Tổ chức thực hiện quản lý thu BHXHBB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh phú thọ nguyễn tiến dũng (Trang 53 - 63)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác quản lý thu BHXHBB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.3.2. Tổ chức thực hiện quản lý thu BHXHBB

3.3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu BHXH a. Tổ chức phân cấp quản lý thu

Công tác quản lý thu BHXH là cách thức tổ chức sắp xếp công tác thu BHXH do cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực BHXH quy định, nhằm hướng dẫn điều chỉnh các bộ phận trong hệ thống BHXH hoạt động theo một phương thức thống nhất.

Trong công tác quản lý thu BHXH phân cấp quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo cho công tác thu được đồng bộ, đảm bảo các yêu cầu về thông tin chỉ đạo, xử lý kịp thời các vướng mắc và chuyên môn hoá trong từng khâu. Đối với việc phân cấp của ngành BHXH hiện nay, công tác thu BHXH được phân thành các cấp quản lý theo mô hình.

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy quản lý thu BHXH

BHXH Việt Nam BHXH Tỉnh Phú Thọ Phòng Quản lý thu BHXH BHXH huyện thị

Theo mô hình trên việc phân cấp quản lý được chia làm 3 cấp: BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh và BHXH huyện thị - Phòng quản lý Thu. Trong 3 cấp quản lý này cấp BHXH huyện thị và Phòng Quản lý thu BHXH trực tiếp thu BHXHBB của các đối tượng, cấp BHXH Việt Nam có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo nghiệp vụ, tổng hợp số liệu thu trong toàn quốc và nghiên cứu, xây dựng, tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các văn bản chỉ đạo, xử lý những vướng mắc trong công tác thu và trực tiếp chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện nhiệm vụ thu BHXH.

BHXH cấp tỉnh có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác thu BHXH trong địa bàn tỉnh và các quận, huyện, thu BHXH của các đơn vị có yếu tố nước ngoài, các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp Trung ương, cấp tỉnh đóng trên địa bàn, các DNNN trực thuộc các Bộ chuyên ngành, đồng thời có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo số thu của toàn tỉnh gửi lên BHXH Việt Nam.

Cấp quận, huyện, thành phố, thị xã trực tiếp thu BHXH của các đơn vị trên địa bàn quận, huyện theo phân cấp của tỉnh, thành phố. Các chu trình thu được thực hiện theo một nguyên tắc khép kín từ Trung ương tới cơ sở.

b. Phân công cán bộ làm công tác quản lý thu BHXHBB

Để đạt hiệu quản trong công tác quản lý thu BHXHBB thì cán bộ phụ trách công tác thu phải là người được khảo sát thực tế nhằm:

+ Nắm chắc số đơn vị SDLĐ, số lượng lao động có trong các đơn vị nhằm tránh tình trạng đơn vị SDLĐ cố tình kê khai sai số lượng lao động nhằm trốn nghịa vụ đóng BHXHBB cho NLĐ. NLĐ sẽ gặp thiệt thòi khi không được hưởng các chế độ BHXH. Qua đó nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị.

+ Trực tiếp hướng dẫn các đơn vị SDLĐ lập danh sách lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH.Lập biểu điều chỉnh tăng giảm lao động, mức đóng BHXH hàng tháng cho NLĐ và đối chiều nộp BHXH cho cơ quan BHXH.

+ Cán bộ phụ trách thu căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương đơn vị đăng ký và biểu tăng giảm lao động mức đóng... để xác định số tiền

BHXHBB phải đóng. Qua đó đôn đốc nhắc nhở các đơn vị SDLĐ thực hiện nộp đầy đủ theo quy định, hạn chế tình trạng nợ đọng diễn da kéo dài.

+ Tổng hợp kết quả đóng BHXH theo khối loại hình quản lý, xác định các trường hợp ốm đau thai sản, nghỉ dưỡng sức, nghỉ hưu để NLĐ được hưởng các chế độ BHXH theo quyền lợi mà họ được hưởng.

3.3.2.2. Đối tượng tham gia BHXHBB

Đối tượng và phạm vi BHXH được mở rộng tất cả các lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Nếu như trước ngày 01/01/2003 đối tượng tham gia BHXHBB bị khống chế đối với ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì mới thuộc đối tượng tham gia BHXHBB nhưng đến nay kể từ khi có Luật BHXH đã mở rộng việc tham gia BHXHBB đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác (không khống chế số lao động tham gia BHXH).

