Nguyên nhân của các hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 96 - 99)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

* Việc áp dụng chính sách và quy trình thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp còn chưa tốt

Công tác phân tích tài chính, thẩm định phương án vay vốn của khách hàng đã được chú trọng nhưng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác thẩm định còn phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Chi nhánh cũng chỉ chủ yếu thẩm định các phương án do khách hàng đề ra mà chưa chủ động tham mưu cho khách hàng để tạo các phương án khả thi nhằm phát triển vốn vay.

Thủ tục cho vay tại chi nhánh chưa linh hoạt, các yêu cầu về hồ sơ thủ tục vay vốn còn phức tạp, nặng về giấy tờ. Chất lượng thẩm định các dự án, các khoản vay còn chưa cao. Quy trình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh phải tuân thủ theo quy trình cho vay của Vietinbank, và trải qua nhiều khâu nhiều bước phê duyệt kiểm soát nên cũng không tránh khỏi tốn thời gian, thời gian kéo dài.

Trong quá trình cho vay, ngân hàng còn tập trung nhiều vào giai đoạn trước cho vay. Nhưng sau khi giải ngân thì đôi khi theo dõi không sát sao, nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro, hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chưa được phát hiện, xử lý, giúp đỡ kịp thời. Việc quản lý giám sát thu hồi nợ, kiểm tra trước và sau khi cho vay còn chưa chặt chẽ.

* Hoạt động marketing ngân hàng còn hạn chế

Một nguyên nhân nữa gây trở ngại cho Vietinbank chi nhánh Sông Công trong việc mở rộng thị trường, thu hút khách hàng là công tác tuyên truyền, quảng cáo chưa thực sự hiệu quả, chưa gây được sự chú ý của khách hàng trong việc vay vốn.

* Hệ thống thông tin khách hàng chưa hoàn chỉnh

Thông tin liên quan đến cho vay luôn là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng đưa ra được quyết định cho vay đúng đắn. Chất lượng thông tin tín dụng tại chi nhánh còn chưa được đảm bảo, số lượng chưa đầy đủ, đặc biệt là những khách hàng

mới. Trình độ thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin còn mang tính một chiều, chưa kịp thời, chính xác. Có thể nói, đa phần nguyên nhân của các khoản nợ xấu là do ngân hàng không đủ khả năng thu thập, phân tích thông tin kịp thời, cũng như giám sát sát sao hoạt động của người vay sau khi giải ngân. Việc phân tích tính khả thi của phương án chủ yếu dựa vào nguồn số liệu được cung cấp từ khách hàng nên độ tin cậy không cao.

Việc xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng đã được triển khai song vấn đề cập nhật thông tin liên quan tới ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và dự án của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác thẩm định khách hàng và quyết định mức cho vay của ngân hàng. Cơ sở vật chất và những điều kiện cần thiết phục vụ cho cán bộ tín dụng ngân hàng tìm hiểu thông tin còn nhiều khó khăn, chưa có thiết bị để cập nhật các dữ liệu từ trung tâm thông tin thương mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro, báo cáo tài chính của doanh nghiệp hầu hết chưa được kiểm toán độc lập.

Bên cạnh đó còn do một số nguyên nhân chủ quan khác như: Ngân hàng vẫn luôn có tỷ lệ an toàn vốn cao, chưa thực sự mạnh dạn dùng số vốn huy động để mang cho vay, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn. Hầu hết các khoản vay của Chi nhánh đều yêu cầu tài sản đảm bảo, việc này đảm bảo an toàn, nhưng chưa thực sự linh hoạt.

3.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

* Môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự ổn định

Ngân hàng đã phải đối mặt với các áp lực về huy động vốn và tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến động,… Đây là hệ lụy của sự biến động giá vàng và lạm phát trên thị trường Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng gây áp lực không nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của các ngân hàng.

Nền kinh tế biến động tác động xấu tới sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận vốn cho vay từ ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn, dẫn đến tâm lý khách hàng không muốn trả các khoản nợ đến hạn, làm cho dư nợ có xu hướng giảm nhưng nợ xấu lại có chiều hướng tăng.

khi đó nhu cầu tiêu dùng chưa kịp phục hồi, làm cho việc mở rộng sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp gặp khó khăn. Bên cạnh đó, NHTM cũng phải đối mặt với những khó khăn như khả năng bất ổn thị trường tài chính có thể gia tăng nếu xuất hiện dấu hiệu mất cân đối vĩ mô, thâm hụt ngân sách, cán cân thương mại, lạm phát gia tăng…, làm cho nợ xấu có khả năng mất vốn trong ngân hàng tăng.

* Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng chưa đồng bộ, hiệu quả

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nói chung và hoạt động cho vay của NHTM nói riêng. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống văn bản pháp lý, chính sách chưa đồng bộ, kịp thời, đôi khi còn mâu thuẫn, chồng chéo đã gây nhiều khó khăn cho công tác cho vay tại Ngân hàng. Hoạt động cho vay của ngân hàng được áp dụng các quy định pháp lý mới, được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn. Chính vì thế mà các ngân hàng phải vận động để vừa đáp ứng những chuẩn mực của Ngân hàng Nhà nước, vừa có tốc độ tăng trưởng theo kỳ vọng của mình là khá khó khăn.

* Môi trường đối thủ cạnh tranh gay gắt

Trong những năm vừa qua, Vietinbank chi nhánh Sông Công đã phải chịu một sức ép cạnh tranh rất lớn từ các NHTM mới ra đời trên địa bàn. Từ khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập trong nước rất nhiều. Bên cạnh đó, để thu hút thị phần, các ngân hàng đua nhau cạnh tranh lãi suất nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, gây khó khăn cho công tác huy động vốn và công tác cho vay của chi nhánh.

* Các nhân tố từ phía khách hàng

Về uy tín, đạo đức của khách hàng: Đôi khi, khách hàng còn cung cấp các thông tin không đầy đủ, sai lệch về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong công tác thẩm định. Một số khách hàng không có ý thức tốt trong việc trả nợ, không trả nợ đúng hạn làm cho việc thu hồi vốn của ngân hàng trở nên khó khăn, làm giảm chất lượng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh.

Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhiều khi còn mang tính tự phát, thiếu kế hoạch, trước những biến động của kinh tế vĩ mô nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến các khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng chi trả cho ngân hàng khi đến hạn.

Nhiều doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo để vay được vốn, tài sản đảm bảo chủ yếu yêu cầu phải là bất động sản, trong khi đó, giá trị bất động sản của các doanh nghiệp thường rất nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Một số doanh nghiệp được giao đất sử dụng, nhưng chưa được cấp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất, do vậy, cũng không có tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng...

Chương 4

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -

CHI NHÁNH SÔNG CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)