Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 33 - 38)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của

số ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nam Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Nam Thái Nguyên bắt đầu hoạt động từ 01/01/2014 trên cơ sở tách ra từ BIDV chi nhánh Thái Nguyên. Sau hai năm hoạt động và phát triển, BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên đã đạt được những kết quả rất xuất sắc: tổng dư nợ tín dụng doanh nghiệp đạt trên 1.500 tỷ đồng, tổng giá trị huy động vốn doanh nghiệp trên 1.000 tỷ đồng. Tất cả các khoản tín dụng doanh nghiệp được thực hiện tại BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên đều phải đảm bảo tuân thủ quy trình cấp tín dụng mà BIDV đưa ra. Theo đó, có ba khâu trong quy trình được quản lý bởi ba khối khác nhau, gồm: Khâu đề xuất cấp tín dụng; khâu phê duyệt; khâu giải ngân và theo dõi khoản vay. Mỗi khoản vay của doanh nghiệp để được giải ngân theo đề xuất thì phải có sự chấp thuận của cả ba khâu. Khi một khâu không đồng tình với ý kiến của khâu khác sẽ phải có sự trao đổi, thống nhất ý kiến và đi đến quyết định cuối cùng.

Ở một khía cạnh khác, để hoạt động tín dụng doanh nghiệp của BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên luôn đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, chi nhánh luôn chú trọng thực hiện các yếu tố có liên quan, mà một trong số đó là công tác cán bộ. Cùng với việc bổ sung kịp thời, đầy đủ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phòng, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo bằng nhiều hình thức cho tất cả đội ngũ cán bộ hiện có nhằm nâng cao trình độ thẩm định và kỹ năng chăm sóc khách hàng doanh nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu quản trị điều hành.

Cùng với công tác cán bộ, công tác cải cách thủ tục vay vốn cho doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành, xử lý nghiệp vụ cũng luôn được BIDV chi nhánh Nam Thái Nguyên xem là những yếu tố không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, hàng năm, việc quản lý chất lượng công việc tại Chi nhánh được thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 nên tất cả các khâu trong quy trình đều được tiến hành khoa học, đảm bảo hiệu quả, thời gian, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Cùng với việc tích cực triển khai các ứng dụng công nghệ sẵn có theo quy định của BIDV, Chi nhánh còn chủ động xây dựng các chương trình hỗ trợ phục vụ công tác quản lý, rà soát kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp. Với các chính sách đưa ra trong hoạt động, BIDV Nam Thái Nguyên đã thu hút và trở thành địa chỉ được nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn lựa chọn.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TechcomBank - chi nhánh Thái Nguyên

Hiện nay Techcombank chi nhánh Thái Nguyên đã và đang tập trung cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm tín dụng sát với thực tế kinh doanh, điều chỉnh phù hợp với từng nhóm khách hàng doanh nghiệp. Những hoạt động này giúp Techcombank chi nhánh Thái Nguyên có tăng trưởng trên nhóm khách hàng vay tốt. Ngân hàng tiếp tục đi tiên phong trong công cuộc tối ưu hóa các quy trình hoạt động, đặc biệt đối với quy trình phê duyệt tín dụng, giải ngân và quản lý tài sản bảo đảm cho KHDN. Cụ thể Techcombank chi nhánh Thái Nguyên đã cắt giảm số lượng các khâu xử lý quy trình riêng lẻ, nâng cao chất lượng hoạt động của từng khâu, và nhờ đó mang lại giá trị về thời gian cho doanh nghiệp vay vốn. Những cải tiến này sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng các quy trình hoạt động trong hệ thống, đồng thời góp phần giúp cho quá trình giải ngân diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, từ đó gia tăng dư nợ và doanh số tín dụng

doanh nghiệp, mở rộng phát triển mạnh mẽ hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp. Techcombank đã hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ chi nhánh, đến các khối và hội đồng tín dụng cao cấp. Mô hình hiện đại này đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro khách hàng, duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Ngoài ra, Techcombank cũng áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thống nhất ở tất cả các chi nhánh, giúp đánh giá tổng thể mức độ rủi ro của từng khách hàng, phù hợp với điều kiện thực tế thị trường và chuẩn mực quốc tế.

Trong những năm gần đây, chất lượng dịch vụ dành cho KHDN tiếp tục được ngân hàng TechcomBank chi nhánh Thái Nguyên nâng cao, mang tính chuyên nghiệp hơn, mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Ngân hàng này đã triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng doanh nghiệp theo chiều sâu, hướng đến giá trị cốt lõi “Khách hàng là trên hết”. Các chương trình, hội thảo chuyên đề được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp các giải pháp quản lý, điều hành trong bối cảnh môi trường kinh doanh nhiều biến động. Các KHDN được chăm sóc toàn diện bởi các cán bộ quan hệ khách hàng cao cấp (RM) thuộc khối ngân hàng bán buôn, đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận. RM đóng vai trò tư vấn, đề xuất và triển khai các gói sản phẩm được thiết kế riêng biệt cho từng KHDN.

