Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXHBB trên địa
4.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện thu BHXH
Công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH được đặt ra phải chặt chẽ, chính xác và thông suốt đến từng NLĐ tham gia và từng đối tượng hưởng BHXH; đảm bảo trong một thời gian rất dài. Để thực hiện nhiện vụ này công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.
+Trang bị máy vi tính cho tất cả các huyện, thành, thị để đủ sức tổ chức quản lý theo nguyên tắc: thu BHXH đến đâu phải đưa dữ liệu nộp của NLĐ vào máy tính đến đó.
+ Từng bước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ máy tính theo phương thức vừa học vừa làm.
+ Tổ chức phần mềm quản lý theo hướng hoàn thiện dần, trước mắt chủ yếu phục vụ công tác nhập dữ liệu và những yêu cầu khai thác sử dụng đơn giản. Trọng tâm là xây dựng được kho dữ liệu về quá trình tham gia BHXH của NLĐ
+ Xây dựng và liên kết hệ thống máy tính trên phạm vi diện rộng đối với toàn ngành BHXH Việt Nam. Trước tiên thực hiện nối mạng đối với các cơ quan BHXH từ các cấp huyện, thị xã đến tỉnh, thành phố và dưới sự quản lý của máy chủ ở BHXH tỉnh Phú Thọ.
+ Tổ chức xây dựng trang Web của BHXH tỉnh Phú Thọ, trên trang Web này cần bổ sung thêm mục trả lời trực tuyến để từ đó giúp người sử dụng lao động và NLĐ ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có thể cập nhật thông tin về tình hình hoạt động cũng như sự thay đổi trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH.
+ BHXH tỉnh Phú Thọ đề xuất BHXH Việt Nam hỗ trợ kinh phí và có hướng chỉ đạo cụ thể trong lĩnh vực này, đảm bảo vừa giúp địa phương đưa
công nghệ thông tin vào quản lý được ngay, vừa tránh những lãng phí do đầu tư không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của toàn ngành.
Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý BHXH một nhu cầu tất yếu và không thể thiếu được. Vì vậy, Nhà nước và BHXH Việt Nam cần quan tâm hơn nữa vì mục tiêu lâu dài của ngành BHXH Việt Nam.
Tin học hoá đã và đang được các cơ quan Ban, Ngành quan tâm áp dụng cho việc quản lý trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Mặc dù việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở BHXH tỉnh Phú Thọ còn nhiều mới mẻ, song hiệu quả đạt được trong những năm vừa qua đã chứng tỏ cho chúng ta thấy so với phương thức quản lý cũ (mang tính thủ công) việc áp dụng công nghệ tin học đã đẩy công tác quản lý lên một bước, không chỉ đảm bảo trên phương diện thống kê, lưu trữ mà nó còn phục vụ cho việc tác nghiệp xử lý công việc và thông tin nhanh chóng, chính xác, giảm bớt những thao tác không cần thiết, tạo thời gian cho cán bộ chuyên tâm nghiên cứu nghiệp vụ.
Trong thời đại thông tin đại chúng, khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng hơn thế nữa yêu cầu đặt ra là cần có một phần mềm nào đó tích hợp nhằm liên kết sự phối hợp giữa các ngành với nhau, một phần mềm liên ngành giữa các cơ quan BHXH, Sở lao động- Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, Sở kế hoạch đầu tư...để giúp cho công tác thu BHXH được thực hiện tốt hơn nhằm chống thất thu BHXH, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ như: Khi có một đơn vị mới tham gia được Sở kế hoạch cấp giấy phép kinh doanh thì ngay lập tức bên cơ quan BHXH thông qua phần mềm liên ngành đã có địa chỉ đơn vị và lập tức đưa vào danh sách khai thác thu BHXH mới, danh sách theo dõi tình hình thu, nộp BHXH...
Việc quản lý, lưu trữ, xử lý nghiệp vụ trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở để giải quyết
mọi chính sách, chế độ cho NLĐ khi NLĐ có đủ điều kiện và yêu cầu được hưởng các chế độ BHXH theo Luật định. Vì vậy, công việc quản lý đòi hỏi phải cập nhật, lưu trữ một khối lượng cơ sở dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian dài của đơn vị sử dụng lao động và người lao động, cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết về công tác thu, nộp BHXH và giải quyết chế độ chính sách giúp lãnh đạo BHXH các cấp kịp thời chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH và cung cấp cho các Ban, phòng nghiệp vụ liên quan để giải quyết chính sách chế độ cho NLĐ có tham gia BHXH.
Trong thời gian hơn 10 năm vừa qua kể từ khi hệ thống BHXH chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ. Công tác quản lý BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng chủ yếu vẫn là bằng phương pháp thủ công, do đó việc xử lý nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến việc theo dõi, báo cáo và giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý đối tượng. Trong khi đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ở các tỉnh, thành phố chủ yếu mới dừng lại ở mức độ thống kê số liệu và chưa khai thác được những tính năng của máy vi tính để áp dụng vào quản lý. Do vậy, BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức viên chức giỏi về tin học, phải thường xuyên được tham dự các khóa huấn luyện tin học, các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn.
Việc đưa công nghệ tin học vào quản lý nhằm quản lý toàn bộ NLĐ tham gia và đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ về BHXH theo đúng Luật. Quản lý mức luơng, phụ cấp và điều kiện làm việc của từng NLĐ trong toàn bộ quá trình tham gia và đóng BHXH để làm cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH trong mọi trường hợp. Cung cấp số liệu làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cũng như các vẫn đề khác liên quan đến việc hoạch định phát triển của cơ cấu xã hội có sự tham gia của người lao động. Thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH bằng việc quản lý số tiền thu, nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động và NLĐ trích nộp.
Tóm lại, việc nghiên cứu đưa công nghệ thông tin vào quản lý còn là điều kiện quan trọng để ngành BHXH đẩy mạnh cải cách hành chính trong các hoạt động của ngành nhất là trong công tác quản lý thu BHXH và giải quyết chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo yêu cầu, ngày càng tăng của ngành trong tình hình mới.