Thực trạng về cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN tại Vietinbank Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 68 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thực trạng về cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN tại Vietinbank Sông Công

3.2.2.1. Biến động cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN theo kỳ hạn

Dư nợ tín dụng KHDN theo kỳ hạn tại Vietinbank chi nhánh Sông Công giai đoạn 2012 - 2015 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Dư nợ tín dụng KHDN theo kỳ hạn tại Vietinbank chi nhánh Sông Công, giai đoạn 2012 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng

Tổng dư nợ cho vay KHDN 893,07 100 937,89 100 5,0 998,23 100 6,4 1.130,00 100 13,2 Ngắn hạn 742,48 83,1 796,57 84,9 7,3 751,13 75,2 -5,7 717,15 63,5 -4,5

Trung hạn 72,49 8,1 78,86 8,4 8,8 195,10 19,5 147,4 242,46 21,5 24,3

Dài hạn 78,10 8,7 62,46 6,7 -20,0 52,00 5,2 -16,7 170,39 15,1 227,7

Qua bảng số liệu trên cho thấy dư nợ tín dụng KHDN vay vốn tại Vietinbank chi nhánh Sông Công có sự biến động hàng năm về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trên 63% trong tổng dư nợ cho vay KHDN hàng năm, đây là do chu kỳ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thường ngắn nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp thường là ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn năm 2013 tăng 7,3% so với năm 2012, nhưng đến năm 2014 dư nợ ngắn hạn giảm 5,7% so với năm 2013, năm 2015 dư nợ ngắn hạn giảm 4,5% so với năm 2014 và tỷ trọng về dư nợ ngắn hạn cũng giảm so với năm 2014. Cụ thể, năm 2012 dư nợ ngắn hạn chiếm 83,1% trong tổng dư nợ cho vay KHDN, năm 2013 dư nợ ngắn hạn chiếm 84,9% đến năm 2014 chiếm 75,2% và đến năm 2015 dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 63,5% trong tổng dư nợ cho vay KHDN tại chi nhánh. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của chi nhánh có sự tăng trưởng hàng năm trong giai đoạn 2012 - 2013 là do tác động tích cực của chính sách của Chính phủ cũng như của NHNN nhằm hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng nguồn vốn có chi phí thấp hơn. Đến năm 2014 - 2015 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay KHDN giảm so với năm 2013 nhưng tổng dư nợ cho vay KHDN tại chi nhánh vẫn tăng trưởng so với năm 2013.

Tiếp đến là cơ cấu dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ cao thứ hai, chiếm khoảng 8 - 21% tổng dư nợ cho vay KHDN và thấp nhất là cơ cấu dư nợ dài hạn, chiếm khoảng 5-15% trong tổng dư nợ cho vay KHDN tại chi nhánh. Điều này cho thấy việc tìm kiếm KHDN có dự án đầu tư tốt, đảm bảo khả năng trả nợ tại chi nhánh còn gặp khó khăn, dư nợ cho vay KHDN trung và dài hạn tại chi nhánh chủ yếu là các khách hàng thuộc lĩnh vực bất động sản và sản xuất. Tuy nhiên, trong 2 năm 2014-2015, dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã có sự tăng trưởng trở lại, làm cho tổng dư nợ cho vay KHDN tăng, trong khi dư nợ ngắn hạn KHDN giảm nhẹ đã làm cho cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn trở nên cân đối hơn.

Quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn thường có thờ i gian quay vòng vốn nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt thông qua khoản vay ngắn hạn tại chi nhánh dưới hình thức cho vay theo món hoặc cho vay theo hạn mứ́c tín dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp do quy mô nhỏ và năng

lực tài chính còn thấp nên ít thực hiện đầu tư lớn để đổi mới công nghệ, trang bị máy móc thiết bị. Nhiều doanh nghiệp lập các dự án đầu tư còn kém khả thi khiến ngân hàng có tâm lý e ngại khi cấp vốn đầu tư trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp. Vì vậy, Vietinbank chi nhánh Sông Công có xu hướng tăng cường cho vay ngắn hạn và trung hạn, khuyến khích cho vay dài hạn ở mức độ nhất định đảm bảo đồng vốn của ngân hàng quay vòng nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời đảm bảo tính thanh khoản tốt và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

3.2.2.2. Biến động cơ cấu dư nợ KHDN theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu 3.5 cho thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng KHDN vay vốn tại tại Vietinbank chi nhánh Sông Công theo thành phần kinh tế có nhiều thay đổi. Khách hàng là công ty cổ phần có mức dư nợ qua các năm 2012-2015 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, vì đây thường là những công ty có vốn nhà nước được cổ phần hóa như CTCP Phụ Tùng Máy số 1, CTCP Cơ khí Phổ Yên và các công ty cổ phần tư nhân có vốn góp cổ phẩn khá tốt như CTCP Nam Việt, CTCP ĐTPT Yên Bình, CTCP Elovi Việt Nam, CTCP Đức Hạnh Marphavet... Đến năm 2015, tỷ lệ dư nợ tín dụng của nhóm khách hàng công ty cổ phần chiếm đến 60,3% tổng dư nợ cho vay KHDN và tăng 70,3% so với năm 2014 cho thấy công tác thu hút cho vay đối với nhóm khách hàng này tại chi nhánh đã được chú trọng và có sự tăng trưởng thị phần tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng KHDN theo thành phần kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Sông Công, giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng

Tổng dư nợ cho vay KHDN 893,07 100 937,89 100 5,0 998,23 100 6,4 1.130,00 100 13,2 Công ty cổ phần 363,10 40,7 413,72 44,1 13,9 400,43 40,1 -3,2 681,82 60,3 70,3

Công ty TNHH 199,49 22,3 214,92 22,9 7,7 278,34 27,9 29,5 298,77 26,4 7,3

DN tư nhân 82,63 9,3 80,54 8,6 -2,5 91,18 9,1 13,2 79,01 7,0 -13,3

Kinh tế tập thể 247,85 27,8 228,71 24,4 -7,7 217,98 21,8 -4,7 43,37 3,8 -80,1

DN có vốn đầu tư nước ngoài - - - - 10,30 1,0 27,03 2,4 162,4

Nguồn: Báo cáo cho vay của VietinBank chi nhánh Sông Công 2012-2015

Dư nợ của khách hàng là công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân không có biến động nhiều, nhóm khách hàng này thường là các công ty quy mô nhỏ, doanh nghiệp gia đình, hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, vận tải, kho vận, buôn bán hàng tiêu dùng thiết yếu, sản xuất phụ trợ... Trong giai đoạn 2012-2015 dư nợ của KHDN là công ty TNHH luôn có sự tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ lớn thứ 2 trong tổng dư nợ tín dụng KHDN (năm 2014 tăng 29,5% so với năm 2013 và chiếm tỷ trọng 27,9%, năm 2015 tăng 7,3% so với năm 2014 và chiếm tỷ trọng 26,4%). Dư nợ nhóm doanh nghiệp tư nhân có sự tăng trưởng không ổn định và chỉ chiếm 7-9% tổng dư nợ cho vay KHDN.

Năm 2015, sự sụt giảm của nhóm KHDN thuộc thành phần kinh tế tập thể, là khách hàng có dư nợ tín dụng khá lớn - Hợp tác xã công nghiệp và vận tải Chiến Công. Dư nợ tín dụng nhóm khách hàng này giảm từ 217,98 tỷ đồng (2014) xuống còn 43,37 tỷ đồng (2015). Tỷ trọng dư nợ giảm từ 21,8% (2014) xuống còn 3,8% (2015), tỉ lệ giảm năm 2015 là 80,1% so với năm 2014. Điều này là do khách hàng suy yếu về tài chính và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, chuyển nợ xấu, đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh.

Bên cạnh đó, năm 2014 - 2015, Chi nhánh cũng đã tiếp cận và phát triển được dư nợ tín dụng đối với một số KHDN có vốn đầu tư nước ngoài FDI, dư nợ tăng từ 10,3 tỷ đồng (2014) lên 27,03 tỷ đồng năm 2015, tỉ lệ tăng đạt 164,2%, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ nhóm khách hàng mới còn khá nhỏ, chỉ chiếm 1-2%.

