Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 99 - 109)

6. Bố cục của luận văn

3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường bảo vệ môi trường nhằm

phát triển các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng bền vững

Thứ nhất,nâng cao chất lượng nguồn lực

Đối với các KKTCK, việc phát triển nguồn nhân lực cần hướng vào một số vấn đề sau đây:

Không ngừng nâng cao mặt bằng dân trí cho cư dân trên địa bàn, đặc biệt chú ý tới khu vực nông thôn. Chú trọng tới phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề đào tạo nguồn lao động, hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm ở vùng thu hồi đất để xây dựng KKTCK.

Có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao từ nơi khác đến làm việc tại KKTCK, đặc biệt trong lĩnh vực gia công thương mại và các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Có chính sách sử dụng phù hợp khuyến khích nhân tài và tính năng động, sáng tạo.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại các KKTCK

Khi tiến hành đầu tư xây dựng KKTCK cần phải kết hợp đồng thời với công tác bảo vệ môi trường trong và ngoài KKTCK. Các hướng chính sách bảo vệ môi trường của KKTCK là: bảo vệ chất lượng nước, không khí, đất; Bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường đô thị. Lựa chọn công nghệ sạch, cụ thể hoá các quy định về nhập khẩu công nghệ, thiết bị theo các tiêu chuẩn về hệ số tiêu hao năng lượng, hệ số

thải; ban hành các tiêu chuẩn chất thải cho KKTCK theo các ngành và lĩnh vực; xây dựng chính sách về tài chính, khuyến khích miễn giảm thuế hoặc cho vay vốn với việc nhập thiết bị và công nghệ xử lý chất thải. Đối với các đề án phát triển công nghiệp, du lịch cần giải trình phương án cụ thể về công nghệ và quy trình xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đảm bảo 90% chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh và nâng tỷ lệ này lên 95-100% khi KKTCK đi vào hoạt động; xây dựng khu xử lý chất thải rắn, xây dựng hệ thống thoát nước và các cơ sở xử lý nước thải; khuyến khích phát triển các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải, tăng cường đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công vận hành các công trình xử lý chất thải; tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch, thực hiện kiểm toán môi trường đối với các dự án đã hoạt động để đánh giá hiệu quả công nghệ sản xuất, hiệu quả của hệ thống xử lý chất thải.

Đối với các khu đô thị, khu dân cư: quản lý và xây dựng các cơ sở xử lý nước và chất thải. Các đô thị mới phải đảm bảo đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ môi trường bền vững. Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất, chế biến có khả năng gây ô nhiễm phải được thẩm định kỹ lưỡng.

Đối với các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường, đặc biệt là các tiêu chuẩn môi trường nước và không khí; không cho phép xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp có chất thải chứa các tác nhân độc hại (kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, các hoá chất độc khác); có chính sách cụ thể khuyến khích các cơ sở dịch vụ có đầu tư xử lý chất thải; có kế hoạch đào tạo nhân lực về công nghệ môi trường để có thể đảm đương việc thiết kế thi công, vận hành các công trình xử lý chất thải.

Đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn: Cần lưu ý về quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các điều kiện vệ sinh môi trường vùng nông thôn (cấp và xử lý nước ăn, nước thải, chất thải) cần được thực hiện theo các chương trình của ngành y tế. Tiến hành lập quy hoạch các cụm dân cư gắn với bảo vệ môi trường.

Tiểu kết chƣơng 3

Phân tích bối cảnh, những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tại các KKTCK, luận văn đã đề xuất quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế tại các KKTCK Đông Bắc những năm tới. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế tại các KKTCK Đông Bắc. Liên quan đến các biện pháp này, luận văn đề xuất cần hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển các KKTCK, tiếp tục hoàn thiện chính sách XNK, XNC, xây dựng và nâng cấp chất lượng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong các KKTCK, tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KKTCK, đa dạng hóa nguồn đầu tư, nâng cao tính chủ động, cải tiến ứng dụng tiến bộ công nghệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường phát triển nguồn nhân lực, phát triển KH&CN, bảo vệ môi trường, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, phân công phân cấp và phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý nhà nước đối với các KKTCK biên giới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Phát triển kinh tế tại các khu KTCK vùng Đông Bắc là vấn đề mới xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, ngày càng thể hiện được vị trí tầm quan trọng mang tính chiến lược trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia có đường biên giới với nước láng giềng. Tuy nhiên đến nay vẫn còn nhiều vấn đề mới mẻ.

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đã gia nhập một cách sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tham gia và điều hành một số tổ chức quốc tế, bên cạnh những thời cơ lớn, cũng có nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Quá trình vận hành nền kinh tế thị trường đã hình thành một số loại hình kinh tế đặc biệt như KCX, KCN tập trung, khu thương mại tự do, KKTCK. Đối với KKTCK, Chính phủ đã có bước triển khai thận trọng, làm thí điểm ở một số địa phương với nhiều chính sách linh hoạt. Sự thành công bước đầu của KKTCK Móng Cái trên biên giới Việt - Trung, đã mở ra một hướng đi mới cho phát triển kinh tế - thương mại giữa hai nước, là bài học cho tỉnh Lào Cai trong phát triển KKTCK.

