Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank chi nhánh Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 51 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank chi nhánh Sông Công

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi sau khủng hoảng và xu hướng hội nhập quốc tế, thị trường tài chính có nhiều biến động, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công đã tận dụng mọi cơ hội và nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần vào sự thành công chung của cả hệ thống Vietinbank. Điều này có thể thấy từ năm 2012 đến 2014, cơ bản các chỉ tiêu được giao Chi nhánh đều hoàn thành trên 90% kế hoạch, dư nợ cho vay và dư nợ nguồn vốn huy động hàng năm đều tăng, tỷ trọng cho vay và huy động vốn bình quân đầu người tăng. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn tồn tại một vài điểm cần lưu ý như tình hình nợ xấu, nợ XLRR giảm không đáng kể, có xu hướng tăng trong năm 2015, lợi nhuận các năm 2012 - 2015 giảm dần...

3.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2015

Theo số liệu tại Bảng 3.1 cho thấy tổng thu nhập và lợi nhuận của VietinBank chi nhánh Sông Công qua các năm 2012 - 2015 có xu hướng giảm đi. Do ảnh hưởng của khó khăn trong hoạt động đầu tư tín dụng, tăng trưởng chậm, chất lượng tín dụng chưa cải thiện, việc xử lý nợ xấu chưa đạt kết quả, một nhóm doanh nghiệp lớn ngành khai thác khoáng sản suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Tổng thu nhập năm 2013 đạt 274,86 tỷ đồng, giảm 45,39 tỷ đồng so với năm 2012. Tổng thu nhập năm 2014 đạt 244,38 tỷ đồng, giảm 30,48 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ giảm 11,1% so với năm 2013. Sang năm 2015, tổng thu nhập của chi nhánh chỉ đạt 230,74 tỷ đồng, giảm 13,64 tỷ đồng, tốc độ giảm 5,6% so với năm 2014. Điều này chủ yếu do thu nhập từ hoạt động cho vay giảm, thu từ xử lý rủi ro nợ xấu gặp khó khăn, ảnh hưởng của chính sách giảm lãi suất huy động và cho vay để bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Trong khi đó, các khoản chi phí đầu vào của chi nhánh liên quan đến huy động, điều chuyển vốn giảm chậm, chi phí dự phòng rủi ro có xu hướng tăng lên. Chính vì vậy mà trong các năm qua, lợi nhuận đều có xu hướng giảm đi, năm 2014 chỉ đạt 33,55 tỷ đồng, giảm 12,94 tỷ đồng so với năm 2013. Năm 2015, do ảnh hưởng của một nhóm doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản chuyển nợ xấu, trích lập dự phòng lớn nên lợi nhuận bị âm (-26,24 tỷ đồng), kết quả kinh doanh năm 2015 lỗ. Theo đó, lợi nhuận bình quân đầu người và tỷ suất lợi nhuận/ tổng thu nhập cũng giảm dần qua các năm.

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Vietinbank Sông Công, giai đoạn 2012 - 2015 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Tổng thu nhập 320.254 274.859 244.378 230.742 2 Tổng chi phí 261.894 228.374 210.829 256.980 Trong đó, trích DPRR 8.503 15.388 10.614 67.691 3 Lợi nhuận (đã trích DPRR) 58.360 46.485 33.549 -26.238

4 Lợi nhuận bình quân/người 822 674 473 -359

Nguồn: Vietinbank Sông Công, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2012 - 2015 3.1.4.2. Tình hình huy động nguồn vốn

Số liệu tại Bảng 3.2 cho thấy, trong những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có mức tăng trưởng khá tốt. Tổng nguồn vốn huy động năm năm 2014 đạt 1.377,95 tỷ đồng, tăng 204,59 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 17,4% so với năm 2013. Năm 2015, huy động vốn đạt 1.615,73 tỷ đồng, đã tăng 237,78 tỷ đồng, mức tăng là 17,3 % so với năm 2014. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2015 đạt 1.329,04 tỷ đồng, tăng 262,09 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 24,6% so với năm

2014. Tiền gửi từ dân cư tăng và các tổ chức kinh tế dần qua các năm cho thấy Chi nhánh đang có nguồn vốn tương đối ổn định, làm cơ sở vững chắc trong đảm bảo nguồn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy ngày càng có nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng gửi tiền vào Chi nhánh.

