Quan điểm, mục tiêu kinh doanh năm 2016 của VietinBank Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 99 - 102)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm, mục tiêu kinh doanh năm 2016 của VietinBank Sông Công

Năm 2016, tỉnh hình kinh tế xã hội Việt Nam có những chuyển biến thuận lợi và cơ hội nhất định, hội nhập diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng. Ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kiểm soát lạm phát dưới 5%, tăng trưởng tín dụng dự kiến từ 18% - 20%. NHNN điều hành tỷ giá liên ngân hàng theo cơ chế tỷ giá trung tâm, mang tính thị trường và ổn định hơn.

Căn cứ kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao, Vietinbank chi nhánh Sông Công xây dựng mục tiêu kinh doanh năm 2016 là:

Tổng nguồn vốn huy động: 2.238 tỷ đồng, tăng 38,5% so với thực hiện năm 2015, số tiền tăng là 622 tỷ đồng; Trong đó: nguồn vốn huy động từ dân cư là 1.800 tỷ đồng, nguồn vốn huy động từ khách hàng doanh nghiệp là 438 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay nền kinh tế: 1.748 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm 2015, số tiền tăng là 228 tỷ đồng. Trong đó: Dư nợ KHDN là 1.070 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng; Dư nợ KHDN lớn: 450 tỷ đồng, dư nợ KHDN nhỏ và vừa: 560 tỷ đồng, Dư nợ KHDN FDI là 60 tỷ đồng. Số lượng KHDN cho vay: 6 KHDN lớn, 56 KHDN nhỏ và vừa, 4 KHDN FDI. Số lượng KHDN cho vay tăng 15 khách hàng.

Nguồn vốn huy động KHDN lớn: 100 tỷ đồng, KHDN nhỏ và vừa: 120 tỷ đồng, KHDN FDI: 155 tỷ đồng. Số lượng KHDN huy động vốn: 185 doanh nghiệp.

Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại: 220 triệu USD. Kinh doanh ngoại tệ: 82 triệu USD. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: 73.321 triệu đồng, hoàn thành các chỉ tiêu thu phí dịch vụ Vietinbank giao, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Các chỉ tiêu thi đua: 80% cá nhân lao động tiên tiến, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2016, chi bộ Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, công đoàn và đoàn thanh niên đạt tiêu chuẩn vững mạnh, xuất sắc.

Với kế hoạch kinh doanh cụ thể trên, Vietinbank chi nhánh Sông Công cũng xây dựng những bước cụ thể trong thời gian tới nhằm phát triển hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, ổn định, bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Chi nhánh phần đấu tăng trưởng tín dụng cao, bằng việc tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu của khách hàng và hướng tới khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng phát triển hoạt động tín dụng bền vững.

4.1.2. Định hướng mở rộng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại VietinBank Sông Công trong giai đoạn 2016 - 2020

Trên cơ sở các định hướng, mục tiêu hàng năm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và kế hoạch kinh doanh cụ thể của Chi nhánh, Phòng Khách hàng doanh nghiệp Vietinbank Sông Công cũng đề ra những định hướng tín dụng để triển khai hoạt động cấp tín dụng, nhằm mở rộng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.

Về định hướng phát triển khách hàng, Phòng KHDN là đầu mối quan hệ

khách hàng doanh nghiệp vi mô, DNNVV, doanh nghiệp lớn, phối hợp với các phòng ban khác tại chi nhánh đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm, cho vay theo chuỗi liên kết, đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng. Phòng KHDN chú trọng phát triển quan hệ với các đối tượng sau:

Doanh nghiệp tiềm năng, lớn trên địa bàn và khu vực;

Doanh nghiệp có thế mạnh về các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn theo lĩnh vực ưu tiên tài trợ, phát triển của chính phủ theo từng thời kỳ. Ưu tiên doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu trực tiếp, kim ngạch xuất khẩu lớn trên địa bàn, uy tín, tình hình tài chính lành mạnh.

Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn, sản xuất hàng hóa xuất khẩu có thị trường ổn định, ngành hàng được ưu tiên.

Doanh nghiệp vệ tinh theo chuỗi ngành nghề thuộc định hướng ưu tiên phát triển của phân khúc KHDN lớn, KHDN vừa và nhỏ của Khối khách hàng.

Doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ trực tiếp và các nhà phân phối chính cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, tập đoàn, tổng công ty.

Doanh nghiệp uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, là đối tác đầu vào, đầu ra của các bộ, ban ngành nhà nước.

Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thiết yếu, doanh nghiệp thuộc chuỗi phân phối hàng tiêu dùng, có hệ thống phân phối rộng và ổn định.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI hoạt động từ 02 năm trở lên tại Việt Nam, có hoạt động kinh doanh hiệu quả, năng lực tài chính lành mạnh, sản phẩm uy tín, có thương hiệu, doanh nghiệp FDI đầu tư kinh doanh theo quy trình khép kín, đầu ra được bảo hiểm rủi ro giá hàng hóa;

Doanh nghiệp thực hiện các dự án, phương án được tài trợ bởi nguồn vốn quốc tế, vốn ngân sách nhà nước.

Phát triển các mô hình cho vay theo chuỗi liên kết tại các địa bàn trọng điểm, theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lưu ý thận trọng khi cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc, các quốc giá có yếu tố chính trị bất ổn, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các ngành có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường, xã hội.

Về ngành hàng ưu tiên phát triển tín dụng, tập trung mở rộng tín dụng, khai

thác sâu đối với các doanh nghiệp, nhu cầu vốn trong những ngành, lĩnh vực ưu tiên như: thương mại xăng dầu gas, truyền tải, phân phối điện, doanh nghiệp viễn thông lớn; xuất khẩu điện thoại và linh kiện điện tử, vận tải đường sắt và hàng không; hàng dệt may, da giầy gia công xuất khẩu, các chuỗi khép kín từ sợi, dệt nhuộm và may mặc; sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi; dịch vụ hỗ trợ vận tải, kho bãi bốc xếp, đại lý vận tải, logistic; Thương mại hàng tiêu cùng thiết yếu, bia hơi và nước giải khát; khai thác, xử lý và cung cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải.

tại địa phương; Đa dạng hóa, mở rộng kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ cả trên hệ thống ngân hàng điện tử internet banking.

Về loại tiền và kỳ hạn: ưu tiên cho vay vốn VND để nâng cao tỷ lệ cho vay

VND trong cơ cấu danh mục; Duy trì và kiểm soát tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ cấp tín dụng theo hạn mức kiểm soát tín dụng. Ưu tiên phục vụ nhu cầu vốn lưu động, ngắn hạn của các doanh nghiệp có vòng quay vốn nhanh, quản lý được doanh thu từ phương án kinh doanh, không tồn đọng ở các khoản phải thu. Ưu tiên cấp tín dụng đối với các dự án có thời hạn dưới 7 năm, dự án đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực thiết bị, mở rộng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp đã có hoạt động kinh doanh ổn định, đang quan hệ tín dụng tốt với Vietinbank, không có nhóm nợ cao hơn tại các tổ chức tín dụng khác.

Về khu vực cần đẩy mạnh khai thác mở rộng quan hệ với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp: Các khu công nghiệp Yên Bình, Điềm Thụy, khu công

nghiệp Sông Công I, II; chọn lọc các đối tượng khách hàng ở khu vực trọng điểm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Sông Công, thị xã Phổ Yên, huyện Phú Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)