Nhận thức vị trí, tầm quan trọng của KKTCK trong quá trình phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với các nước có chung đường biên giới đồng thời góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trong tỉnh. Tác giả đã thực hiện đề tài luận văn

"Nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng Đông Bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế", qua đó làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KKTCK, mối quan hệ giữa KKTCK với sự phát triển kinh tế trên địa bàn vùng Đông Bắc.

Thông qua việc khái quát lại quá trình hình thành, phát triển của khu KTCK vùng Đông Bắc từ năm 1996 đến nay, luận văn đã đi sâu phân tích tác động của khu KTCK Lào Cai, Lạng Sơn đối với kinh tế - xã hội của tỉnh. Đó là những tác động đến lĩnh vực thương mại, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, tăng mức sống dân cư, giáo dục, y tế. Những tác động của khu KTCK vùng Đông Bắc đến kinh tế - xã hội của vùng được phản ánh rất cụ thể qua số liệu thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế mà khu KTCK vùng Đông Bắc tác động đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cần phải khắc phục, để khai thác tốt hơn nữa hiệu quả của mô hình kinh tế này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, đất nước nói chung.

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về thực trạng hoạt động, đặc biệt là sự tác động kinh tế - xã hội của khu KTCK vùng Đông Bắc, luận văn đưa ra một số quan

điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế mới này, phát huy những tác động tích cực của nó tới việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Các giải pháp được đưa ra cần có sự thực hiện đồng bộ, nhất quán nhằm mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa đây là nội dung vừa mới, vừa khó nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để tác giả luận văn tiếp thu và hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu sau này.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi kiến nghị một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện tổ chức quản lý Nhà nước về KTCK; hoàn thiện chính sách thương mại về biên giới như các chính sách ưu đãi về tài chính, đầu tư, du lịch, xuất nhập khẩu, về quản lý lưu thông tiền tệ và thanh toán vùng biên giới và quy chế quản lý tiền tệ khu vực biên giới; có cơ chế chính sách riêng phù hợp với tình hình phát triển thực tế của cửa khẩu biên giới Việt - Trung.

- Nghiên cứu, nắm bắt thông tin kịp thời và dự báo về thị trường Trung Quốc, từ đó xây dựng chiến lược và phương thức hoạt động buôn bán biên giới; định hướng cho các doanh nghiệp giữ thế chủ động và linh hoạt trong buôn bán đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

- Tăng cường hiệu quả công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường; phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền và nhân dân trong việc phòng chống, phát hiện và xử lý các vụ buôn lậu và gian lận thương mại.

- Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu, đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển K KTCK Đồng Đăng -Lạng Sơn, KKTCK Lào Cai , đẩy mạnh các sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ làm việc tại các cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và , đội ngũ lao động làm việc tai các cơ sở trong khu KTCK Với những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi hy vọng góp phần khai thác tốt lợi thế so sánh của tỉnh để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KTCK, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại dịch vụ coi đây là khâu đột phá, là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển của vùng Đông Bắc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đình Ánh, Nguyễn Lê Hằng (2006) An ninh kinh tế biên mậu Việt Trung. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc, triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006.

2. Nguyễn Bá Ân (2007). Đẩy mạnh hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng - giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007.

3. Nguyễn Kim Bảo (2005). Xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005.

4. Ngô Xuân Bình (2005). Hợp tác kinh tế tiểu vùng Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế Đông Á. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Báo cáo tổng hợp đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội tháng 1 năm 2008. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển hành

lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh trong chương trình hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đến năm 2020. Hà Nội tháng 7 năm 2006.

7. Hồ Châu, Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2006). Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung quốc. NXB Lý luận chính trị, Hà Nội năm 2006.

8. Chính phủ (2008). Quyết định số 52/2008/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020”.

9. Chính phủ (2005). Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số

53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

10. Chính phủ (2003). Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ Về quản lý buôn bán hàng hóa qua biên giới với các nước có chung biên giới.

11. Chính phủ (2001). Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

12. Chính phủ (2005) Nghị định của Chính phủ số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 về quy chế cửa khẩu biên giới đất liền.

13. Chính phủ (2008). Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

14. Chính phủ (2009). Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 3 năm 2009 về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.

15. Chính phủ (2009). Quyết định số 100/2009/ QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

16. Cục thống kê Việt Nam (2013), Niên giám thống kê Việt Nam năm 2013, Việt Nam. 17. Tô Xuân Dân (1999). Hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu và các chính

sách hỗ trợ khác nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đề tài KH&CN cấp bộ. Mã số B99-38-13.

18. Lưu Đức Hải, Trần Thu Thủy (2006). Tác động của hợp tác phát triển hai hành lang một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đến phát triển thương mại vùng biên. Kỷ yếu hội thảo Kinh tế biên mậu Việt Nam Trung Quốc - triển vọng và giải pháp thúc đẩy. Hà Nội tháng 11 năm 2006.

19. Nguyễn Minh Hằng (2005). Lào Cai với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 11 năm 2005.

20. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2007). Một số giải pháp huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Lào Cai tháng 12 năm 2007.

21. Nguyễn Mạnh Hùng (2000). Khuyến khích đầu tư - thương mại vào các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam. NXB Thống kê, Hà Nội năm 2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 99 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)