Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 95 - 98)

6. Bố cục của luận văn

3.3.4. Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu tư và đa dạng hóa nguồn vốn

đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, về tăng cường công tác xúc tiến đầu tư

Ban quản lý các KKTCK, chính quyền địa phương và các trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan phối hợp vận động xúc

tiến đầu tư. Các Ban quản lý KKTCK có sự phối hợp và phân công luân phiên chủ trì xúc tiến đầu tư vào KKTCK. Phối hợp với các Bộ ngành xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và quy chế thực hiện.

Công tác xúc tiến đầu tư vào các KKTCK cần tập trung làm nổi bật hình ảnh hấp dẫn của các KKTCK, trên cơ sở quảng bá, giới thiệu gắn liền với kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các KKTCK, tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu chức năng trong KKTCK.

Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vận động xúc tiến đầu tư.

Các Ban quản lý chính quyền địa phương có KKTCK tăng cường công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trường đầu tư, chính sách của các nước, các tập đoàn và công ty lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu luật pháp, chính sách, biện pháp thu hút đầu tư của các nước trong khu vực để kịp thời có đối sách thích hợp.

Các Ban quản lý KKTCK phối hợp với chính quyền địa phương, quân đội, công an làm tốt công tác quy hoạch các cụm, tuyến dân cư trong KKTCK, đảm bảo việc thực hiện tốt công tác sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, vừa thuận lợi cho việc tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh biên giới vừa tăng cường công tác bảo vệ vành đai biên giới tại các KKTCK.

Thứ hai, về đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển KKTCK

Tư tưởng chung về chính sách đầu tư trong những năm tới là: giảm tối đa sự tham gia của nhà nước vào những lĩnh vực trong nền kinh tế nói chung và trong đầu tư từ ngân sách vào các KKTCK nói riêng. Nhà nước cần tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng cho các thành phần kinh tế khác có thể gánh vác được thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực như vốn (tín dụng), đất đai, công nghệ, thông tin qua các hình thức giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp...; đẩy mạnh thu hút các tập đoàn đa quốc gia, các nhà đầu tư nắm giữ bí quyết công nghệ cao, khuyến khích các công ty nước ngoài tập trung đầu tư vào phát triển xây dựng các KKTCK.

Từ đó, đối với Nhà nước trung ương cần: thống nhất quan điểm coi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là chỉ là nguồn vốn "mồi" để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư phát triển KKTCK. Ngân sách trung ương hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKTCK theo cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương như cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo Quyết định 183/2004/QĐ -TTg ngày 19 tháng 10 năm 2004 và tương đương đối với các KKT ven biển trong thời kỳ từ nay đến năm 2015.

Nghiên cứu hình thành một chương trình phát triển có mục tiêu, đầu tư có trọng điểm phát triển KKTCK. Một số KKTCK có điều kiện giao thông và hạ tầng cơ sở đã được đầu tư và đã có bước phát triển khá, trong giai đoạn tới cần xây dựng các KKTCK này phát triển nhanh và cao hơn các khu khác ở biên giới, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo điều kiện để thu hút đầu tư, liên kết chặt chẽ với hậu phương nội địa, đẩy mạnh giao thương với các nước láng giềng... Chính vì vậy, từ nay đến năm 2015 các KKTCK này nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển có trọng điểm để tạo bức phá lớn so với các KKTCK khác, nhằm nâng cao vị trí, vai trò đầu mối giao thương quốc tế của các KKTCK này. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, nâng cao chất lượng giao thông vận tải trên cơ sở cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, đường sắt, đường ô tô, đường thuỷ và đường hàng không, hiện đại hoá phương tiện và hình thức vận tải...

Đối với các KKTCK đã hình thành và đang trong giai đoạn xây dựng kết cấu hạ tầng, bước đầu kinh doanh phát triển thương mại, ngoài phần hỗ trợ nguồn vốn đầu tư "mồi", nhà nước cần phân cấp mạnh mẽ về quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương đầu tư trên cơ sở ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù và chính sách phát triển KKTCK chung của cả nước và huy động, kêu gọi các thành phần kinh tế của doanh nghiệp, dân doanh trong và ngoài nước đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài các khu chức năng của KKTCK; trong đó có phân kỳ đầu tư, xác định danh mục ưu tiên trên cơ sở tính toán kỹ trong tổng thể cân đối chung của nền kinh tế quốc gia đối với nhu cầu hỗ trợ vốn đầu tư của ngân sách nhà nước và coi vốn đầu tư từ ngân sách chỉ mang tính chất "mồi".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)