Tiền gửi các tổ chức cũng có tỷ lệ tăng khá qua các năm. Năm 2014, tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 311,0 tỷ đồng, tăng 110,77 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng 11,6 % so với năm 2013. Tuy nhiên, sang năm 2015 nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế có sự suy giảm nhẹ, chỉ đạt 286,69 tỷ đồng, đã giảm 24,31 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 7,8%. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 14% -24% tổng nguồn vốn, tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn (đến 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn từ 60% -78% tổng nguồn vốn qua các năm, còn tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ dưới 15% tổng nguồn vốn. Năm 2015, tiền gửi không kỳ hạn là 353,34 tỷ đồng, chiếm 21,9% tổng nguồn vốn, tiền gửi kỳ hạn ngắn hạn là 1.261,62 tỷ đồng, chiếm 77,9% tổng nguồn vốn, tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng là 775 triệu đồng, chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ 0,05% tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 3.2: Tình hình huy động nguồn vốn tại Vietinbank Sông Công, giai đoạn 2012 - 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1

Tổng nguồn vốn huy động 972.283 1.173.350 1.377.948 1.615.730

- Tiền gửi tổ chức kinh tế 160.085 217.170 311.000 286.695

- Tiền gửi dân cư 812.198 956.180 1.066.948 1.329.035

2 Nguồn vốn huy động theo loại tiền

VND 888.993 1.121.545 1.326.000 1.548.615

Ngoại tệ 51.798 51.805 51.953 67.128

3 Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

- Tiền gửi không kỳ hạn 193.940 162.553 334.635 353.337

- Tiền gửi kỳ hạn đến 12 tháng 746.333 870.248 838.557 1.261.618

- Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 32.010 140.549 204.756 775

4 Huy động vốn bình quân/người 13.694 17.005 19.408 22.133

Để đạt được những kết quả này, VietinBank chi nhánh Sông Công đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn huy động như: Khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, quảng cáo sản phẩm mới, đổi mới tác phong giao dịch, thu hút được lượng khách hàng tốt tại 05 phòng giao dịch với nhiều sản phẩm dịch vụ, nhiều chương trình khuyến mại rất hấp dẫn khi gửi tiền.

Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2012 - 2015 nhưng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chưa thực sự hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn vẫn ở mức khá cao, trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn thấp. Cơ cấu vốn huy động từ KHDN, tổ chức kinh tế trong các năm chỉ chiếm từ 17% - 22% tổng nguồn vốn huy động cả chi nhánh. Nguồn huy động ngoại tệ còn hạn chế, chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động, chưa đa dạng được nhiều loại hình khách hàng, nguồn vốn KHDN vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn của một số doanh nghiệp nhà nước, nên không mang tính ổn định lâu dài. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức trung bình, không cao, có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác trong địa bàn.

3.1.4.3. Tình hình hoạt động sử dụng vốn

Năm 2013, dư nợ cho vay vốn và đầu tư đạt 1.268,77 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2012, trong khi nợ xấu chiếm 2,2% tổng dư nợ và có xu hướng tăng lên. Tăng trưởng cho vay trong năm 2013 chủ yếu từ cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh tăng 23,8%, trong khi cho vay KHDN chỉ tăng 5% so với năm 2012. Xu hướng này phù hợp với thực tế là các doanh nghiệp đang phải gánh chịu sự đi xuống của nền kinh tế trong năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay vốn (năm 2012 là 82,7%, năm 2013 là 80,2%). Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 83,0%, cho vay trung hạn là 11,7%, cho vay dài hạn là 5,2%. Lãi suất cho vay bình quân có xu hướng giảm và tỷ trọng.

Năm 2014, với chính sách cho vay thận trọng, dư nợ cho vay vốn và đầu tư của ngân hàng đạt 1.364,63 tỷ đồng, tăng 95,96 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 7,6% so với năm 2013, trong đó nợ xấu chiếm 1,7% tổng dư nợ. Năm 2014, cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh cá thể tiếp tục có xu hướng tăng lên với

tỷ trọng là 21,1%, dư nợ cho vay KHDN giảm xuống chỉ còn 78,9%. Nợ xấu có xu hướng giảm 4,08 tỷ đồng so với năm 2013. Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn đã có xu hướng giảm đáng kể chỉ còn 72,8%, dư nợ cho vay dài hạn là 4,4%, dư nợ cho vay trung hạn có xu hướng tăng lên là 22,8% tổng dư nợ cho vay.