Nhận thức tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH đối với mọi NLĐ thuộc các thành phần kinh tế; để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đúng và đầy đủ; BHXH tỉnh Phú Thọ đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, với sự nỗ lực tích cực đáng ghi nhận luôn chú trọng phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH và thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động.

Ngay từ đầu các năm BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và Cục thuế tỉnh để cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát để nắm được số lượng đơn vị đang hoạt động tiến hành vận động khai thác và yêu cầu các đơn vị thực hiện thu nộp BHXH cho người lao động.

Tính đến cuối năm 2016 tại địa bàn tỉnh Phú Thọ theo báo cáo của BHXH tỉnh Phú Thọ tính đến hết 31/12/2016 toàn tỉnh có 3834 đơn vị tham gia BHXHBB với 135.563 người. Cụ thể số lao động tham gia BHXH theo khối loại hình các năm như sau:

Bảng 3.2: Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH theo khối, loại hình

TT Loại hình tham gia BHXH, BHYT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh năm 2016 với

năm 2014 Đơn vị Số LĐ Đơn vị Số LĐ Đơn vị Số LĐ Đơn vị Số LĐ

1 HCSN, ĐĐT 1.348 38.476 1.363 38.859 1.349 38.624 1 148

2 Doanh nghiệp nhà nước 111 15.131 107 13.930 106 13.805 -5 -1.326

3 Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 1.192 25.561 1.259 24.638 1.378 26.864 186 1.303

4 Khối xã, phường 277 5.675 277 5.569 277 5.652 0 -23

5 Đối tượng khác 494 41.522 508 45.825 724 50.618 230 9.096

6 Tổng 3.422 126.365 3.514 128.821 3.834 135.563 412 9.198

Nguồn: Thống kê kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN (01 BC) Phòng quản lý thu BHXH Tỉnh Phú Thọ

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Khối đơn vị hành chính sự nghiệp các năm 2014, 2015 và 2016 không có sự chênh lệch đáng kể, năm 2016 so với năm 2013 có tăng thêm 1 đơn vị trong khi lao động tăng lên 148 người. Điều này cho thấy các cơ quan nhà nước không mở rộng thêm mà chỉ bổ sung nhân sự vào thay thế những vị trí còn trống còn thiếu hoặc vào những vị trí cần thêm nhân lực để làm việc. Điều này cũng cho thấy các đơn vị NN đang từng bước tinh giảm biên chế do chính sách tinh giảm biên chế theo Nghị định 16 và Nghị định 32 với mục đích giảm là khuyến khích đưa cán bộ công chức viên chức không có trình độ, cán bộ công nhân viên chức già yếu, ốm đau bệnh tật đồng thời điều động cán bộ công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều vị trí thay cho việc tuyển thêm nhân sự như trước đây. Bằng chứng là năm 2016 so với năm 2014 số lượng lao động có tăng lên rất hạn chế là 148 người mặc dù năm sau sự vụ, sự việc nhiều hơn năm trước.

Khối DNNN năm 2014 là 111 đơn vị, năm 2015 là 107 đơn vị và năm 2016 giảm còn 106 đơn vị, số lao động làm việc trong các DNNN năm 2014 cao nhất là 15.131 người, năm 2015 giảm còn 13.930 và năm 2016 chỉ còn 13.805 lao động. Ta nhận thấy năm sau luôn có xu hướng giảm so với năm trước cả về số Doanh nghiệp và số lượng lao động. Năm 2016 so với năm 2014 giảm 5 doanh nghiệp và 1.326 lao động. Lý do các đơn vị ở khối doanh nghiệp Nhà nước này giảm qua các năm như vậy là do các DNNN đã chuyển dần sang hình thức cổ phần, số lao động giảm do Quyết định chi nghỉ theo Nghị định 41/CP của Chính Phủ, một nguyên nhân nữa là do doanh nghiệp sản xuất không có hiệu quả, làm ăn thua lỗ nên sát nhập hoặc giải thể.

