Tác động của KKTCK đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 69 - 84)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2.4. Tác động của KKTCK đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc

KKTCK hoạt động đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định đến kinh tế, văn hóa xã hội của các tỉnh vùng biên nói riêng và cả nước nói chung. Đối với vùng Đông Bắc, các tác động này thể hiện rõ qua KKTCK Lạng Sơn và Lào Cai.

a. Tích cực

Thúc đẩy kinh tế các tỉnh biên giới Việt - Trung và các tỉnh trong cả nước phát triển

Việc hình thành KKTCK đã làm phong phú thêm tính đa dạng hóa của các loại hình KKT, đặc biệt như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở được xây dựng tại nước ta trong thời kỳ đổi mới vừa qua. Và cũng chính việc hình thành các KKTCK đã hình thành một mô hình phát triển kinh tế nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng kinh tế tại khu vực của một địa bàn có điều kiện đặc thù là có các cửa khẩu, điều mà từ trước tới nay vẫn chưa được xem xét như một lợi thế. Thực tiễn cho thấy, nơi nào có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của khu vực cửa khẩu, các tỉnh đó có sự phát triển kinh tế sôi động hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn, sản xuất kinh doanh và thu nhập của người dân cũng cao hơn, thu ngân sách của địa phương cũng cao hơn.

Về cơ cấu hàng hoá XNK, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là cao su, hạt điều, hoa quả tươi, gạo, các loại hải sản khô và đông lạnh, hàng mây tre đan, đồ gỗ gia dụng, hàng tiêu dùng, khoáng sản... Nhập khẩu: các lại thiết bị máy móc, phụ tùng, nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, quả tươi....

Hiện tại, hàng hoá được tập trung chủ yếu qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh: năm 2008 chiếm trên 90% kim ngạch XNK biên mậu, riêng tỉnh Quảng Ninh đạt 4,07 tỷ đô la, bằng 62,5 % tổng kim ngạch XNK biên mậu của 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc.

Thông qua các KKTCK, hàng hoá tiêu dùng, vật liệu xây dựng, trang thiết bị máy móc từ các xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc vào Việt Nam. Từ Việt Nam các loại lâm, hải sản, động vật quý hiếm và những mặt hàng chiến lược như đồng, chì, quặng sắt, cà phê, gạo, hạt điều, cao su sống, gỗ quý... cũng được đưa vào thị trường Trung Quốc.

Hơn thế nữa, qua khu vực này, Việt Nam còn thực hiện dịch vụ tạm nhập - tái xuất sang nước thứ ba. Năm 2008, doanh số của dịch vụ này của toàn quốc là 3,6 tỷ

USD, phần quá cảnh Trung quốc là 2,8 tỷ USD, chiếm 77,77% của cả nước. Nhờ hoạt động thương mại XNK, XNC diễn ra sôi động, tổng kim ngạch XNK qua các KKTCK biên giới Việt trung liên tục tăng lên. Năm 2006 đạt khoảng 2,7 tỷ USD, năm 2007 đạt hơn 3,7 tỷ USD, năm 2008 đạt khoảng 6,5 tỷ USD (chiếm 74,2% kim ngạch xuất nhập khẩu qua các KKTCK của cả nước), chiếm 32,24% tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai quốc gia. Năm 2010 có giảm xuống chút ít do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng vẫn đạt hơn 6,1 tỷ USD. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu như: xăng dầu (tạm nhập tái xuất), xi măng, sắt thép xây dựng, hàng nông sản và hải sản (KKTCK Hoành Mô - Đồng Văn, KKTCK Móng Cái, KKTCK Bắc Phong Sinh, KKTCK Lào Cai), hàng công nghiệp tiêu dùng như: mỹ phẩm, mì ăn liền, bánh kẹo, dày dép đồ nhựa, quặng sắt. Hàng nhập khẩu chủ yếu là đồ điện gia dụng, trang trí nội thất, nguyên vật liệu, thiết bị công nghiệp, máy móc thiết bị và hóa chất phục vụ cho sản xuất trong nước.

