5. Bố cục của luận văn
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXHBB trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
BHXH là chính sách lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, chứa đựng cả nội dung kinh tế, nội dung xã hội và nội dung pháp lý. Để đảm bảo thực hiện hài hòa các nội dung nói trên và đạt được mục tiêu mà BHXH đặt ra thì việc thực hiện thu BHXH trước hết là trách nhiệm của NN. Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sự nghiệp BHXH thông qua việc ban hành các quy định pháp luật về BHXH và kiểm tra thực hiện các quy định đó. Mặt khác, quỹ BHXH với ý nghĩa là một quỹ tích lũy hình thành trên cơ sở đóng góp của ba bên (Nhà nước - người sử dụng lao động - người lao động), nhằm giúp đỡ về mặt vật chất cho NLĐ khi họ gặp rủi ro, khó khăn không chỉ khi đang tham gia quan hệ lao động. Do đó bên cạnh nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động thì NN có trách
nhiệm hỗ trợ quỹ BHXH và trong trường hợp cần thiết NN có các biện pháp để bảo toàn giá trị quỹ, đảm bảo sự an toàn về tài chính cho quỹ BHXH.
Nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXHBB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đồng thời có các hình thức làm tăng trưởng nguồn thu BHXHBB tiến tới đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 tỷ và hạn chế tối đa tình trạng trốn nộp, nộp muộn BHXHBB thì BHXHBB cần phải có những giải pháp phù hợp, cụ thể. Qua nghiên cứu, phân tích các số liệu thống kê niên giám hàng năm và dựa vào tình hình thực tế của BHXH tỉnh Phú Thọ, trong bài luận văn của mình tôi mạnh dạn đề ra những giải pháp thích hợp để tăng trưởng nguồn quỹ thu BHXHBB trong thời gian sắp tới.