Nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 46 - 47)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3. Nhân tố tự nhiên

Các tỉnh biên giới vùng Đông Bắc Việt Nam có chung biên giới đường bộ với Trung Quốc dài khoảng 1000km trải dài từ Tây sang Đông. Mặc dù có địa hình phức tạp với 80% diện tích là vùng núi cao, rừng rậm nhưng có nhiều tài nguyên, khoáng sản có khả năng phát triển nông, lâm nghiệp, năng lượng và vị trí địa lý thuận lợi để

phát triển kinh tế biên mậu. Kinh tế biên mậu thường diễn ra ở các thị trấn, thị tứ và đầu mối giao thông.

Đặc biệt hơn, các tỉnh Đông Bắc có biên giới với Trung Quốc là vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, có vai trò đặc biệt về an ninh quốc phòng, là nơi hàng giờ diễn ra hoạt động XNK hàng hóa giữa hai nước và giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc của hai quốc gia láng giềng.

Việt Nam có biên giới trên bộ với Trung Quốc qua hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.Quảng Tây là tỉnh miền núi phía Nam của Trung Quốc tiếp giáp với 2 tỉnh Lạng Sơn,Cao Bằng của Việt Nam. Đây là tỉnh có tới 7 huyện có biên giới đất liền với Việt Nam. Kể từ khi chính phủ hai nước đều áp dụng chính sách mở cửa biên giới, tỉnh miền núi phía Nam Trung Quốc này được đô thị hóa với tốc độ nhanh và từng bước trở thành nơi trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Vân Nam là tỉnh phía Tây Nam của Trung Quốc giáp với tỉnh Hà Giang, Lào Cai của vùng Đông Bắc Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Việt Nam là nơi các doanh nghiệp từ các tỉnh của Trung Quốc có thể buôn bán, trao đổi các loại hàng hóa với Việt Nam.

Với các yếu tố về điều kiện tự nhiên đã nêu trên, các tỉnh thuộc khu vực thị trường biên giới Việt Nam – Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển việc mua bán trao đổi hàng hóa và phát triển các hoạt động hợp tác về kinh tế - xã hội khác. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp thuộc các tỉnh biên giới Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đẩy mạnh giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa và sẩn phẩm để đáp ứng nhu cầu về mọi mặt của đời sống dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)