Các KKTCK ở khu vực này chiếm tới 85,4% (khoảng 5.685 tỷ đồng) tổng thu NSNN năm 2008 của các KKTCK cả nước. Trong đó, thu thuế XNK năm 2008 đạt trên 1.538 tỷ đồng (80% tổng thu thuế XNK qua các KKTCK cả nước) gồm cả thuế XNK hàng hoá và phí XNC.

Như vậy, việc hình thành các KKTCK đã khơi dậy tiềm năng của các tỉnh có cửa khẩu. Trên thực tế, trước khi hình thành các KKTCK các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai nằm trong danh sách các tỉnh khó khăn, nay các tỉnh này đã có những vị thế khác hẳn so với trước đây.

Việc hình thành các KKTCK đã tạo ra sự lan toả đáng kể. Hàng hoá XNK qua các KKTCK Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai và một số khu khác không chỉ là hàng hoá của dân cư biên giới, tỉnh sở tại mà là hàng hoá trao đổi của hầu hết các địa phương trong cả nước. Theo ước tính, khoảng 85% số hàng hoá trao đổi qua KKTCK Lạng Sơn, Lào Cai là từ các tỉnh trong cả nước. Điều này tạo cơ hội cho các địa phương XNK hàng hóa , thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước.

Thúc đẩy quá trình đô thị hoá các vùng biên giới hình thành những khu tập trung dân cư, tạo việc làm, tăng thu nhập dân cư và củng cố quốc phòng tại tỉnh biên giới

Cùng với các hình thức hoạt động buôn bán là quá trình đô thị hoá diễn ra từng ngày, từng giờ tại các KKTCK. Với sự hỗ trợ đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, một số KKTCK đã trở thành điểm sáng trên tuyến biên giới, hình thành một số đô thị biên giới như Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai. Những đô thị này đã tạo điều kiện phát triển giao lưu kinh tế, cải thiện hình ảnh Việt Nam và nâng cao vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư khu vực biên giới.

Thực tiễn cho thấy, chỉ một vài năm sau khi thực hiện chính sách mở cửa và bình thường hoá quan hệ Việt - Trung, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các tỉnh vùng biên, đặc biệt là các đô thị đã thay da đổi thịt. Mức tăng GDP bình quân của các tỉnh này đều trên dưới 10%/năm, riêng tỉnh Lào Cai từ khoảng 12 - 13%. Các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng cũng là các tỉnh vùng biên có tốc độ phát triển nhanh nhờ vào hoạt động buôn bán biên giới, mà trong đó các trung tâm thương mại đô thị biên giới như Đồng Đăng, Lào Cai, Trà Lĩnh đóng vai trò chủ đạo...

Hạ tầng cơ sở của các đô thị vùng biên từng bước được hiện đại hoá, bộ mặt đô thị cũng được thay đổi nhanh chóng, nhà cửa được quy hoạch theo trật tự, đô thị mọc lên san sát, hầu hết là loại nhà 3, 4 tầng; toàn bộ dân cư đô thị và trên 60% dân cư vùng nông thôn đã có điện thắp sáng và có hệ thống nước hợp vệ sinh để sử dụng. Những khu vực như Cốc Lếu, thành phố Lào Cai (thuộc tỉnh Lào Cai); Trà Lĩnh, thị xã Cao Bằng (thuộc tỉnh Cao Bằng), Đồng Đăng, Kỳ Lừa (thuộc tỉnh Lạng Sơn), mặc dù ở xa trung tâm Hà Nội và thuộc khu vực đô thị ven biên, nhưng hệ thống viễn thông đã được nối mạng quốc tế; hệ thống giao thông không những được nâng cấp trong phạm vi nội địa mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế. Cầu Hồ Kiều, Kim Thành nối thành phố Lào Cai (Lào Cai) với thị trấn Hà Khẩu (Vân Nam),

Hầu hết các khu vực của KKTCK Lào Cai (Lào Cai), KKTCK Đồng Đăng (Lạng Sơn), KKTCK Trà Lĩnh (Cao Bằng)... đã hội đủ các điều kiện để được coi là đô thị.

Ở một số vùng biên khác, như Đồng Đăng Lạng Sơn và Lào Cai, tuy tốc độ đô thị hoá diễn ra chưa mạnh như Móng Cái nhưng so với những khu vực đô thị nội địa thì tốc độ đô thị hoá ở đây diễn ra cũng khá sôi động và trở thành điểm trung chuyển hàng hoá quan trọng trong hệ thống đô thị thương mại liên hoàn: Đồng Đăng - Kỳ

Lừa (Lạng Sơn, Việt Nam ) - Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) ; Lào Cai (thuộc tỉnh Lào Cai, Việt Nam ) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc).

Nhìn chung, ba trung tâm đô thị vùng biên Móng Cái, Đồng Đăng, Lào Cai trở thành 3 cửa ngõ vùng biên quan trọng không những trong quan hệ thương mại giữa hai nước mà còn là những điểm hẹn của bạn bè quốc tế qua cửa khẩu biên giới của cả hai nước Việt - Trung.

Quá trình phát triển kinh tế tại các KKTCK đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh biên giới liên tục trên 10%, đời sống nhân dân trên địa bàn được nâng lên rõ nét, số người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo tài liệu điều tra thực địa, tính đến hết năm 2010 trên địa bàn KKTCK Móng Cái, Lạng Sơn và Lào Cai có tới hàng ngàn hộ có tiền tỷ và có từ 1 - 3 ô tô. Phần lớn các hộ này là nhờ có các hoạt động buôn bán, kinh doanh tại KKTCK và thông qua hoạt động kinh doanh qua biên giới. Thông qua quá trình phát triển kinh tế tại KKTCK đã thu hút được dân cư các địa bàn khác đến làm ăn sinh sống, ngăn chặn được tình trạng rời bỏ biên giới; dân số và lao động làm việc tại các KKTCK tăng lên; nhân dân có điều kiện nắm bắt và hiểu biết hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với khu vực biên giới; đồng thời cũng đã đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng lực cũng như tăng cường trang thiết bị cho các lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng…góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng; giữ gìn biên giới.

Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc thông qua quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và du lịch

Không chỉ hoạt động thương mại, việc phát triển các KKTCK đã thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Trung

Quốc, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (15 dự án), Lạng Sơn (10 dự án), Hà Giang (3 dự án)…Thông qua phát triển kinh tế tại các KKTCK, hoạt động du lịch tham quan, đi lại của dân cư, bao gồm cả các tỉnh vùng biên giới cũng như nhân dân hai nước ngày càng tăng lên, người dân tại các KKTCK đã có nhiều cơ hội tiếp xúc

với cơ chế thị trường, với giao lưu quốc tế và được thụ hưởng nhiều kết quả trực tiếp từ phát triển kinh tế tại các KKTCK.

b.Tác động tiêu cực

Giao lưu kinh tế lấy cửa khẩu biên giới làm nòng cốt có bước phát triển, song vẫn chưa mạnh, chưa xứng với tiềm năng của các KKTCK biên giới, dễ bị áp đảo, ảnh hưởng của các nước láng giềng về cơ cấu XNK, nhất là Trung Quốc.

Nhập siêu của Việt Nam có xu thế tăng: Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc và Bộ Công thương Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam luôn ở tình trạng nhập siêu và mức nhập siêu không ngừng tăng lên, nhất là sau năm 2007, mức nhập siêu của Việt Nam tăng mạnh. Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy: Năm 2007 Việt Nam nhập khẩu 11,9 tỷ USD, xuất khẩu 3,215 tỷ USD, nhập siêu 8,685 tỷ USD; năm 2008 Việt Nam nhập khẩu 15,12 tỷ USD, xuất khẩu 4,34 tỷ USD, nhập siêu 10,78 tỷ USD; năm 2009 Việt Nam nhập khẩu 16,3 tỷ USD, xuất khẩu 4,747 tỷ USD, nhập siêu 11,554 tỷ USD [6].

- Tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại, tư thương lợi dụng chính sách ưu đãi để thu gom hàng miễn thuế đưa vào nội địa,… tuy đã được ngăn chặn nhưng do những yếu kém trong vấn đề tổ chức quản lý, phối hợp các lực lượng tổ chức quản lý KKTCK và bất cập về chính sách nên vẫn còn trầm trọng: Theo Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2009, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 78.307 vụ vi phạm pháp luật (tăng 17% so với 6 tháng đầu năm 2008), tổng số thu là 1.137 tỉ đồng (tăng 8,4% so với 6 tháng đầu năm 2008) trong đó xử phạt hành chính 273 tỉ đồng, phạt và truy thu thuế 421 tỉ đồng, trị giá hàng tịnh thu 443 tỉ đồng. Trong tổng số các vụ vi phạm bị xử lý, những nhóm mặt hàng như xăng dầu, vải, quần áo, thuốc lá, rượu, gỗ, đường, phân bón, trứng gia cầm, điện thoại và ôtô… chiếm tỉ lệ không nhỏ. Nhiều vụ việc nổi lên gây chú ý dư luận. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của các KKTCK.