3.2.2.3. Biến động cơ cấu dư nợ KHDN theo ngành kinh tế

Từ bảng 3.6 có thể thấy, các ngành mũi nhọn là công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và kinh doanh bất động sản, khai khoáng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng KHDN trong giai đoạn 2012 - 2015. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất từ 26,8% -45,2%, ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản trong năm 2015 đã có sự tăng trưởng mạnh từ 140,29 tỷ đồng lên 420,78 tỷ đồng (tăng gần 300% so với năm 2014), tỷ trọng tăng từ 14,1% lên 37,2% tổng dư nợ tín dụng KHDN. Ngành vận tải kho bãi vẫn duy trì tăng trưởng hàng năm và chiếm tỷ trọng từ 9,0 - 17,1%. Trong khi đó, ngành khai khoáng có sự sụt giảm mạnh dư nợ tín dụng trong năm 2015 từ 216,54 tỷ đồng xuống còn 61,34 tỷ đồng, đã giảm 71,7% và tỷ trọng ngành này cuối năm 2015 chỉ còn 5,4% tổng dư nợ tín dụng KHDN. Ngành thương mại cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ từ 7,4 - 9,6% và tăng trưởng chưa ổn định. Các ngành khác như nông lâm nghiệp, thủy sản, ytế, viễn thông, điện... chiếm tỷ trọng khá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Dư nợ tín dụng KHDN theo ngành kinh tế tại Vietinbank chi nhánh Sông Công, giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng Số tiền Tỷ trọng Tỉ lệ tăng

Tổng dư nợ cho vay KHDN 893,07 100 937,89 100 5,0 998,23 100 6,4 1.130,00 100 13,2 Công nghiệp chế biến, chế tạo 403,65 45,2 298,24 31,8 -26,1 305,01 30,6 2,3 303,32 26,8 -0,6 Xây dựng, kinh doanh bất động sản 45,04 5,0 199,63 21,3 343,2 140,29 14,1 -29,7 420,78 37,2 199,9 Vận tải, kho bãi 80,76 9,0 107,27 11,4 32,8 170,51 17,1 59,0 179,37 15,9 5,2

Khai khoáng 245,85 27,5 227,06 24,2 -7,6 216,54 21,7 -4,6 61,34 5,4 -71,7

Thương mại 86,12 9,6 73,62 7,8 -14,5 92,13 9,2 25,1 83,65 7,4 -9,2

Ngành khác 31,65 3,5 32,07 3,4 1,3 73,75 7,4 130,0 81,54 7,2 10,6

Trong cơ cấu dư nợ, Vietinbank chi nhánh Sông Công luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then chốt, mang tính ổn định cao và đặc thù của vùng miền: sản xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, vận tải kho bãi... và theo đúng chủ trương, định hướng của Vietinbank. Chi nhánh hạn chế việc cho vay các ngành mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - ngành có nhiều triển vọng nhưng tỷ trọng cho vay ngành này vẫn còn thấp tại chi nhánh. Định hướng tín dụng trong thời gian tới của Chi nhánh là ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử, dệt may, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ vận tải, logistic, công nghiệp phụ trợ, hàng tiêu dùng thiết yếu, lĩnh vực công nghệ cao, cơ khí chính xác, chế biến thực phẩm... chú trọng mở rộng và phát triển đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp FDI đang chiếm tỷ lệ lớn và rất tiềm năng.

3.2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietinbank chi nhánh Sông Công

Nợ quá hạn là các khoản nợ khi đến hạn trả nợ và lãi nhưng bên vay chưa trả đến 90 ngày (nợ nhóm 2), còn nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn trả nợ gốc và lãi từ trên 90 ngày trở lên (nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5). Nợ xử lý rủi ro (XLRR) là các khoản nợ được sử dụng dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro, hạch toán ngoại bảng, khi các khoản nợ này được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) hoặc khách hàng tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của Pháp luật.

