5. Bố cục của luận văn
3.2.4. Tình hình thu nhập và hiệu quả từ hoạt động tín dụng đối với doanh
nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Sông Công
Năm 2013, tổng thu nhập hoạt động tín dụng KHDN đạt 200,76 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 73,0% tổng thu nhập chi nhánh, năm 2014 đạt 174,51 tỷ đồng (71,4%), năm 2015 đạt 152,08 tỷ đồng, tỉ trọng là 65,9% tổng thu nhập của chi nhánh. Nhìn chung, thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDN luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của chi nhánh, từ 65,9% đến 76,1% qua các năm 2012 - 2015. Thu nhập từ hoạt động tín dụng KHDN và tổng thu nhập của chi nhánh có xu hướng giảm trong các năm qua do chính sách của NHNN giảm lãi suất cho vay và tiền gửi nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHDN các năm 2012-2014 có lãi, chiếm tỷ trọng 58,5% - 67,8% tổng lợi nhuận chi nhánh. Năm 2013, lợi nhuận hoạt động tín dụng KHDN đạt 29,35 tỷ đồng (tỉ trọng 63,1%), năm 2014 lợi nhuận là 19,53 tỷ đồng (tỷ trọng 58,2%). Lợi nhuận có xu hướng giảm đi tương ứng với thu nhập. Năm 2015, chi nhánh có kết quả kinh doanh lỗ, tổng lợi nhuận là -26,24 tỷ đồng, trong đó chủ yếu do lỗ từ hoạt động tín dụng KHDN. Nguyên nhân là do một nhóm doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực khai thác khoáng sản chuyển nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro lớn, thu nhập không đủ bù đắp chi phí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với KHDN tại Vietinbank chi nhánh Sông Công giai đoạn 2012-2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %
Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ
trọng Số tiền
Tỷ
trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng thu nhập của chi nhánh 320,25 100,0 274,86 100,0 244,38 100,0 230,74 100,0 Thu nhập hoạt động tín dụng KHDN 243,84 76,1 200,76 73,0 174,51 71,4 152,08 65,9
Tổng lợi nhuận của chi nhánh 58,36 100,0 46,49 100,0 33,55 100,0 -26,24 100,0
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHDN 39,57 67,8 29,35 63,1 19,53 58,2 -28,42 108,3
Doanh số thu nợ tín dụng KHDN 1.453,78 1.783,56 2.158,13
Dư nợ tín dụng KHDN bình quân 915,48 968,06 1.064,12
Vòng quay vốn tín dụng KHDN (vòng) 1,59 1,84 2,03
Vòng quay vốn tín dụng đối với KHDN: tốc độ luân chuyển vốn tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng qua các năm từ 2012-2015 có xu hướng tăng lên, năm 2013 là 1,59 vòng, năm 2014 là 1,84 vòng, đến năm 2015 là 2,03 vòng. Điều này cho thấy thời gian thu hồi vốn của ngân hàng đã nhanh lên và việc đầu tư vốn càng được an toàn hơn. Với tốc độ luân chuyển vốn tín dụng như trên thì phần lớn các doanh nghiệp có thời gian vay vốn ngắn hạn và trả nợ bình quân là 06 tháng.
Nhìn chung, tổng thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHDN luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng thu nhập và lợi nhuận của cả chi nhánh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã suy giảm, tổng thu nhập cũng như lợi nhuận đều giảm đi trong các năm 2012-2015. Đặc biệt là trong năm 2015 do nợ xấu tăng cao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận hoạt động tín dụng KHDN cũng như lợi nhuận chung của cả chi nhánh.
3.2.5. Kết quả khảo sát phỏng vấn lãnh đạo chi nhánh, cán bộ nhân viên ngân hàng tại Vietinbank chi nhánh Sông Công
Qua khảo sát, phỏng vấn trực tiếp 2 lãnh đạo chi nhánh là Giám đốc, phó giám đốc phụ trách tín dụng KHDN, các cán bộ tín dụng KHDN, cho kết quả như sau:
Một là, việc phục vụ khách hàng thời gian qua chưa thực sự được chú trọng, vẫn còn sự phàn nàn trực tiếp của khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng còn trẻ, ít kinh nghiệm, thái độ và khả năng tiếp cận khách hàng chưa tốt, còn để ngân hàng khác lôi kéo, chuyển đi ngân hàng khác. Tuy đã áp dụng cơ chế lãi suất khá linh hoạt theo sự chỉ đạo của NHNN, một số chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng ưu tiên, kết nối khách hàng tiềm năng, nhưng hiệu quả hoạt động tín dụng đạt được chưa cao. Chất lượng tín dụng suy giảm do ảnh hưởng của một bộ phận khách hàng suy yếu về năng lực tài chính, việc giải quyết thu hồi nợ xấu còn chậm, kéo dài, dẫn đến kết quả kinh doanh còn thấp.