Các KKTCK chưa có sự kết nối tạo thành sức mạnh tổng hợp; việc quy hoạch các KKTCK chưa gắn với tầm nhìn phát triển đô thị hiện đại nên còn gây hậu quả về môi trường, khai thác tài nguyên lãng phí.

Nhiều KKTCK được triển khai xây dựng trong cùng một thời gian, nguồn vốn hạn hẹp dẫn đến đầu tư dàn trải, phân tán nguồn lực và chưa tính kỹ đến đặc thù

của các địa phương. Việc ban hành các cơ chế, chính sách cho các KKTCK tập trung vào các nội dung ưu đãi hơn là xây dựng một cấu trúc thể chế tổng thể hiện đại, điều này làm giảm vai trò của KKTCK trong việc thúc đẩy liên kết vùng, thúc đẩy phát triển chung cả nước. Quy hoạch phát triển các KKTCK không dựa trên một hệ thống tiêu chí thống nhất.

Tóm lại, mặc dù đã có sự phát triển về hoạt động thương mại trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2006-2013, nhưng sự phát triển kinh tế tại các KKTCK Đông Bắc Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc còn chưa phát huy được thế mạnh trong phát triển kinh tế của Việt Nam, chưa khai thác được tiềm năng thị trường Trung Quốc, hoạt động mới dừng lại ở trình độ “Giao hàng” mà chưa thực sự trở thành các địa bàn “Giao lưu thương mại”.

c. Các tác động đối với KKTCK cụ thể * Khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn

Với vị trí thuận lợi, giao thông phát triển và có hệ thống các cửa khẩu giáp với Trung Quốc, Lạng Sơn trở thành cửa ngõ thông thương quan trọng cho trao đổi hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trong thời kì kinh tế hội nhập, Lạng Sơn luôn xác định rõ phát triển thương mại biên giới với Quảng Tây (Trung Quốc) là kinh tế động lực, thúc đẩy kinh tế Lạng Sơn phát triển.

- Tác động đối với kinh tế

Từ năm 1986 tỉnh Lạng Sơn đã cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên tinh thần đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Lạng Sơn đã quán triệt và triển khai đường lối chính sách đổi mới được cụ thể hóa trong văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X (1996), khóa XI (1991), khóa XII (1996)…với mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là ổn định tình hình kinh tế - xã hội, giải phóng các năng lực sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh địa phương thúc đẩy sản xuất phát triển từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong phát triển cửa khẩu. Thực hiện chủ trương đường lối phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn nói chung và KKTCK nói riêng đã tạo nên một bước ngoặt mới đầy năng động và khởi sắc, xứng đáng với vị trí kinh tế nơi địa đầu của Tổ quốc.

+ Góp phần vào tăng trưởng kinh của tỉnh, KKTCK ra đời và phát triển đã phát huy vai trò to lớn trong việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Nó không chỉ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh Lạng Sơn. Nhất là từ năm 1997 với sự ra đời của KKTCK thì thế mạnh KTCK đã thực sự được khai thác và phát huy hiệu quả, kinh tế trong địa bàn KKTCK phát triển ở mức cao. Tổng sản phẩm nội tỉnh GDP Lạng Sơn bình quân hàng năm thời kì 2001 – 2010 tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 10,9% (cao hơn mức trung bình cả nước: 7,26%).[22].

Riêng trong vòng 5 năm (2005 – 2009) tổng giá trị GDP tăng 1,8 lần (từ 1338,9 tỷ đồng lên 2457,4 tỉ đồng). Trong đó KKTCK luôn đóng góp 30% vào tồng GDP của tỉnh trong suốt những năm 2005 – 2007, trong hai năm 2008 – 2009 do tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 69 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)