Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Mục tiêu phát triển

- Xây dựng khu KTCK trở thành trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ của vùng Đông Bắc đầu mối hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Nịnh, Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam và Hà Nội – Móng Cái – Phòng Thành.

- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh, và Hà Nội – Hải Phòng – Lạng Sơn – Nam Ninh, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ.

- Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí, kinh tế, chính trị trong giao thương cũng như các nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Bắc, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển của khu vực này với khu vực khác.

- Phát triển các khu KTCK gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư, nông thôn biên giới và gắn với bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới Việt – Trung.

- Tập trung giải quyết việc là cho người lao động và đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

- Xây dựng khu KTCK trên các khu vực biên giới trở thành vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ biên giới vùng Đông Bắc với Trung Quốc đạt 20 – 30 tỷ USD.

3.2. Định hƣớng phát triển KKTCK vùng Đông Bắc đến năm 2020

- Phát triển Đông Bắc phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với đồng bằng Sông Hồng và Tây Bắc, tận dụng cơ hội để hòa nhập vào sự phát triển của vùng phát triển kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Với vị trí đầu nguồn cho nên mọi sự phát triển của vùng cán bộ, công chức phải được đặt trong mối quan hệ hữu cơ, nhất là về mặt tự nhiên với đồng bằng Sông Hồng để đảm bảo cân bằng về tự nhiên, môi trường trên quy mô vùng lớn, nhất là trong các hoạt động thủy văn, bảo vệ nguồn nước.

- Đồng bằng Sông Hồng đất chật, người đông, quỹ đất dành trong nông nghiệp có hạn trong đó nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp rất lớn cũng như nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp; do đó sự bố chí cơ cấu kinh tế cần phải tính tới yêu cầu đó.

- Nằm trong tổng thể tự nhiên của miền núi Bắc Bộ, sự đan xen về các điều kiện khí hậu, phát triển lâm nghiệp, khai thác các dòng sông…cho nên các phương án phát triển của Đông Bắc phải gắn chặt chẽ với Tây Bắc. Đồng thời trong chiến lược an ninh, quốc phòng, mở rộng thương mại biên giới thì Đông Bắc cũng cần phải phối hợp chặt chẽ với Tây Bắc.

Đông Bắc đang ở điểm xuất phát thấp, muốn phối hợp và hoàn nhập với sự phát triển chung của đồng bằng Sông Hồng và phái Tây Nam Trung Quốc để tránh những tụt hậu và thua kem thì cần phát triển nhanh, đồng thời phát triển bền vững.

- Bảo đảm hài hòa giữa phát triển công nghiệp và nông lâm nghiệp, trước hết cần phải chú trọng vào các ngành công nhiệp làm tăng giá trị nông – lâm sản không gây tổn hại đến môi trường.

- Phát triển những ngành công nghiệp khai thác sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản.

- Lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở kết hợp nông – lâm nghiệp, đảm bảo nền kinh tế phát triển có gia tốc, tức là bố trí tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái.

Xây dựng cơ cấu kinh tế theo nguyên tắc linh hoạt, có hiệu quả, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đồng thời theo hướng đa dạng hóa và khai thác hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng của các thành phần kinh tế.

- Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường làm tiêu chuẩn.

- Huy động mọi nguồn lực, mọi lực tiềm ẩn vào quá trình tăng trưởng kinh tế. - Đa dạng hóa các thành phần kinh tế phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực, từng khâu, từng địa bàn lãnh thổ, trong đó kinh Nhà nước là chỉ đạo.

Quy hoạch phát triển vùng Đông Bắc phải rất coi trọng kết hợp giữa trước mắt và lâu dài, yêu cầu hiệu quả bền vững.

- Kết hợp giữa đầu tư phát triển trọng điểm, tạo đột phá và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển tự lực của mỗi lãnh thổ.

- Kết hợp giữa công nghiệp qui mô nhỏ, vừa và lớn, ưu tiên qui mô nhỏ và vừa. - Kết hợp giữa các trình độ công nghệ khác nhau, phổ biến là công nghiệp trung bình, tranh thủ công nghiệp tiên tiến và hiện đại.

- Kết hợp phát triển cây ngắn ngày, cây dài ngày kết hợp giữa trồng rừng nguyên liệu và phát triển cây nông nghiệp hàng năm và chăn nuôi, thủy hải sản để đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cần thiết và nguồn thu nhập thường xuyên được nâng lên cho người lao động, tạo ra sự ổn định cần thiết cho quá trình phát triển. - Khai thác hợp lí nhất hệ sinh thái lâm nghiệp có tính tới triển vọng của tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng rừng và khai thác, chế biến lâm sản.

- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Bên cạnh việc phát triển những địa bàn, những khâu đột phá, để tạo gia tốc tăng trưởng kinh tế, cần phấn đấu đạt mức tương đối cao về bình quân hưởng thụ y tế, giáo dục, văn hóa, các dịch vụ thông tin, các chính sách xã hội, để giảm bớt chênh lệch về mặt này với các vùng khác trong nước.

- Tùy từng giai đoạn, một số lĩnh vực xã hội được ưu tiên hơn đặc biệt là việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển dân trí, xóa đói giảm nghèo, rất chú ý việc thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc.

- Lợi ích kinh tế phải được giải quyết hài hòa với giữ gìn môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững. Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng

- Bố trí các khu công nghiệp, các cửa ra – vào, các tuyến hành lang có sự cân nhắc và kết hợp chặt chẽ với đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Bố trí cơ sở kinh tế, các vùng cây lâu năm ở dải hành lang biên giới càn kết hợp với hình thành mạng lưới dân cư đảm bảo an ninh quốc gia. Đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân là điều kiện quyết định, cần coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để đảm bảo và tăng cường an ninh quốc phòng.

- Phát triển du lịch, khai thác hải sản kết hợp với các lực lượng bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia cả trên đất liền, trên biển, trên hải đảo.

Với phương hướng phát triển như trên, có thể dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế tại các KTTCK Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc như sau:

Bảng 3.1: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của các KKTCK biên giới Việt - Trung đến năm 2020

Chỉ tiêu 2006 2010 2020

1. Kim ngạch XNK (triệu USD) 2.102 10.000 25.000 - Xuất khẩu (triệu USD) 1.076 4.000 10.000 - Nhập khẩu (triệu USD) 1.026 6.000 15.000 2. Người XNC (nghìn lượt người) 423 600 1.000 - Xuất cảnh (nghìn lượt người) 83 120 250 - Nhập cảnh (nghìn lượt người) 340 480 750 3. Tỷ trọng gia công thương mại, sản xuất công nghiệp

KKTCK/giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (%) 30

4. Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng) 4.929 7.782 22.275 Trong đó vốn ĐTNN (triệu USD) 59 390 1.156 5. Tổng đầu tư/KKTCK (tỷ đồng) 616 778 2.228 6. Thu ngân sách (tỷ đồng) 4.648 7.723 16.275 Trong đó thuế XNK (tỷ đồng) 1.258 2.300 5.100 % thuế XNK/Thu NS 27 30 31 7. Thu Ngân sách/người (triệu đồng) 32,4 42,7 72,5

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013)

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển KKTCK vùng Đông Bắc Việt Nam Việt Nam

3.3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch không gian lãnh thổ kinh tế -xã hội các khu kinh tế cửa khẩu biên giới khu kinh tế cửa khẩu biên giới

Việc hoàn thiện quy hoạch không gian của mỗi KKTCK là điều kiện để nghiên cứu đề xuất các chính sách thích hợp cũng như tổ chức thực hiện tốt các chính sách mà Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư vào KKTCK.

Đối với các KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, từ nay đến 2020, trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, tiếp tục xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài của KKTCK đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với KKTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn gồm thành phố Lạng Sơn, Thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã: Thụy Hùng, Phú Xá, Hồng Phong, Tân Liên, Song Giáp, một phần Bình Trung của huyện Cao Lộc; xã Tân Thanh, Tân Mỹ của huyện Văn Lãng, một phần xã Vân Anh của huyện Chi Lăng; xã Đồng Giáp huyện Văn Quan. Diện tích toàn khu là 39.400 ha; dự kiến đến năm 2020, dân số trong KKTCK là 200.000 người, tỷ lệ đô thị hóa

khoảng 70%, tổng số lao động khoảng 150.000 người, chiếm khoảng 60% dân số, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khoảng 85%.

KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu quốc gia và các cặp chợ biên giới. Hướng phát triển là xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn trở thành KKT tổng hợp, trong đó khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng (khu phi thuế quan, khu công nghiệp, cửa khẩu quốc tế,..) giữ vai trò chủ đạo, kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, các ngành kinh tế khác và phát triển khu đô thị.KKTCK Đồng Đăng, Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế với xã hội, quốc phòng an ninh, có khu phi thuế quan và khu thuế quan; trong đó mũi nhọn là phát triển KTCK.

Thứ hai, đối với KKTCK tỉnh Lào Cai

KKTCK Lào Cai bao gồm toàn bộ diện tích của thị xã Lào Cai cũ (phường Lào Cai, phường Phố Mới, phường Duyên Hải, phường Cốc Lếu, phường Kim Tân, xã Vạn Hoà, xã Đồng Tuyển); toàn bộ xã Mường Khương huyện Mường Khương và thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng với tổng diện tích là 7.971,8 ha. Dự kiến đến năm 2020, dân số trong KKTCK là 120.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng trên 60%, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ khoảng 85%.

