5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Các điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực đông bắc bộ có địa hình đồi núi và trung du. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước. Được thành lập từ năm 1891 đến năm 1968 Phú Thọ hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc đổi tên thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất đến năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú lại tách ra thành tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc như ngày nay.
3.1.1.1. Về vị trí địa lý
Phú Thọ có phía Bắc giáp với Tuyên Quang, Yên Bái. Phía Nam giáp Hòa Bình. Phí Đông giáp Vĩnh Phúc, Ba Vì - Hà Tây. Phía tây giáp Sơn La, Yên Bái. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km và cách thủ đô Hà Nội 80km, với vị trí là điểm nối của ngã 3 sông Phú Thọ cũng chính là cửa ngõ phía Tây - Bắc của thủ đô Hà Nội và là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền Tây - Bắc. Phú Thọ có cả hệ thống đường sắt, đường thủy (sông) và đường bộ là đường Quốc lộ 2 nối 6 tỉnh miền núi phía Bắc, có hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chạy qua do vậy Phú Thọ có vị trí địa lý vô cùng quan trọng về kinh tế chính trị cũng như về quốc phòng an ninh. Đây cũng chính là cơ sở để Phú Thọ phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa ra bên ngoài với các tỉnh bạn.
3.1.1.2. Về địa hình và tiềm năng sử dụng đất
Địa hình tỉnh Phú Thọ có đặc điểm là tỉnh miền núi trung du do vậy vùng núi chiếm tơi 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trung du là 14,35% và đồng bằng chiếm 6,65% diện tích đều nằm rải rác trong tỉnh.
Vùng núi là khu vực phí Tây và phía Nam bao gồm các tỉnh như Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, và một số xã của các huyện như Cẩm Khê, Hạ Hòa
việc đi lại tuy gặp nhiều khó khăn nhưng lại có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp khai thác khoán sản và kinh tế trang trại, khai tác khoáng sản.
Vùng đồng bằng dải rác ven các triền sông Hồng, sông Lô, sông Đà và trung du thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp nguyên liên chè, giấy, cây ăn quả, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.