Đánh giá chung về các khu KTCK ở tiểu vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 64 - 69)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2.3. Đánh giá chung về các khu KTCK ở tiểu vùng Đông Bắc

Những thành tựu đạt đƣợc

* Thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh vùng Đông Bắc và các tỉnh cả nước phát triển.

Việc hình thành khu KTCK đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa của các loại hinh KKT, đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kì đổi mới vừa qua. Thực tiễn cho thấy, nơi nào có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của khu vực cửa khẩu, các tỉnh có sự phát triển kinh tế sôi động hơn, sản xuất kinh doanh và thu nhập của người dân cũng cao hơn, thu ngân sách của địa phương cũng cao hơn. Cụ thể:

Thứ nhất, số lượng các KKTCK tăng nhanh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng biên giới và giao lưu kinh tế giữa nước ta với Trung Quốc.

Thứ hai, hoạt động thương mại, du lịch giữa các tỉnh biên giới cũng như các tỉnh khác của nước ta với các tỉnh Trung Quốc phát triển ngày càng mạnh mẽ, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, phát triển các khu KTCK đã làm tăng thêm vị thế của các tỉnh có khu KTCK đồng thời có tác động lan tỏa tới các địa phương trong cả nước.

* Thúc đẩy quá trình đô thị hóa các vùng biên giới hình thành những khu tập trung dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập dân cư và củng cố quốc phòng tại vùng biên giới phía Bắc.

Quá trình hình thành và phát triển khu KTCK đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây.Những năm gần đây, tốc độ GDP của các tỉnh biên giới liên tục tăng 10%, đời sống nhân dân trên địa bàn được nâng cao, số người giàu được tăng lên nhanh chóng. Thông qua quá trình phát triển kinh tế tại khu KTCK đã thu hút được dân cư các địa bàn khác đến làm ăn sinh sống, ngăn chặn được tình trạng rời bỏ biên giới, dân số và lao động làm việc tại các khu KTCK tăng lên, nhân dân có điều kiện nắm bắt và hiểu biết hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với khu vực biên giới, đồng thời cũng đã đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng lực cũng như tăng cường trang thiết bị cho các lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng...góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn biên giới.

* Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nƣớc Việt Nam – Trung Quốc thông qua quan hệ hợp tác thƣơng mại, đầu tƣ và du lịch.

Không chỉ hoạt động thương mại, việc phát triển các khu KTCK đã thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến một số tỉnh vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, trong đó có 1 số tỉnh có cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Quảng Ninh (35 dự án), Lào Cai (15 dự án), Lạng Sơn (10 dự án).

Thông qua phát triển kinh tế tại các khu KTCK, hoạt động du lịch tham quan, đi lại của dân cư, bao gồm cả các tỉnh biên giới cũng như nhân dân của hai nước ngày càng tăng lên, người dân tại các khu KTCK đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được hưởng thụ nhiều kết quả trực tiếp từ phát triển kinh tế tại các khu KTCK.

* Cơ chế đầu tƣ trở lại không dƣới 50% số thu ngân sách trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu đã đem lại một lƣợng vốn đầu tƣ lớn cho địa phƣơng.

Thậm chí có nơi lượng vốn này còn cao hơn cả số ngân sách đầu tư cho các khu vực khác trong toàn tỉnh. Cơ chế này đã tạo điều kiện cải tạo, nâng cấp, phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng, góp phần tích cực vào việc tạo ra một diện mạo mới, khang trang hơn tại khu kinh tế cửa khẩu, làm tăng thêm niềm tự hào của nhân dân trong các quan hệ giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội với nước láng giềng; đồng thời tạo thêm động lực để nuôi dưỡng và tăng thêm nguồn thu ngân sách Nhà nước tại khu KTCK.

* Công tác qui hoạch được quán triệt hơn tại các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu

- Cán bộ tại các địa phương có khu kinh tế cửa khẩu đã và đang có những bước trưởng thành đáng kể so với trước đây về mặt quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế với các nước láng giềng, đặc biệt là vấn đề tổ chức sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách theo ngành học của Trung ương với các cơ quan chuyên môn và chính quyền của địa phương.

- Nhân dân tại các khu kinh tế cửa khẩu đã có nhiều cơ hội tiếp xúc với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được hưởng thụ nhiều kết quả trực tiếp từ việc thí điểm này, đặc biệt là từ việc mở rộng giao lưu kinh tế qua các khu kinh tế cửa khẩu.

Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, phát triển kinh tế tại các khu KTCK vùng Đông Bắc vẫn còn nhiều hạn chế.

- Sự phát triển không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội của các khu KTCK biên giới còn sơ khai, định hướng không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội, định hướng cơ cấu ngành kinh tế trước mắt và lâu dài cũng như định hướng phát triển dân cư tại khu KTCK chưa được rõ ràng.

- Giao lưu kinh tế lấy cửa khẩu biên giới làm nòng cốt có bước phát triển, xong vẫn chưa mạnh, chưa xứng với tiềm năng của các khu KTCK biên giới.

- Tăng trưởng thương mại không ổn định, quy mô xuất khẩu nhập khẩu còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của khu KTCK, tại các khu KTCK vùng Đông Bắc nói riêng, chất lượng hoạt động thương mại - xuất nhâp khẩu của các khu KTCK còn thấp, mang tính tự phát, tính thời vụ.

- Việc thu hút đầu tư còn hạn chế, các nhà kinh doanh trong nước tại các địa phương ngoài vùng biên giới, các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa mạnh dạn đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu.

Việc phân công, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu còn chưa được qui định đầy đủ rõ ràng và thực hiên nghiêm chỉnh. Cho tới nay, ở Trung ương chưa có cơ quan nào được chỉ định làm đầu mối để giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với khu KTCK.

Nguyên nhân

* Nguyên nhân của mặt tích cực

- Hình thành và phát triển khu KTCK là đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và xu thế giao lưu kinh tế biên giới Việt Nam và các nước láng giềng, đáp ứng được nguyện vọng của người dân địa phương.

- Các cơ chế chính sách ưu đãi đã tạo môi trường thông thoáng, có tác dụng kích tích, huy động các nguồn lực tại chỗ và các vùng khác vào phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực cửa khẩu, những nơi này vốn là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế chậm phát triển còn gặp nhiều khó khăn.

- Các ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc tập trung sự chỉ đạo hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế chính sách để có thể nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống và đã có những kết quả tích cực.

- Các địa phương được áp dụng các chính sách ưu đãi chủ động xây dựng đề án về quy hoạch, kế hoạch, bộ máy cán bộ và tích cực triển khai thực hiện, nên đã tạo ra sự chỉ đạo, quản lý điều hành một cách có hiệu lực và đồng bộ.

- Cơ chế đầu tư riêng qua ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu đã thực sự là một động lực cho việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; đã góp phần vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng, cơ sở quản lý điều hành cũng như trong đầu tư kinh doanh.

* Nguyên nhân tồn tại

- Hình thức pháp lý của việc thực hiện các chính sách ưu đãi là các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, do vậy mức độ ưu đãi không thể vượt quá những quy định tại các văn bản luật, Pháp lệnh, Nghị định hiện hành, do đó có những vấn đề tồn tại phải chờ sửa đổi, bổ sung của các văn bản pháp luật này.

- Bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương chưa có những điều chỉnh đồng bộ phù hợp để thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các khu kinh tế cửa khẩu được trải dài trên vành đai biên giới. Chưa có một cơ quan trung ương đứng ra để điều hoà, phối hợp các vấn đề cần triển khai cũng như để nghiên cứu, xử lý các vấn đề nảy sinh. Việc triển khai hướng dẫn thực hiện của các cơ quan Trung ương còn chậm so với yêu cầu. Các cơ quan thuộc ngành dọc cũng chưa có cơ chế phối hợp đầy đủ với các cơ quan địa phương, do đó khi gặp những bất cập thướng lúng túng, chậm khắc phục.

- Cán bộ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu và chưa được chuẩn bị đầy đủ, kịp thời để đáp ứng những yêu cầu nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Về cơ bản, cán bộ quản lý tại các khu kinh tế cửa khẩu là các lực lượng tại chỗ từ trước khi có Quyết định của Thủ tướng chính phủ về các khu kinh tế cửa khẩu. Do đó, sau khi các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về các khu KTCK đi vào thực hiện, công việc tăng lên, yêu cầu đòi hỏi cao lên. Vì vậy, cán bộ quản lý tại các khu KTCK gặp phải những khó khăn không dễ khắc phục ngay được.

Hình 2.5. Bản đồ tình hình phát triển KKTCK vùng biên giới Đông Bắc Hình 2. 5. B ản đ tình hình ph át tri ển KKT CK vùng biên g iớ i Đô ng B ắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)