Khối DNNQD qua các năm đều thấy có xu hướng tăng dần lên. Cụ thể năm 2014 là 1.192 DN, năm 2015 là 1.259 DN và năm 2016 là 1.378. Năm 2016 so với năm 2014 tăng lên là 186 DN. Điều này có thể lý giải năm 2016 được coi là năm khởi nghiệp, tỉnh Phú Thọ dã mở rộng chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DN vào làm việc, tạo môi trường kinh doanh, cung

cấp nguồn lao động có trình độ phù hợp với doanh nghiệp. Ngoài ra có những DN cổ phần hóa, DN mới thành lập theo Luật DN, kinh tế tập thể, các công ty TNHH, xí nghiệp... Chính vì các DNNQD tăng nên số lao động có việc làm và được đóng BHXH cũng tăng lên 1.303 lao động. Đây chính là điều kiện, cơ hội để thực hiện chính sách của Đảng, NN về giải quyết việc làm, nâng cao đời sống kinh tế khu vực.

Khối xã phường vẫn luôn duy trì là 277 đơn vị, số lao động năm 2016 giảm 23 người so với năm 2014.

Khối có số lao động tăng cao nhất là khối các đối tượng khác năm 2016 tăng hơn 9000 lao động được tham gia đóng BHXH. Đây là khối gồm những hợp tác xã, khối ngoài công lập, các tổ hợp tác, lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hộ SXKD cá thể, các tổ chức khác.... Điều này cho thấy không chỉ có những doanh nghiệp, công ty mới thành lập mà có rất nhiều lao động đang làm việc ở những HTX, hộ kinh doanh... có tham gia đóng BHXH. Đây không chỉ ở sự hiểu biết của chủ sử dụng lao động, NLĐ mà còn có sự tác động rất lớn từ phía cơ quan BHXH đã khuyến khích họ tham gia đóng BHXHBB.

Ngay từ đầu các năm BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và Cục thuế tỉnh để cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát để nắm được số lượng đơn vị đang hoạt động tiến hành vận động khai thác và yêu cầu các đơn vị thực hiện thu nộp BHXH cho người lao động.

Tuy số DN và số LĐ tham gia đóng BHXHBB có tăng nhưng thực tế khối DNNQD, HTX, hộ kinh doanh cá thể vẫn còn khá nhiều lao động chưa được tham gia đóng BHXH đầy đủ. Nguyên nhân chưa khai thác được đó là:

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH chỉ có 01 người đứng ra thành lập, mục đích chỉ vay vốn để kinh doanh, làm theo mùa vụ, thuê mướn lao động nông nhàn và trả tiền công theo khoán sản phẩm.

- Một số doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh hoạt động nhỏ lẻ, sử dụng lao động đã nhiều tuổi, lao động trong gia đình nên không có khả năng khai thác. Với hộ kinh doanh cá thể chỉ buôn bán nhỏ rất khó khai thác tăng lao động tham gia BHXH.

- Nhận thức của chủ sử dụng lao động về BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa đồng bộ, chặt chẽ.

- Phương án sản xuất kinh doanh của các đơn vị ngoài quốc doanh tính cạnh tranh không ổn định làm cho NLĐ dễ bị mất việc làm, mặt khác loại hình này thu hút nhiều lao động phổ thong chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định lại thường xuyên thay đổi nơi làm việc.

- Ngoài ra qua kết quả thu BHXHBB đã nổi cộm rõ nét năm 2015 có 149 đơn vị không có khả năng thu, 15 đơn vị bị khởi kiện. Năm 2016 có 127 đơn vị không có khả năng thu, 4 đơn vị không tồn tại, không hoạt động hoặc giải thể phá sản, chủ sử dụng lao động bị bắt để điều tra.

3.3.2.3. Thực hiện mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXHBB

Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể:

- Đối với khu vực Nhà nước:

Quy định về chế độ tiền lương trong các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chỉ tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương...cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động.

Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số đó (bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động, nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.

- Đối với khu vực ngoài Nhà nước:

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và NLĐ là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thoả thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động.

Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng.

Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động.

Mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH, mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả NLĐ để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định. Các doanh nghiệp bóc lột cạn kiệt sức lao động của NLĐ nhưng chỉ trả cho họ đồng lương ít ỏi chủ yếu là hợp đồng do họ thỏa thuận

chỉ nghĩ đến lợi nhuận của công ty chứ không hề quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động.

Như vậy, có thể nói việc quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho NLĐ nào, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do các chủ doanh nghiệp quyết định.

- Tạo ra chủ nghĩa bình quân trong việc đóng và hưởng BHXH, đây là sự bất bình đẳng lớn: doanh nghiệp ăn nên làm ra, muốn đóng cao để hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh phú thọ nguyễn tiến dũng (Trang 53 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)