Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 118 - 125)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Vietinbank cần nghiên cứu, ban hành, rà soát, sửa đổi các quy trình, thủ tục vay vốn, cấp tín dụng cho phù hợp hơn, giúp doanh nghiệp được hỗ trợ vốn tín

dụng nhanh chóng, thuận tiện, có hướng dẫn cụ thể giúp cán bộ tín dụng nắm bắt và thực hiện tốt công việc. Quy trình hỗ trợ tín dụng cần tách bạch rõ ràng, cải thiện chất lượng tốt hơn để thúc đẩy hoạt động bán hàng, kinh doanh, chăm sóc khách hàng tốt hơn, đem đến sự thỏa mãn, hài lòng cho khách hàng. Đó là một trong những điều kiện tốt để thu hút khách hàng đến quan hệ tại chi nhánh, mở rộng mạng lưới và nâng cao uy tín, thương hiệu.

Cơ cấu hợp lý danh mục sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng: Nhu cầu của khách hàng là vô hạn và hay thay đổi do vậy ngân hàng cần thay đổi những sản phẩm tín dụng cho phù hợp. Dựa trên quá trình tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu, Vietinbank cần phải tích hợp những lợi ích mới, tăng giá trị gia tăng trên sản phẩm cũ, tạo sản phẩm mới. Khối phát triển sản phẩm, khối khách hàng cần tham mưu với Ban lãnh đạo Vietinbank đưa ra được cơ cấu sản phẩm hợp lý trong danh mục của sản phẩm. Đối với sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp cần có nhiều sản phẩm đa dạng, chi tiết hơn nữa về cho vay vốn, nghiệp vụ bảo lãnh, thư tín dụng L/C, nghiệp vụ thanh toán quốc tế... Đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp, ban hành chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng loại doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin trong toàn bộ hệ thống, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần có một hệ thống cập nhật thông tin khách hàng một

cách nhanh chóng, chính xác và cụ thể. Hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng

khách hàng để hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện tín dụng. Các khối khách hàng, phòng ban trên Trụ sở chính Vietinbank cần hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn về quy định, quy trình cơ chế tín dụng, lãi suất ưu đãi, giải quyết các hồ sơ tín dụng trình vượt thẩm quyền nhanh gọn hơn,... thường xuyên trao đổi với Chi nhánh về thông tin khách hàng, thiết lập quan hệ và giới thiệu khách hàng tốt cho chi nhánh tiếp cận. Định kỳ Trụ sở chính có những định hướng tín dụng kịp thời, có báo cáo phân tích và cảnh báo sớm rủi ro tín dụng của từng địa phương, ngành hàng, lĩnh vực. Hỗ trợ tốt hơn cho các chi nhánh trong việc xử lý nợ xấu, giải pháp xử lý vướng mắc về thủ tục pháp lý, tài sản thế chấp..., kinh nghiệm thực tế và bài học. Qua đó, các chi nhánh giải quyết triệt để, hiệu quả hơn nợ xấu, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đóng góp vào thành công chung của Vietinbank.

Nguồn nhân lực cũng luôn và một vấn đề cần được quan tâm trong tất cả các ngành nghề kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, Vietinbank cần nâng cao chất

lượng đào tạo đội ngũ cán bộ cho các chi nhánh, đặc biệt là các nhân viên mới tuyển dụng, cán bộ mới bổ nhiệm. Đặc biệt cần chú trọng phát triển trường đào tạo nguồn nhân lực của mình như cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, đào tạo sản phẩm dịch vụ mới, tiếp cận công nghệ ngân hàng mới … Khuyến khích đội ngũ cán bộ tự nghiên cứu, tham gia các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, các lớp về kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, chăm sóc khách hàng, học hỏi, bổ sung các kiến thức về pháp luật, nâng cao kiến thức chuyên ngành trên lĩnh vực hoạt động. Song song với việc đào tạo, đào tạo lại thì việc tuyển dụng cán bộ mới vào chi nhánh cần thực hiện tốt. Cần tố chức thi tuyển khách quan, công bằng và nghiêm túc. Tuyển chọn phải dựa trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc, có tiêu chuẩn rõ ràng. Phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để chọn lựa được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt, tiến hành bố trí công việc cho cán bộ theo đúng chuyên môn đào tạo, phát huy tối đa năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu được giao.

Ban quản trị điều hành giao chỉ tiêu hàng năm phù hợp với từng chi nhánh: Việc giao chỉ tiêu về nguồn vốn, dư nợ, lợi nhuận, phí dịch vụ... từ hội sở xuống cho từng chi nhánh là phải dựa trên nhiều yếu tố như: vị trí địa lý của chi

nhánh nằm ở khu vực nào, số lượng cán bộ nhân viên ở chi nhánh, năng lực của nhân viên, tốc độ tăng trưởng qua các năm, tỷ lệ an toàn vốn... Với chỉ tiêu hợp lý với từng cán bộ tín dụng, sẽ không gây ra áp lực lớn về chỉ tiêu, hạn chế căn bệnh thành tích tăng trưởng tín dụng nóng, đảm bảo những khoản vay có chất lượng, hiệu quả. Cán bộ tín dụng không phải vì chạy theo chỉ tiêu mà bỏ qua các bước thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng, ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của cán bộ.

Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp: Trong thời gian tới, Vietinbank cần

tăng cường thêm nữa hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh để củng cố, làm tôn vinh thêm thương hiệu không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng. Từ đó, khách hàng sẽ cảm nhận, trải nghiệm và thấy hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình của Vietinbank với tiêu chí “Nâng giá trị cuộc sống”.

