Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 92 - 96)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hiệu quả và chất lượng tín dụng của Vietinbank chi nhánh Sông Công vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc phục:

* Hồ sơ thủ tục vay vốn nhiều, thời gian thẩm định cho vay còn kéo dài

Các khách hàng thường đánh giá hồ sơ vay vốn của của Vietinbank chi nhánh Sông Công còn nhiều, chưa ngắn gọn. Thủ tục vay vốn ở còn rườm rà, điều kiện bó buộc, đôi khi chặt chẽ quá, không đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng. Việc thẩm định khoản vay phải thông qua nhiều bộ phận từ phòng khách hàng hoặc phòng giao dịch lập tờ trình trình phòng đánh giá xếp hạng, phòng giải ngân dưới hội sở chính, thời gian giải quyết hồ sơ rất lâu, kéo dài, thiếu tính thực tế và đôi khi mang tính chủ quan của người tái thẩm định hoặc thẩm định rủi ro độc lập, làm ảnh hưởng đến việc quyết định cho vay và thời gian giải quyết cho vay. Chẳng hạn thời gian giải quyết cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp thường kéo dài khoảng 15 - 20 ngày, cho vay ngắn hạn từ 7 - 10 ngày. Điều này tác động đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh, ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng. Cứng nhắc trong việc đòi hỏi tài liệu bản gốc chứng minh nguồn thanh toán, nguồn phải thu của khách hàng. Nhiều khi, việc thẩm định và thủ tục lại mang tính hình thức, không xét kỹ bản chất của khoản tín dụng, khả năng kinh doanh, hiệu quả của phương án kinh doanh, đánh giá mạng lưới tiêu thụ hàng hóa...của doanh nghiệp.

* Hoạt động tín dụng doanh nghiệp vẫn đang còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Tỷ lệ nợ xấu, nợ xử lý rủi ro của Vietinbank chi nhánh Sông Công vẫn còn lớn. Đặc biệt, trong năm 2015, do ảnh hưởng chuyển nợ xấu của nhóm khách hàng trong ngành khai khoáng (HTX Công nghiệp Vận tải Chiến Công) với tỷ lệ dư nợ khoảng 1/5 tổng dư nợ KHDN cả chi nhánh đã làm sụt giảm nghiêm trọng thu nhập lãi cho vay, lợi nhuận của chi nhánh bị âm. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh trong năm 2015. Chi nhánh đã phải thực hiện bán nợ cho Công ty quản lý nợ VAMC để giảm tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Điều này cũng một phần do chất lượng chuyên môn thẩm định tín dụng của cán bộ còn yếu kém, giám sát tín dụng chưa

quan tâm sâu sát, chưa có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời. Cán bộ tín dụng còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm trong xử lý các tình huống tín dụng đối với từng đối tượng doanh nghiệp, chưa đưa được ý kiến và giải pháp giải quyết kịp thời.

* Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp chưa hợp lý

Hiện tại cơ cấu tín dụng đối với doanh nghiệp của Chi nhánh vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, nếu không sớm điều chỉnh thì sẽ có nguy cơ rủi ro cao, thể hiện:

Cơ cấu cho vay theo loại tiền tệ, theo thời hạn vay chưa phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động. Trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn thì dư nợ cho vay trung dài hạn lại chiếm tỷ trọng khá cao nên Chi nhánh đã phải sử dụng một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn.

Tỷ lệ dư nợ cho vay các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và bất động sản của Chi nhánh còn khá cao, đang có xu hướng tăng lên, làm cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh không cân xứng. Dư nợ tín dụng của một số khách hàng lớn còn ở mức khá cao, hoạt động tín dụng còn tập trung nhiều ở một số khách hàng lớn. Mỗi khi có sự biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng này làm thay đổi nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ… cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng của chi nhánh. Đặc biệt là trong trường hợp các khách hàng lớn này gặp khó khăn, mất khả năng trả nợ thì việc xử lý các khoản nợ này là rất khó khăn, kéo dài, thậm chí là ngoài khả năng xử lý. Phát triển hoạt động tín dụng đối với DN NVV, doanh nghiệp vi mô chưa được đề cao, quan tâm hơn.

* Sản phẩm dịch vụ tín dụng chưa thật sự đa dạng, phong phú

Chi nhánh chủ yếu áp dụng các sản phẩm tín dụng truyền thống như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, L/C từng lần, bảo lãnh từng lần. Các sản phẩm tín dụng chưa có sự đa dạng, phong phú theo từng đối tượng vay vốn như: phương thức cho vay VND tham chiếu lãi suất USD, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay hợp vốn, cho vay doanh nghiệp vi mô có tài sản đảm bảo chắc chắn, sản phẩm Upas L/C, bảo lãnh hạn mức... Cán bộ tín dụng đôi khi mang tính thụ động, thường hướng khách hàng vào những sản phẩm tín dụng thông thường, ngại nghiên cứu áp dụng các sản phẩm mới phù hợp, hơn nữa là sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận còn chưa đồng bộ.

sản phẩm tín dụng của Chi nhánh ở một số mặt, một số yếu tố vẫn còn chưa được chú trọng nên vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của khách hàng; cụ thể:

Sự tư vấn của ngân hàng về cơ hội kinh doanh, về phương pháp quản lý tài chính cũng như sự hỗ trợ của ngân hàng giúp khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm hay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc vẫn chưa được Chi nhánh chú trọng. Chính sách chăm sóc khách hàng còn yếu kém, chưa được quan tâm.

Sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng về số lượng vốn vay, thời hạn và lãi suất vay vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó đặc biệt là sự đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay vốn đối với các khoản vay trung dài hạn. Trong khi các dự án đầu tư thường có thời gian hoạt động, thời gian thu hồi vốn khá dài (thường là từ 5 năm trở lên, thậm chí có một số dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, du lịch có thời gian thu hồi vốn đến 20 năm) nhưng vì không thu xếp được các nguồn vốn dài hạn tương ứng. Vì vậy Chi nhánh thường áp dụng thời hạn cho vay ngắn hơn so với nhu cầu của khách hàng. Điều đó đã làm tăng áp lực trả nợ, tạo khó khăn cho các khách hàng vay vốn trung dài hạn trong những năm đầu khi dự án mới đi vào hoạt động. Việc áp dụng thời hạn cho vay chưa hợp lý, chưa phù hợp với luồng tiền của dự án có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc trả nợ không đúng hạn, làm nảy sinh nợ xấu, giảm chất lượng tín dụng.

Chi nhánh chưa quan tâm đến việc đánh giá, hoạch định, định hướng tín dụng vào những thị trường mục tiêu với thế mạnh của địa phương theo từng thời gian phù hợp. Đồng thời chưa có cảnh báo sớm rủi ro cho những ngành, lĩnh vực cần hạn chế tín dụng. Ngoài ra, chi nhánh chưa chủ động xây dựng hay đề xuất phương án cho vay, định hướng mục tiêu tín dụng cũng như đề xuất Trụ sở chính có các sản phẩm tín dụng, cơ chế tín dụng phù hợp với những ngành thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên.

* Thị phần tín dụng đối với doanh nghiệp còn khá nhỏ

Là một trong bốn NHTM có vốn nhà nước đóng trên địa bàn và với nhiều năm hoạt động, mặc dù chỉ tiêu dư nợ tăng qua các năm, nhưng thị phần tín dụng của chi nhánh không cao. Thị phần của Vietinbank chi nhánh Sông Công trên địa bàn Sông Công – Phổ Yên chỉ chiếm khoảng 30%, xét trong cả tỉnh Thái Nguyên thì chỉ chiếm dưới 10% tổng thị phần tín dụng các NHTM. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh trong địa bàn tỉnh còn nhỏ, rất hạn chế, không có nhiều doanh nghiệp lớn

sản xuất kinh doanh, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án, nhà máy lớn, khu công nghiệp nhỏ lẻ. Khả năng chăm sóc, quan tâm và khai thác nhu cầu khách hàng còn kém, tiếp cận doanh nghiệp còn chậm trễ. Hoạt động marketing, tiếp thị các chương trình khuyến mãi ưu đãi lãi suất còn chậm triển khai. Điều này gây cản trở lớn đến khả năng phát triển mở rộng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh.

Bảng 3.9. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Sông Công so với các ngân hàng có vốn nhà nước khác trên địa bàn

Điểm mạnh (Strengths)

- Là NHTM lớn của nhà nước lâu năm trên địa bàn

- Có thương hiệu, uy tín đối với các khách hàng ở địa bàn

- Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại - Cơ chế lãi suất linh hoạt

- Quy trình, quy định cho vay chuẩn hóa, bài bản, kiểm soát rủi ro tốt

- Có hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp, có vị trí thuận lợi để phục vụ khách hàng

- Hệ thống công nghệ hiện đại, quá trình xử lý cải tiến, theo tiêu chuẩn ISO và quốc tế, liên tục đổi mới.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Thủ tục giải quyết hồ sơ còn chậm, rườm rà, đòi hỏi nhiều hồ sơ. Việc xem xét, thẩm định cho vay vốn chưa kỹ lưỡng, chính xác về tình hình khách hàng. - Hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao, xử lý giải quyết chậm. - Cơ cấu tín dụng chưa hợp lý, nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn còn ở mức cao

- Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, phong phú, ngại đổi mới, cán bộ tín dụng áp dụng sản phẩm chưa linh hoạt...

- Thị phần tín dụng doanh nghiệp còn nhỏ, tiếp thị tiếp cận khách hàng chậm.

Cơ hội (Opportunities)

- Với cơ cấu kinh tế trên địa bàn, khu vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, vận tải kho bãi, logistic,... vẫn nhiều nên còn nhiều cơ hội tiếp cận, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực này

- Hoạt động kinh doanh sản xuất linh kiện điện tử, thương mại trên địa bàn ngày càng mở rộng, đang thu hút nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào các khu công nghiệp, nên có nhiều cơ hội huy động nguồn vốn dồi dào,

Thách thức (Threats)

- Nền kinh tế còn nhiều khó khăn, biến động khó lường, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ gốc, lãi, nợ xấu phát sinh, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng...

- Với đặc thù kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ, vi mô, cá thể kinh doanh nhỏ lẻ, nên quy mô dư nợ còn thấp, số lượng khách hàng nhiều song số tiền vay không cao

- Khả năng nhận thức, kinh nghiệm và trình độ quản lý, quản trị của doanh

cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng hơn như mua bán ngoại tệ, L/C, cho vay dự án đầu tư...

nghiệp chưa cao, ý thức việc sử dụng vốn chưa đúng, chưa hợp lý, còn sử dụng vốn vay vào mục đích khác.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn gay gắt hơn, có sự tham gia của cả ngân hàng liên doanh nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)