Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXHBB trên địa
4.2.8. Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý sai phạm bất cập
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành: thanh tra lao động, thanh tra tài chính và kiểm tra của cơ quan BHXH, kiểm tra của tổ chức công đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ phải tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thành lập các tổ chức công đoàn tại các đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc, nhắc nhở đơn vị phải khai báo số lao động và đóng BHXH đầy đủ theo luật định.
Việc tổ chức phối hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành sẽ tránh được hiện tượng chồng chéo, trùng lặp thường xảy ra trong thanh tra, kiểm tra; mặt khác sẽ tập trung được việc thanh tra, kiểm tra vào những đơn vị trọng điểm có dấu hiệu vi phạm pháp luật BHXH. Và vấn đề quan trọng nữa là kết luận của thanh tra, kiểm tra có hiệu lực thực hiện ngay sau thanh tra, kiểm tra, không cần "chờ" ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới thực hiện, vì ở đây cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra.
Đối với những hành vi vi phạm hành chính về BHXH, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Bên cạnh việc xử lý nghiêm minh các vi phạm, cần khen thưởng kịp thời những đơn vị sử dụng lao động làm tốt công tác đăng ký tham gia và thu nộp BHXH hàng năm. Sử dụng đồng bộ biện pháp kinh tế với biện pháp hành chính, khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm về đóng BHXH, thực hiện phạt tiền và thực hiện truy thu qua hệ thống kho bạc hoặc ngân hàng; hoặc phong tỏa tài khoản và các giao dịch kinh doanh tùy theo mức độ vi phạm về đóng BHXH.
Việc thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm những sai sót tại BHXH tỉnh Phú Thọ đã và đang được thực hiện nhưng chưa được thường xuyên, liên tục. Vì vậy, cần xây dựng lịch kiểm tra thường xuyên về thu BHXHBB và đơn vị sử dụng lao động. Không chỉ đơn thuần là khi nào phải có vướng mắc, có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì mới thanh tra, kiểm tra. Phối hợp với các cơ quan thanh tra, tài chính, kho bạc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thu BHXHBB. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp, đơn vị có số lượng lao động lớn... phát hiện sớm những trường hợp nợ đọng tiền thu BHXHBB. Đặc biệt phải kiểm tra thường xuyên việc quản lý tiền mặt, quản lý đối tượng thu BHXHBB hàng tháng, kiểm tra việc báo cáo những đối tượng thu BHXHBB.
Bên cạnh đó BHXH cần quan tâm cử cán bộ kiểm tra tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh tổ chức tại địa phương hoặc do các đơn vị nghiệp vụ BHXH Việt Nam tổ chức. Thực hiện tốt chế độ hỗ trợ đối với cán bộ kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân theo quy định để kịp thời động viên cán bộ kiểm tra, cán bộ tiếp công dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nếu phát hiện vi phạm Luật BHXH thì kiên quyết phải xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật. Khi có tranh chấp trong quan hệ BHXH cơ quan BHXH cũng cần giải quyết theo pháp luật.
Đặc biệt BHXH tỉnh Phú Thọ phải là cơ quan tham mưu trong lĩnh vực BHXH nên cần phải năng động hơn trong việc xây dựng kế hoạch cùng với Sở lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để kiến nghị, định hướng cho các doanh nghiệp tham gia BHXH.
BHXH tỉnh Phú Thọ phải thường xuyên thông báo cho Sở kế hoạch đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh những doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động trong thời gian dài nhưng không tham gia BHXH để Ủy ban tỉnh có phương án xử lý theo quy định của pháp luật.