Giới thiệu chung về địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh phú thọ nguyễn tiến dũng (Trang 46 - 48)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu chung về địa bàn tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Các điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực đông bắc bộ có địa hình đồi núi và trung du. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước. Được thành lập từ năm 1891 đến năm 1968 Phú Thọ hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc đổi tên thành tỉnh Vĩnh Phú. Sau 29 năm hợp nhất đến năm 1997 tỉnh Vĩnh Phú lại tách ra thành tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc như ngày nay.

3.1.1.1. Về vị trí địa lý

Phú Thọ có phía Bắc giáp với Tuyên Quang, Yên Bái. Phía Nam giáp Hòa Bình. Phí Đông giáp Vĩnh Phúc, Ba Vì - Hà Tây. Phía tây giáp Sơn La, Yên Bái. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km và cách thủ đô Hà Nội 80km, với vị trí là điểm nối của ngã 3 sông Phú Thọ cũng chính là cửa ngõ phía Tây - Bắc của thủ đô Hà Nội và là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cầu nối giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh miền Tây - Bắc. Phú Thọ có cả hệ thống đường sắt, đường thủy (sông) và đường bộ là đường Quốc lộ 2 nối 6 tỉnh miền núi phía Bắc, có hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chạy qua do vậy Phú Thọ có vị trí địa lý vô cùng quan trọng về kinh tế chính trị cũng như về quốc phòng an ninh. Đây cũng chính là cơ sở để Phú Thọ phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa ra bên ngoài với các tỉnh bạn.

3.1.1.2. Về địa hình và tiềm năng sử dụng đất

Địa hình tỉnh Phú Thọ có đặc điểm là tỉnh miền núi trung du do vậy vùng núi chiếm tơi 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trung du là 14,35% và đồng bằng chiếm 6,65% diện tích đều nằm rải rác trong tỉnh.

Vùng núi là khu vực phí Tây và phía Nam bao gồm các tỉnh như Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, và một số xã của các huyện như Cẩm Khê, Hạ Hòa

việc đi lại tuy gặp nhiều khó khăn nhưng lại có tiềm năng để phát triển lâm nghiệp khai thác khoán sản và kinh tế trang trại, khai tác khoáng sản.

Vùng đồng bằng dải rác ven các triền sông Hồng, sông Lô, sông Đà và trung du thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp nguyên liên chè, giấy, cây ăn quả, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.

3.1.2. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ

Dân số trung bình toàn tỉnh sơ bộ tính đến thời điểm 31/12/2015 là 1.370.625 người và dân số đăng ký hộ khẩu tính đến hết 31/12/2015 là 1.488.049 người. Mật độ dân số trung bình bình quân là 389 người/km². Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,02%.

Trong đó mật độ dân số cao nhất là ở Việt Trì: 1770 người/km², Thị xã Phú Thọ: 1089 người/km² và ở Lâm Thao: 1051 người/km². Đây là điều dễ hiểu vì cả 3 huyện thị này đều nằm trong khu vực tập trung nhiều các khu công nghiệp, đơn vị xí nghiệp, các công ty, doanh nghiệp.

3.1.2.1. Về kinh tế

Nằm trong khu đông bắc bộ địa bàn chủ yếu là đồi núi, tiềm năng phát triển kinh tế có hạn nên mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh còn thấp hơn so với các tỉnh khác. Các cơ sở kinh tế chủ yếu đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên với vị trí địa lý đắc đạo, có lợi thế và thuận tiện về đường đi và là cửa ngõ của thủ đô, là địa điểm kinh tế trọng điểm phía Bắc, cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc.

Phú Thọ đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên để phát huy những thuận lợi vốn có của mình như khai thác, chế biến khoáng sản, nông - lâm sản, vật liệu xây dựng, dệt may... Đồng thời xây dựng các khu công nghiệp theo hướng quy mô, tập trung, công nghiệp hóa hiện đại hóa, mời gọi đầu tư từ các đơn vị tỉnh bạn hoặc từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Khai thác và tận dụng tối đa nguồn du lịch đặc biệt ở Phú Thọ có khu di tích lịch sử đền Hùng, vườn Quốc Gia Xuân Sơn, tắm khoáng nóng Thanh Thủy, khu du lịch Đảo Ngọc Thanh Thủy, đầm Ao Châu, ao Giời Hạ Hoà, Quảng trường Việt Trì... do vậy nền kinh tế của tỉnh trong những năm gần đây có khá nhiều khởi sắc.

3.1.2.2. Về xã hội

- Cơ sở hạ tầng: Sau nhiều năm thay đổi và phát triển đến nay Phú Thọ đã có cơ bản các kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ về giao thông đường bộ - đường thủy - đường sắt rất đầy đủ. Hệ thống thủy lợi được xây dựng và đầu tư liên tục. Hệ thống điện thắp sáng cơ bản đã được bổ sung, nâng cấp lắp ráp thêm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Các khu vực dân cư đều đã được xây dựng các nhà văn hóa khu, xóm nhằm tạo điều kiện giao lưu, học hỏi và trao đổi lẫn nhau. Hệ thống thông tin như điện thoại, internet cơ bản đều được đầu tư trang bị mới do các nhà cung cấp triển khai đến mọi khu vực, đảm bảo nhu cầu sử dụng ngày một nâng cao của nhân dân.

-Giáo dục: Tính đến thời điểm ngày 31/12/2015 Phú Thọ có 314 trường Mầm non, 305 trường Tiều học, 260 trường cấp Trung học cơ sở, 45 trường Trung học Phổ thông, 14 trung tâm Bổ túc văn hóa, 10 trường Cao đẳng, 2 trường Đại học,

-Y tế: Có 12 bệnh viện đa khoa tuyến Huyện, 5 tuyến Tỉnh, 174 phòng khám tư nhân, 14 Trung tâm y tế dự phòng, 6 trung tâm các loại, 277 trạm y tế xã phường thị trấn, đáp ứng 3985 giường bệnh. Các trạm y tế, trung tâm y tế đều được xây dựng kiên vố vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn tỉnh phú thọ nguyễn tiến dũng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)