Kiến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 116 - 118)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng nhà nước

4.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý

Quan hệ tín dụng của ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, do đó một môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện sẽ giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay có hiệu quả hơn, doanh nghiệp cũng sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình nghiêm chỉnh, đầy đủ hơn. Để đạt được điều này Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý đồng bộ, hiệu quả, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến tín dụng, đẩu tư, xuất nhập khẩu, đất đai, xây dựng... các quy định về đăng ký thế chấp, bảo lãnh… để tạo môi trường pháp lý chặt chẽ hơn, hỗ trợ cho hoạt động tín dụng cũng như đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng.

4.3.1.2. Ngân hàng nhà nước tiếp tục xây dựng hoàn thiện văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng, tăng cường công tác thanh tra kiểm tra

Các quyết định của Ngân hàng Nhà nước cần được xây dựng hoàn thiện, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, đảm bảo yêu cầu đặt ra của đời sống xã hội, tháo gỡ các

vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà, nhưng cũng phải bảo đảm an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ của các tổ chức tín dụng, của các doanh nghiệp và nhân dân trong hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Ngân hàng Nhà nước cũng cần ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quyết định trên đến các ngân hàng thương mại một cách cụ thể, để các ngân hàng kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với các quy định đã đề ra.

Ngân hàng Nhà nước cần phải nâng cao hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong việc cung cấp những thông tin cho các NHTM phục vụ cho công tác thẩm định. Không chỉ cung cấp thông tin tín dụng, CIC cần mở rộng phạm vi, cung cấp thêm các thông tin kinh tế, kỹ thuật có liên quan đến ngân hàng, doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin tín dụng của các NHTM phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn. Theo đó, CIC có thể trở thành một trung tâm tư vấn, cung cấp các nguồn thông tin hữu ích, an toàn cho cả hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước là đơn vị kiểm tra giám sát hoạt động của các ngân hàng. Nâng cao vai trò giám sát của thanh tra ngân hàng, công tác thanh tra cần phải thực hiện thường xuyên và có cơ chế giám sát chặt chẽ, khoa học. Ngân hàng nhà nước với vai trò rất quan trọng là điều chỉnh, thanh lọc và ổn định hoạt động của các ngân hàng thương mại, nhưng cũng cần tạo môi trường thuận lợi, đưa ra các quy định chính sách cơ chế phù hợp, thuận lợi để các ngân hàng thương mại cùng phát triển, cạnh tranh công bằng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi nhất.

4.3.1.3. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ các doanh nghiệp

Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng nhà nước cần có định hướng chiến lược, cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm đại đa số, với nguồn vốn đầu tư kinh doanh còn hạn chế, chưa có năng lực tài chính tốt và sức cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước, bộ ban ngành cần xây dựng, hoàn thiện luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chính phủ và các bộ ban ngành cần hỗ trợ tốt hơn nữa để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, trong đó chú trọng nâng cao năng lực

quản trị, mở rộng thị trường, áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, nâng cao năng suất lao động. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyền kinh doanh, bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội thuận lợi nhất trong hội nhập toàn cầu, lớn mạnh trong nước, có năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế, hình thành sản phẩm thương hiệu Việt nổi tiếng, mang tầm khu vực và thế giới, và trở thành lực lượng nòng cốt để xây dựng Việt Nam trở nên giàu có, thịnh vượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)