Bảng 3.3: Tình hình sử dụng vốn tại Vietinbank Sông Công, giai đoạn 2012-2015

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 1.179.605 1.268.774 1.364.632 1.519.710

2 Đầu tư 100.000 100.000 100.000 -

3

Dư nợ cho vay 1.079.605 1.168.774 1.264.632 1.519.710

- Ngắn hạn 900.594 970.438 920.868 926.269

- Trung hạn 100.333 137.058 287.739 402.360

- Dài hạn 78.677 61.278 56.025 191.081

4 Dư nợ cho vay KHDN 893.069 937.887 998.230 1.130.000

Dư nợ cho vay cá nhân 186.536 230.887 266.402 389.840

5

Nợ xấu 21.279 27.421 23.340 61.864

Nợ XLRR ngoại bảng 40.432 35.056 38.630 37.211

6 Doanh số mua bán ngoại tệ 599.316 647.909 1.943.052 2.482.173

7 Số dư phát hành bảo lãnh 7.107 10.334 24.367 27.581

8 Số dư phát hành thư tín dụng 75.974 76.745 81.161 -

Nguồn: Vietinbank Sông Công, "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2012 - 2015"

Năm 2015, nhờ có sự khôi phục dần của nền kinh tế, mặt bằng lãi suất ổn định và có xu hướng giảm, dư nợ cho vay vốn và đầu tư của Chi nhánh đạt khá cao là 1.519,71 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2014. Nợ xấu chiếm 4,1% tổng dư nợ, là 61,86 tỷ đồng, đã tăng mạnh 165% so với năm 2014. Năm 2015 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh về dư nợ cho vay vốn cả khách hàng doanh nghiệp (tăng 131,77 tỷ đồng, tăng 13,2%) và cho vay cá nhân, hộ kinh doanh (tăng 123,44 tỷ đồng, tăng 46,3%). Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân, hộ kinh doanh đã có thay đổi đáng kể, tăng lên là 25,6% tổng dư nợ, do có sự dịch chuyển một bộ phận khách hàng doanh

nghiệp siêu nhỏ doanh thu dưới 5 tỷ đồng/năm sang phòng bán lẻ quản lý. Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục có xu hướng giảm chỉ còn 61,0%, dư nợ cho vay trung hạn là 26,5%, dư nợ cho vay dài hạn là 12,6% tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng lên.

Đơn vị: tỷ đồng

Biểu đồ 3.1: Tình hình Dư nợ cho vay, đầu tư và nguồn vốn huy động VietinBank chi nhánh Sông Công, giai đoạn 2012 - 2015

Nguồn: Vietinbank Sông Công, "Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2012 - 2015"

Nhìn chung, tình hình dư nợ cho vay, đầu tư và nguồn vốn huy động của VietinBank Sông Công giai đoạn 2012 - 2015 có sự tăng trưởng về giá trị và khá cân đối. Tỉ lệ tăng nguồn vốn huy động duy trì ở mức cao hơn, hàng năm tăng từ 17,3% - 20,7%, dư nợ cho vay đầu tư có tỉ lệ tăng 7,6% - 11,4%. Trong giai đoạn 2014 - 2015, nguồn vốn huy động đã tăng, vượt lên dư nợ cho vay vốn và đầu tư, cho thấy Chi nhánh đang có nguồn vốn ổn định, tăng đều đặn, đảm bảo tốt cho nhu cầu vay vốn tín dụng của các khách hàng trong địa bàn. Dư nợ tín dụng cho vay vốn có sự tăng trưởng nhưng còn chậm, do chính sách thận trọng cấp tín dụng, kiểm soát rủi ro và tập trung cải thiện chất lượng tín dụng.

3.1.4.4. Các hoạt động dịch vụ phi tín dụng

Năm 2015, thu nhập từ phí dịch vụ đạt 10,27 tỷ đồng, tăng 1,87 tỷ đồng (tăng 22,2%) so với năm 2014, chiếm 4,5% tổng thu nhập. Doanh số dịch vụ chi trả kiều hối tại Chi nhánh trong các năm qua không cao, chỉ duy trì ở mức khoảng 1,2 tỷ đồng do địa bàn của chi nhánh không thuận lợi, có ít khách hàng đi xuất khẩu lao động nên lượng kiều hối chuyển về không nhiều.

Dịch vụ thanh toán bao gồm việc cung cấp cho khách hàng tài khoản thanh toán, phát hành séc, ủy nhiệm chi, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế và thực hiện các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước khác như: chuyển tiền trong và ngoài nước, nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ... Với những tiện ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đang được phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

Dịch vụ ngân hàng điện tử như: dịch vụ ngân hàng tự động qua điện thoại (Phone Banking), dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking), dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking). Những tiện ích mà các dịch vụ này mang lại cho khách hàng như: tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng tại nhà, tiếp cận với tài khoản của mình để kiểm tra số dư, chuyển tiền, nghe thông tin về tỷ giá, lãi suất... Dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ góp phần đáng kể vào việc mở rộng thị trường dịch vụ ngân hàng, phát huy hiệu quả kênh phân phối sản phẩm, kênh thanh toán mới đối với khách hàng, tuy nhiên kết quả đạt được tại chi nhánh vẫn còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)