Qua bảng số liệu 3.7 cho thấy trong giai đoạn 2012-2015, nợ quá hạn và nợ xấu của KHDN tại Vietinbank chi nhánh Sông Công có sự biến đổi không ổn định. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, nợ quá hạn cao nhất ở năm 2013 là 1,55 tỷ đồng, năm 2014 là 0.83 tỷ đồng, năm 2015 không có nợ quá hạn. Tỷ lệ quá hạn so với tổng dư nợ cho vay KHDN thấp, chỉ từ 0.08% (2014) đến 0,17% (2013).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.7: Chất lượng dư nợ tín dụng đối với KHDN tại Vietinbank chi nhánh Sông Công giai đoạn 2012 – 2015

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính Số tiền Số tiền Tỉ lệ tăng

(%) Số tiền Tỉ lệ tăng

(%) Số tiền Tỉ lệ tăng

(%)

Tổng dư nợ cho vay KHDN Tỷ đồng 893,07 937,89 5,0 998,23 6,4 1.130,00 13,2

Nợ quá hạn Tỷ đồng - 1,55 0,83 (46,5) - (100,0) Nợ xấu Tỷ đồng 17,47 26,99 54,5 21,04 (22,0) 61,20 190,9 Nợ XLRR Tỷ đồng 39,80 34,41 (13,5) 35,62 3,5 37,21 4,5 Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ nợ quá hạn % - 0,17 0,08 - Tỷ lệ nợ xấu % 1,96 2,88 2,11 5,42 Tỷ lệ nợ XLRR % 4,46 3,67 3,57 3,29

Nợ xấu ở hoạt động tín dụng KHDN của chi nhánh có xu hướng tăng lên, năm 2012 là 17,47 tỷ đồng (chiếm tỉ lệ là 1,96%), năm 2013 là 26,99 tỷ đồng (tỉ lệ là 2,88%), năm 2014 nợ xấu giảm xuống còn 21,01 tỷ đồng (tỉ lệ 2,11%) và đến năm 2015, nợ xấu đạt mức cao nhất là 61,2 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 5,42% tổng dư nợ cho vay KHDN. Nếu so với mức tiêu chuẩn 3% theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu cho vay KHDN tại chi nhánh còn ở mức khá cao. Nợ xử lý rủi ro của Vietinbank Sông Công còn ở mức cao, hàng năm đạt 34,41 – 39,8 tỷ đồng, tỷ lệ nợ XLRR là 3,29% - 4,46% tổng dư nợ tín dụng KHDN. Nợ XLRR không giảm được nhiều, tỷ lệ nợ XLRR còn cao cho thấy chi nhánh còn nhiều khó khăn trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi. Doanh nghiệp khi đã có nợ xấu, nợ khó đòi thì tìm cách tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, không hợp tác xử lý với ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu KHDN tại chi nhánh chủ yếu là từ các khoản nợ trung và dài hạn, tồn tại phần lớn ở khách hàng là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất thép, hoặc khai thác khoáng sản… do thị trường bất động sản chưa thực sự khởi sắc thời gian qua, một số doanh nghiệp hoạt động đầu tư trong lĩnh vực sản xuất thép và khai khoáng thì suy yếu về thị trường tiêu thụ, không còn đủ năng lực tài chính, không có khả năng trả kịp vốn và lãi khi đến hạn.

Vì vậy, trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn thì đòi hỏi hoạt động tín dụng, nhất là công tác thu hồi nợ của chi nhánh càng cần làm tốt hơn để giảm thiểu các khoản nợ xấu, nợ khó đòi. Cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên theo dõi hoạt động của doanh nghiệp, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích làm giảm khả năng thanh toán nợ đến hạn, chủ động và nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc cấp tín dụng.

Bên cạnh việc tập trung vào công tác thu hồi nợ thì chi nhánh cũng cần chú trọng vào công tác phát triển cho vay đối với những khách hàng doanh nghiệp tốt, có uy tín và nhu cầu tín dụng hợp lý, khả thi để phát triển hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 68 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)