Hai là, hoạt động phát triển khách hàng, tăng trưởng tín dụng đối với doanh nghiệp còn chậm, lượng khách hàng thu hút và tạo lập mối quan hệ tín dụng với chi nhánh chưa nhiều. Gia tăng về số lượng và tăng trưởng dư nợ tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh chưa cao. Cán bộ quan hệ khách hàng chưa chủ động trong công tác tìm kiếm khách hàng mới. Các cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng chưa có nhiều đóng góp, xây dựng kế hoạch và giải pháp để cải thiện công việc. Mặc dù có
nhiều cố gắng trong công tác phát triển tín dụng, mở rộng quan hệ với khách hàng nhưng kết quả đạt được chưa như mong muốn, chưa tương xứng với vị thế của Vietinbank trên địa bàn. Chất lượng công tác thẩm định tín dụng, kiểm tra giám sát vốn vay đã được cải thiện nhưng chưa đạt yêu cầu, còn phát sinh lỗi qua kiểm tra.
Ba là, qua phỏng vấn các cán bộ nhân viên tín dụng trong chi nhánh thì phần lớn họ đều cho rằng: Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp hiện nay tại địa bàn có diễn biến phức tạp, khách hàng có nhiều lựa chọn ngân hàng, cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ở mức khá cao. Trong khi đó, mỗi ngân hàng có một cơ chế chính sách và thẩm quyền tín dụng riêng, việc vận dụng các quy định, quy trình vào thực tế tại chi nhánh còn nhiều điểm vướng mắc, khó khăn. Điều này khiến cho việc cung cấp dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp chưa được nhanh gọn, kịp thời, bỏ lỡ cơ hội để tăng trưởng mở rộng mạng lưới khách hàng. Mặt khác lãi suất, phí chưa thực sự hấp dẫn được doanh nghiệp, chính sách ưu đãi cho khách hàng ở mức trung bình, còn tồn tại ý kiến khách hàng phàn nàn về chất lượng phục vụ của ngân hàng.
Bốn là, bên cạnh việc cố gắng nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng, nguồn vốn huy động được giao, hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công còn có các mặt chưa được tốt. Đó là: chưa chú trọng việc chăm sóc phục vụ khách hàng, chỉ khi khách hàng phàn nàn trực tiếp mới xử lý, thái độ phục vụ cũng cần phải chấn chỉnh lại ở một số cán bộ, còn xảy ra ách tắc, chậm trễ trong các khâu xử lý hồ sơ vay vốn, chưa bám sát việc giải ngân cho khách hàng. Cán bộ tín dụng cần phải trao đổi, quan tâm thường xuyên hơn với kế toán, chủ doanh nghiệp. Về khả năng tiếp cận của cán bộ tín dụng cũng chỉ đạt yêu cầu, chưa có nhiều cố gắng trong việc mở rộng các quan hệ, tính chuyên nghiệp của cán bộ tại chi nhánh chưa được đánh giá cao. Cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ thẩm định tín dụng còn khá trẻ, ít kinh nghiệm, chưa được học hỏi, va chạm nhiều tình huống xử lý tín dụng khó lường, chưa kịp thời sát sao trong việc kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, nên chưa có đề xuất ứng xử tín dụng kịp thời. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp trong các năm vừa qua mặc dù có sự tăng trưởng về quy mô dư nợ và nguồn vốn nhưng còn ở mức thấp, còn chậm. Phòng KHDN chi nhánh cần có những giải pháp tích cực, triệt để hơn nữa để không ngừng mở rộng, phát triển tín dụng đói với doanh nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu, đem lại thu nhập ổn định, bền vững, chất lượng tín dụng không ngừng nâng lên, hạn chế tối đa rủi ro, đem lại sự hài lòng cho khách hàng, và sự hợp tác lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn.