Tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 93 - 95)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh tại các khu

kinh tế cửa khẩu

Thứ nhất, về chính sách xuất nhập khẩu

Cần xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu qua biên giới có tính lâu dài ổn định, trong đó phải xây dựng chính sách mặt hàng và cơ cấu xuất nhập khẩu phù hợp với từng khu vực. Trước mắt, triển khai quy chế buôn bán qua biên giới, quy chế buôn bán qua biên giới và quy chế tổ chức quản lý và hoạt động buôn bán trên toàn tuyến phù hợp với từng khu vực.

Tại khu vực biên giới là điểm mấu chốt quyết định phần lớn giao lưu kinh tế, do vậy cần thực hiện theo hướng: thiết lập quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp lớn, khai thác thế mạnh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn để xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh và nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu cấp thiết.

Để phát triển giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, một mặt khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia buôn bán, mặt khác cần phải tổ chức các doanh nghiệp mạnh có tầm cỡ quốc gia để giữ thế chủ động trong việc buôn bán.

Về xuất khẩu: khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng tham gia, ưu tiên các sản phẩm qua chế biến, hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, hàng thủ công mỹ nghệ; hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, quý hiếm. Đẩy mạnh các hình thức xuất khẩu dịch vụ như: vận tải, du lịch, kho ngoại quan, dịch vụ cảng…

Về nhập khẩu: cần nhập khẩu các thiết bị đồng bộ, với kỹ thuật tiên tiến và công nghệ nguồn. Tăng cường nhập khẩu các nguyên liệu cần cho sản xuất trong nước, nhất là phục vụ cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và công nghệ chế biến.

Các giải pháp về chống buôn lậu và gian lận thương mại: Cần có những biện pháp ngăn chặn nạn buôn lậu và gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước,

làm lành mạnh hoá quan hệ trao đổi giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Trước mắt, cần tập trung vào các biện pháp cơ bản sau:

- Phối hợp chống buôn lậu giữa các ngành, Bộ Công thương là cơ quan chủ trì (chủ yếu sử dụng bộ máy của Cục Quản lý thị trường) làm đầu mối thực hiện các nội dung phối hợp gồm: rà soát, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác tổ chức, thực hiện đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại; phối hợp trong việc trao đổi thông tin nghiệp vụ; xử lý vi phạm; phối hợp trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; phối hợp để kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong nội bộ các lực lượng có chức năng chống buôn lậu.

- Xem xét lại hệ thống thuế và thủ tục Hải quan, khắc phục những bất hợp lý trong chính sách thuế và các kẽ hở trong chính sách đang tạo điều kiện cho buôn lậu phát triển.

- Tổ chức tốt hơn công tác thông tin, có nhiều kênh thông tin để chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa các Chi cục, đặc biệt là trên tuyến biên giới.

- Đẩy mạnh và nghiêm túc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá, nhà nước cần quy định nghiêm các doanh nghiệp sản xuất trong nước áp dụng quy chế ghi nhãn hiệu hàng hoá.

- Việt Nam và các nước láng giềng cần thường xuyên thông báo cho nhau về những thay đổi trong các chính sách mới nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả cho phía bên kia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thua lỗ.

Thứ hai, về chính sách xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú, tạm trú ở KKTCK

Cần tổ chức thực hiện tốt các quy định như Nghị định số 29/2008/NĐ- CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như những quy định đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư, kinh doanh tại KKTCK và các thành viên gia đình của họ khi XNC để làm việc, cư trú, tạm trú tại KKTCK ở Việt Nam; các quy định vể xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú của công dân địa phương nước láng giềng có biên giới đối diện với KKTCK qua lại KKTCK; các quy định về phương tiện vận tải hàng hoá và người điều khiển phương tiện của nước láng giềng và nước thứ ba được vào KKTCK theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước

ngoài với doanh nghiệp Việt Nam; các quy định đối với chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam, có quan hệ kinh tế với đối tác nước láng giềng được phép theo hàng hoá và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá; các quy định về đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại KKTCK để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước; các quy định đối với công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có KKTCK được phép sang Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)