệt mở 21 cặp cửa khẩu với Trung Quốc.

Thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, ngoài việc ký Hiệp định thương mại và Hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước, chính phủ ta và chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã ký tiếp một số hiệp khác liên quan đến thương mại như: Hiệp định thanh toán qua Ngân hàng (26/05/1993), Hiệp định quá cảnh hàng hóa (09/04/1994),...nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi.

Để thực hiện các Hiệp định đã được kí kết, Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) đã có các nghị định, chỉ thị triển khai một số công việc liên quan đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)