Tiếp tục triển khai, hoàn thiện chương trình hiện đại hoá ngân hàng:

Trong thời gian tới, Vietinbank cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời, tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng các công nghệ này ở ngân hàng. Vì, hiện đại hóa ngân hàng là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Khi ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại thì việc đánh giá khách hàng, các phương án đầu tư dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh và chính xác. Đồng thời, các thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng sẽ được lưu trữ phục vụ cho công tác đánh giá và chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống. Nhờ vậy mà hiệu quả của các khoản cho vay cũng được tăng cao. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng cũng giúp giảm thiểu các khâu trung gian, chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng cạnh tranh của Vietinbank. Đây cũng là điều kiện để Vietinbank hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế và thực hiện sứ mệnh của mình là trở thành ngân hàng số một của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế địa phương của tỉnh Thái Nguyên, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Công và các doanh nghiệp trên địa bàn. Nền kinh tế không thể tăng trưởng phát triển nhanh và bền vững nếu không có sự phát triển của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp với những ưu thế và hạn chế nhất định nên khó có thể phát triển nếu thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là tài trợ vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực, nòng cốt của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhất thiết phải có sự định hướng, hỗ trợ trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Trong các chính sách hỗ trợ thì tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng và có hiệu quả để khuyến khích, định hướng và hỗ trợ phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp.

Việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp là chiến lược cho các ngân hàng thương mại nói chung và của Vietinbank chi nhánh Sông Công nói riêng. Thấy được điều này, VietinBank chi nhánh Sông Công đã có nhiều chú ý đến các đối tượng khách hàng doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong thực tế, mối quan hệ của Vietinbank với các doanh nghiệp hiện tại còn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Vì thế, việc tìm ra các giải pháp phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp tại Vietibank chi nhánh Sông Công là một vấn đề vô cùng cần thiết. Với mong muốn đưa ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề nêu trên, luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công trong giai đoạn 2012 – 2015, nghiên cứu và so sánh với hoạt động tín dụng doanh nghiệp ở một số NHTM cùng địa bàn. Luận văn đã đánh giá kết quả đạt được về tình hình hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của chi nhánh, chỉ ra những ưu điểm và

hạn chế tồn tài, nguyên nhân khách quan, chủ quan và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp đó.

Từ đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy mở rộng, phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Sông Công trong thời gian tới. Kiến nghị các Cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quản chủ quản về công tác chỉ đạo điều hành, nhằm hỗ trợ và hoàn thiện tốt hơn hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại chi nhánh.

Để tiếp tục phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong thời gian tới, Vietinbank chi nhánh Sông Công cần phải nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện nhiều hơn các giải pháp và kiến nghị đề xuất trong bài viết này, nhằm khắc phục các nhược điểm, phát huy thế mạnh để hướng tất cả hoạt động đến với mục tiêu duy nhất: phục vụ khách hàng một cách hài lòng nhất. Để làm được điều này, trong thời gian tới chi nhánh có thể hướng đến bốn nhóm giá trị cơ bản làm nên sự thành công bền vững của bất kỳ tổ chức kinh tế nào: tối đa hóa giá trị của khách hàng, tối đa hóa giá trị nguồn vốn của ngân hàng; tối đa hóa giá trị của nhân viên và tối đa hóa giá trị đóng góp cho cộng đồng.

Trong quá trình nghiên cứu, dù có cố gắng tìm hiểu nhưng với thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết điểm nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn, giúp đỡ của thầy cô, người hướng dẫn khoa học, các bạn quan tâm để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa cho đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Tô Ngọc Hưng (2011), Ngân hàng thương mại, NXB Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

2. Nguyễn Minh Kiều (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội, TP.HCM.

3. Luật số 47/2010/QH12 ban hành Luật các tổ chức tín dụng, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16/06/2010.

4. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa

XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26/11/2014.

5. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2011), Quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế (Theo Quyết định số 222/QĐ-HĐQT- NHCT35 ngày 26/02/2010 và Quyết định số 1165/QĐ-HĐQT-NHCT35

ngày 10/11/2011), Hà Nội.

6. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2016), Quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp (Theo Quyết định số 588/2015/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 16/04/2015 và Quyết định số 234/2016/QĐ-TGĐ-NHCT35 ngày 03/03/2016), Hà Nội.

7. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2014), Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp (Theo Quyết định số

2304/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014), Hà Nội.

8. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2013), Sổ tay sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp (Theo Quyết định số 1864/2013/QĐ-

TGĐ-NHCT5 ngày 01/06/2013), Hà Nội.

9. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công (2012, 2013 2014, 2015), Bảng cân đối kế toán và Báo cáo cho vay của Ngân hàng

Vietinbank chi nhánh Sông Công năm 2012, 2013, 2014, 2015, Sông Công.

10. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Sông Công (2012, 2013, 2014, 2015), Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của Ngân hàng

11. Vietinbank (2016), Tổng quan về vietinbank, https://www.vietinbank.vn/web/ home/vn/gioi-thieu/, ngày 03/06/2016.

12. Tô Ngọc Hưng (2016), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng năm 2015 và những vấn đề đặt ra cho năm 2016, http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/ apph/tcnh, ngày 06/06/2016, ...

I. Tài liệu tham khảo tiếng Anh:

13. Susan C.Alker (2010), Corporate Credit -- A CFO's Guide to Bank Debt and Loan Agreements, Auburn Drive Publishing, California.

14. MortonGlantz, Johnathan Mun (2010), Credit Engineering for Bankers, Academic Press, Massachusetts.

15. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley& Sons, New Jersey. 16. Peter S. Rose (2001), Commercial Bank Managerment, McGraw-Hill Education,

Columbus.

17. Perter S.Rose, Sylvia Hudgins (2012), Bank Management & Financial Services, McGrawHill Education, Columbus.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 118 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)