Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu ở vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 52 - 54)

6. Bố cục của luận văn

2.3.1. Quá trình hình thành các khu kinh tế cửa khẩu ở vùng Đông Bắc

Để khuyến khích phát triển khu vực biên giới ngày 18/9/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 675/TTg cho phép áp dụng thí điểm một sơ cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái đặt mốc cho việc hình thành và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước. Cho đến nay, cả nước có 28 KKTCK với tổng diện tích hơn 600 nghìn ha thuộc 21 trong tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền, chiếm 1,8% diện tích tự nhiên cả nước.

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, cho đến nay cơ sở pháp lí hình thành các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc đã trải qua hai giai đoạn:

- Thứ nhất, giai đoạn thí điểm (1996 – 2000 ): Giai đoạn thí điểm được bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2000 với Quyết định của thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm các cơ chế chính sách ưu đãi đối với khu KTCK theo thứ tự thời gian như sau:

+ Quyết định 675/QĐ – TTg ngày 18 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Đây là khu KTCK đầu tiên của nước ta.

+ Quyết định số 748/QĐ – TTg ngày 11 tháng 9 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn.

+ Quyết định số 100/QĐ – TTg ngày 26 tháng 5 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai.

+ Quyết định 177/1998/QĐ – TTg ngày 9 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách phát triển tại một số khu vực cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Thứ hai, giai đoạn mở rộng (từ năm 2000 đến nay): Giai đoạn mở rộng về chính sách khu KTCK được thực hiện trên cơ sở tổng kết việc thí điểm tại bốn khu KTCK và theo đó là ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ – TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách đối với khu KTCK vùng biên giới.

Trên cơ sở Quyết định 53/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, để đáp ứng yêu cầu phát triển giao lưu kinh tế - xã hội qua khu vực cửa khẩu, các tỉnh đã tổ chức nghiên cứu đề án xây dựng, điều chỉnh, phạm vi khu KTCK và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng Quyết định số 53/2001/QĐ – TTg đối với các khu KTCK như sau:

- Khu KTCK Chi Ma Lạng Sơn, với diện tích 770 ha, được thành lập theo Quyết định số 185/2001/QĐ – TTg ngày 06 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Cửa khẩu Chi Ma cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 37 km, không được biết đến nhiều như cửa khẩu Tân Thanh hay Hữu Nghị, chủ yếu là cư dân biên giới qua lại bằng giấy thông hành.

- Khu KTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn với diện tích 39.400ha, được thành lập theo Quyết định số 138/2008/QĐ – TTg ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính Phủ.

- Khu KTCK Thanh Thủy tỉnh Hà Giang được thành lập theo Quyết định số 136/2009/QĐ – TTg ngày 26 thánh 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ có diện tích là 28.781ha.

Bảng 2.7: Số KKTCK tiếp giáp với Trung Quốc ở vùng Đông Bắc đƣợc thành lập đến năm 2010 Danh mục KKTCK Diện tích (ha) Quyết định số 1. Lạng Sơn

1 Khu KTCK Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn

39.400 138/2008/QĐ-TTg ngày 14/10/2008 2 Khu KTCK Chi Ma (Lộc Bình) 770 185/2001/QĐ - TTg ngày 6/12/2001 2. Cao Bằng

3 Khu KTCK Cao Bằng (Phục Hoà, Trà

Lĩnh, Hà Quảng) 7.780

171/1998/QĐ-TTg ngày 9/9/1998

3. Hà Giang

4 Khu KTCK Thanh Thuỷ (Vị Xuyên )

28.781

184/2001/QĐ-TTg ngày 21/11/2001

4. Lào Cai

5

Khu KTCK Lào Cai (Lào Cai- Bảo Thắng

- Mường Khương) 7.971,8

100/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998; 09/2003/QĐ-TT ngày 10/01/2003

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các tỉnh được triển khai thí điểm về chính sách cửa khẩu trước đây cũng như các tỉnh được áp dụng Quyết định số 53/2001/QĐ – TTg đều tập trung vào xây dựng không gian lãnh thổ về kinh tế và dân cư tại khu KTCK. Nhờ có cách thức tiếp cận mới và tích lũy được một số kinh nghiệm trong việc xác định phạm vi, quy hoạch không gian lãnh thổ của khu kinh tế cụ thể nên có điều kiện thuận lợi để thực hiện các nội dung quyết định của thủ Tướng Chính phủ. Đây là kết quả đầu tiên và cũng là kết quả chủ yếu trong vấn đề quản lý đánh giá về thực hiện Quyết định 53/2001/QĐ – TTg.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khu kinh tế cửa khẩu ở vùng đông bắc và tác động đến sự phát triển kinh tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)