Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 84 - 87)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Quan điểm phát triển

Xuất phát từ vị trí, vai trò thực trạng phát triển khu KTCK vùng Đông Bắc hiện nay, từ xu hướng vận động và phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế quan điểm chung những năm tới là “ Phát triển các khu KTCK biên vùng Đông Bắc thực sự trở thành địa bàn (vùng lãnh thổ) có sự phối hợp tối ưu nhất các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng và giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước biên giới nói chung và Trung Quốc nói riêng”. Các quan điểm này được cụ thể như sau:

Thứ nhất, phát triển khu KTCK vùng Đông Bắc trong những năm tới theo hƣớng xây dựng các khu KTCK thành các đô thị thƣơng mại dịch vụ ven biên giới. Quan điểm này xuất phát từ:

- Về mặt lý thuyết, sự phát triển các trung tâm thương mại bao giờ cũng dẫn đến hình thành các đô thị.

- Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy các cửa khẩu Trung Quốc giáp Việt Nam đều phát triển thành các đô thị.

- Thực tiễn tại khu KTCK Cao Bằng, Đồng Đăng, Lào Cai cho ta thấy, đây đang trở thành các đô thị có tầm vóc của các địa phương. Chẳng hạn với quyết định số 99/2009/QĐ – TTg ngày 29/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 thấy được phát triển theo hướng thành các đô thị biên giới là thích đáng.

- Xây dựng phát triển các khu KTCK trở thành các khu kinh tế tổng hợp đa ngành, các trung tâm thương mại, dịch vụ của các tỉnh miền núi phía Bắc với các đầu mối quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Ninh, Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam và Hà Nội – Móng Cái – Hà Thành; cầu nối quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, giữa Việt Nam với Trung Quốc, các nước ASEAN với các nước Đông Bắc Á [6].

- Phát triển khu KTCK gắn với việc hình thành hệ thống các đô thị, điểm dân cư nông thôn biên giới, và gắn với bố trí và sắp xếp ổn định dân cư các xã biên giới vùng Đông Bắc.

- Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí kinh tế và vị thế của từng khu KTCK trong phát triển giao thương, dịch vụ quốc tế trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân cư của các tỉnh có khu KTCK.

- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển kinh tê Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh và Hải Phòng – Hà Nội – Lạng Sơn – Nam Định, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ.

Thứ hai, phát triển khu KTCK hướng vào đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc các ngành nghề, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Trung Quốc phát triển nhanh ổn định là một cơ hội đối với Việt Nam. Vì với một thị trường rộng lớn, nhu cầu về nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như: khoáng sản, nông sản, vị trí địa lí thuận lợi, quan hệ hợp tác hai bên đang ở vào thời kì được đẩy mạnh, thị trường Trung Quốc trong tương lai là nơi tập trung của các công ty hàng đầu thế giới…Các yếu tố này sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam với tư cách là nước láng giềng nhỏ hơn và có trình độ phát triển thấp hơn. Tuy nhiên, thách thức cạnh tranh cũng sẽ rất lớn, Việt Nam phải thay đổi, phải nhanh chóng lớn mạnh mới tận dụng được cơ hội này.

- Việt Nam cần tận dụng lợi thế với vị trí địa kinh tế để phát triển các loại hình khác nhau như vận tải quá cảnh, du lịch, thu hút FDI. Một thực tế trong thời gan tới, hàng hóa và dịch vụ Việt Nam rất khó xâm nhập vào thị trường khu vực phát triển của Trung Quốc chủ yếu là quan hệ thương mại Việt Nam với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc.

Thứ ba, phát triển khu KTCK vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc cần lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng, tính toán đầy đủ ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, sao cho các bên tham gia đều được hưởng lợi từ phát triển KTCK và khu KTCK.

- Trong quan hệ với Trung Quốc nói chung, các tỉnh biên giới của Trung Quốc giáp với Việt Nam nói riêng, cần tính đến lợi ích tổng thể để có sự phối hợp hành động. Chạy theo lợi ích ngắn hạn, cục bộ sẽ bị thiệt thòi với Trung Quốc ở vào vị thế bị động đánh mất cơ hội.

- Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn. Các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Trung Quốc là các nhóm hàng có nguồn gốc tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nông sản, thủy sản. Nhiều mặt hàng thuộc quản lý Nhà nước, các nhóm hàng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và rất dễ biến động.

Thứ tư, phát triển khu KTCK vùng Đông Bắc phải có tầm nhìn dài hạn, có thứ tự ưu tiên theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia.

Trung Quốc có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, có năng lực cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam, vì vậy cần coi Trung Quốc là một thị trường hơn là đối thủ cạnh tranh, từ đó tranh thủ sự phát triển và đặc thù thị trường để hợp tác kinh tế thương mại. Những lợi thế của Việt Nam về địa kinh tế và chính trị cần được tận dụng triệt để. hợp tác thay cho cạnh tranh, đối đầu, phòng thủ.

Thứ năm, phát triển khu KTCK vùng Đông Bắc trên cơ sở đảm bảo an ninh quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, bảo vệ môi trường.

Trong hoạt động kinh doanh thương mại với Trung Quốc, buôn bán tiểu ngạch qua biên giới tuy đang mang lại lợi ích kinh tế rất rõ rệt, nhưng đây là hình thức thương mại cấp thiết trong thương mại quốc tế, thiếu tính ổn định và chứa đựng trong đó những yếu tố của kinh tế ngầm, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng bất lợi đối với an ninh xã hội. Nạn buôn lậu hàng hóa làm tràn ngập thị trường những hàng kém chất lượng, hàng độc hại, thậm chí cả những ma túy tinh chế…gây thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói riêng, và từ đó có khả năng đưa đến sự bất ổn cho an ninh quốc gia…đó là những hành vi cần ngăn chặn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)