Một trong các mảng kinh doanh trọng tâm của Techcombank chi nhánh Thái Nguyên là Ngân hàng Giao dịch trên nền tảng phần cứng hiện đại, bao gồm: Dịch vụ ngân hàng điện tử; Hệ thống tài trợ chuỗi cung ứng trực tuyến; Dịch vụ thu hộ. Các dự án này sẽ tạo nền tảng vững chắc nhằm đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ về quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại và sản phẩm chuỗi. Qua đó, các KHDN của Techcombank sẽ được hưởng các tiện ích hiện đại, đem lại giá trị gia tăng lớn hơn.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công

Từ kinh nghiệm thực tiễn của các ngân hàng, một số bài học kinh nghiệm cho hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công, đó là:

Phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng

lên hàng đầu, phát triển các sản phẩm tín dụng mới ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của từng loại doanh nghiệp; Đổi mới về hệ thống, phần mềm công nghệ hỗ trợ hiện đại cũng như quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp trong đó chú trọng công tác bán hàng, chăm sóc khách hàng, hoàn thiện và nâng cao hoạt động hỗ trợ tín dụng sau khi cho vay, đảm bảo công việc nhanh gọn nhưng vẫn luôn đúng quy định và kiểm soát tốt rủi ro, đem lại sự hài lòng cho khách hàng... Về yếu tố con người, các cán bộ tín dụng, cán bộ quan hệ khách hàng không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, rèn luyện đạo đức tốt, nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá toàn diện khách hàng vay vốn, có ứng xử kịp thời các tình huống xảy ra, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng thị phần, đem lại hiệu quả cao trong công tác phát triển tín dụng khách hàng doanh nghiệp và lợi ích tối đa của ngân hàng.

Hệ thống các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngân hàng hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp cần phải hướng tới mục tiêu giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển bền

vững. Các sản phẩm dịch vụ tín dụng này phải được xây dựng trên một nền tảng các

quy định pháp lý đồng bộ trong đó Luật Các tổ chức tín dụng là then chốt, tuy nhiên việc đồng bộ hoá các quy định pháp lý liên quan cũng đóng vai trò quan trọng.

Trước hết, đó là việc các ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua áp dụng hệ thống quản lý hiện đại, tiên tiến và áp dụng các công nghệ mới để có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ tín dụng tới các khách hàng doanh nghiệp với chi phí hợp lý. Bản thân mỗi ngân hàng sẽ có các chiến lược khách hàng khác nhau với tỉ lệ doanh nghiệp từng phân khúc khác nhau. Một số ngân hàng có thể duy trì chiến lược tập trung phần lớn nguồn lực tín dụng phục vụ cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là với số lượng đông đảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trên đà gia tăng như hiện nay thì hầu hết các NHTM ở Việt Nam sẽ coi các DN NVV là đối tượng phục vụ quan trọng về hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Việc đưa ra các sản phẩm dịch vụ tín dụng được tiêu chuẩn hoá với quy trình rõ ràng, đơn giản là mục tiêu cấp thiết đối với ngân hàng trong việc cạnh tranh để phục vụ khách hàng, tăng khả năng mở rộng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện xu hướng ngân hàng đưa ra các “gói sản phẩm”, “gói ưu đãi lãi suất” để đưa ra các giải pháp tín dụng tốt cho các doanh nghiệp, nhằm đẩy mạnh phát triển về doanh số và dư nợ tín dụng đối với doanh

nghiệp. Các quốc gia thành công trong việc cung cấp dịch vụ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp luôn đưa các chương trình tín dụng nhỏ, với các qui trình được chuẩn hoá và đơn giản hoá ở mức tối đa vẫn là một trong những dịch vụ tín dụng hấp dẫn cho KHDN, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quản trị rủi ro xét từ phía ngân hàng và doanh nghiệp sẽ đóng vai trò cốt lõi

trong thời gian tới. Nếu chỉ một bên quản lý rủi ro tốt thì việc cung cấp sản phẩm

dịch vụ tín dụng cho các doanh nghiệp cũng khó được tiến hành. Ví dụ như ngân hàng không thể thẩm định được các khoản vay hoặc các doanh nghiệp chưa minh bạch về thông tin tài chính cho ngân hàng và với cơ quan thuế, doanh nghiệp không tính hết các rủi ro trong các dự án đầu tư xin vay vốn hoặc kéo theo các chi phí dịch vụ cao mà các DN với tiềm lực tài chính hạn chế khó có thể thực hiện. Để giảm thiểu tình trạng thiếu thông tin về các DN và rủi ro thông qua việc sử dụng hệ thống tính điểm tín dụng, sử dụng thông tin do bên ngoài cung cấp, đánh giá rủi ro đối với người chủ doanh nghiệp; Xây dựng hệ thống chi phí và giá trên cơ sở mức độ rủi ro, chia sẻ rủi ro với bên thứ ba; Thiết lập các bộ phận chuyên hỗ trợ cho các nhóm doanh nghiệp có độ rủi ro cao, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập...

Bên cạnh đó, cần có các giải pháp giảm chi phí cho vay thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp và đơn giản hoá thủ tục cho vay; Phát triển sản phẩm tín dụng mới phù hợp, cải tiến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho các doanh nghiệp thông qua đào tạo các nhân viên ngân hàng và phân khúc các nhóm khách hàng; Hợp tác với các tổ chức của doanh nghiệp và các tổ chức cung cấp sản phẩm dịch vụ tín dụng để phát triển kinh doanh để giảm rủi ro và chi phí cũng như tích hợp các dịch vụ tài chính và phi tài chính phù hợp cho từng loại doanh nghiệp.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)