Được quy hoạch chi tiết cho 6 khu chức năng: Một là, khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai với chức năng thực hiện các thủ tục hải quan và kiểm hoá. Hai là, khu Phố

Mới - Vạn Hoà với chức năng chuyên trở hàng hoá bằng đường sắt, bãi hàng, bến xe, cụm công nghiệp và cảng cạn ICD. Ba là, khu vực phường Duyên Hải và xã Đồng Tuyển thực hiện chức năng Khu thương mại – công nghiệp, cụm công nghiệp và là hạt nhân của Khu hợp tác kinh tế biên giới. Bốn là, khu vực phường Kim Tân với chức năng là trung tâm chính trị, văn hoá, thể thao và du lịch của tỉnh và thành phố Lào Cai. Năm là, khu vực phường Cốc Lếu với chức năng là trung tâm các hoạt động thương mại. Sáu là, khu vực xã Mường Khương, huyện Mường Khương được gắn với trung tâm huyện lỵ Mường Khương.

Thứ ba, đối với các KTTCK của tỉnh Cao Bằng

KKTCK của tỉnh Cao Bằng bao gồm địa phận xã Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang; tổng diện tích 7.780 ha, dân số đến 2020 khoảng 25.000 người.

Hướng đầu tư tại cửa khẩu Tà Lùng: chợ cửa khẩu; xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư thị trấn Tà Lùng; cấp điện; cấp nước; đầu tư các tuyến giao thông và các công trình khác tại KKTCK.

Đầu tư tại KKTCK Sóc Giang: đường cửa khẩu Sóc Giang (đoạn từ ngã ba Đôn Chương đến cửa khẩu Sóc Giang); các công trình hạ tầng theo quy hoạch. Đầu tư tại KKTCK Trà Lĩnh: đường 205 (đoạn từ ngã ba Mã Phục đến cửa khẩu Trà Lĩnh); các công trình hạ tầng theo quy hoạch;

Thứ tư, đối với KKTCK Thanh Thuỷ, Hà Giang

Diện tích KKTCK Thanh Thủy đến năm 2020 dự kiến là 28.781 ha, dân số khoảng 30.000 người. Phát triển KTCK gắn với đô thị tỉnh lỵ Hà Giang.

Hướng phát triển là nâng cấp cửa khẩu Thanh Thuỷ lên cửa khẩu quốc tế. Đầu tư xây dựng hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cửa khẩu với các hạng mục như: Trạm kiểm soát liên ngành, trung tâm thương mại, kè bảo vệ bờ đê sông Lô, hệ thống kho, bãi lưu giữa hàng hoá,... trụ sở làm việc trạm

kiểm định động thực vật, trạm kiểm dịch y tế, Trạm biên phòng cửa khẩu, trụ sở BQL KKTCK Thanh Thuỷ.

Đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên lạc, hạ tầng công nghệ thông tin, internet, các dịch vụ công cộng khác phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế cửa khẩu. Quy hoạch phát triển vùng đệm về sản xuất hàng hoá của tỉnh phục vụ xuất khẩu như: vùng sản xuất chế biến chè, khai thác chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản,

gia công lắp ráp... Liên kết phát triển các tour du lịch tuyến Hà Giang - Côn Minh - Vân Nam (Trung Quốc).

Cuối cùng, trong các KKTCK trên đây cần có sự ưu tiên đầu tư cho các KKTCK có vị trí tầm quan trọng là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như KKTCK Lào Cai và Lạng Sơn.

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các khu kinh tế cửa khẩu kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, về chính sách xuất nhập khẩu

Cần xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu qua biên giới có tính lâu dài ổn định, trong đó phải xây dựng chính sách mặt hàng và cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng khu vực. Trước mắt, triển khai quy chế buôn bán qua biên giới, quy chế buôn bán qua biên giới và quy chế tổ chức quản lý và hoạt động buôn bán trên toàn tuyến phù hợp với từng khu vực.

Tại khu vực biên giới là điểm mấu chốt quyết định phần lớn giao lưu kinh tế, do vậy cần thực hiện theo hướng: thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp lớn, khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn để xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu cấp thiết.

Để phát triển giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, một mặt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia buôn bán, mặt khác cần phải tổ chức các doanh nghiệp mạnh có tầm cỡ quốc gia để giữ thế chủ động trong việc buôn bán.

Về xuất khẩu: khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, ưu tiên các sản phẩm qua chế biến, hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, quý hiếm. Đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu dịch vụ như: vận tải, du lịch, kho ngoại quan, dịch vụ cảng…

Về nhập khẩu: cần nhập khẩu các thiết bị đồng bộ, với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ nguồn. Tăng cường nhập khẩu các nguyên liệu cần cho sản xuất trong nước, nhất là phục vụ cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và công nghệ chế biến.

Các giải pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại: Cần có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)