Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 105 - 111)

trong xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu

Phát triển kinh tế theo hướng hội nhập quốc tế mang màu sắc Trung Quốc, Trung Quốc đã gặt hái đươc nhiều thành công trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế tri thức. Các cách thức và bước đi của Trung Quốc đã trải qua là bài học kinh nghiệm tham khảo rất tốt giúp Việt Nam thực hiện nhanh chóng và thành công trong quá trình xây dựng một nền kinh tế dựa ngày càng nhiều vào tri thức. Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam, một mặt, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ cần nắm vững được các quy luật phát triển, quy luật vận động của thị trường thế giới và nắm vững được các luật chơi do các định chế quốc tế định ra, từ đó định ra chiến lược hội nhập vừa phù hợp với kế hoạch phát triển của đất nước vừa đảm bảo tận dụng tối đa các cơ hội, phát huy lợi thế so sánh của mình vừa giảm các thách thức trong quá trình hội nhập. Mặt khác, sự chủ động hội nhập chỉ có thể phát huy được trên cơ

sở có đủ năng lực nội sinh. Có đủ năng lực này mới có thể sử dụng hiệu quả các yếu tố bên ngoài, biến các yếu tố bên ngoài thành các yếu tố của chính mình. Thiếu các yếu tố năng lực nội sinh thì các yếu tố trợ giúp bên ngoài sẽ không có tác dụng và thời cơ thuận lợi sẽ bị bỏ qua, còn thách thức thì khó mà vượt qua khỏi. Như vậy “tăng cường năng lực nội sinh kết hợp với hội nhập quốc tế là nguyên tắc cơ bản để phát triển đất nước trong điều kiện nền kinh tế tri thức toàn cầu đang phát triển ngày càng mạnh”.

Cho đến nay, quá trình hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong xu thế phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam đã thiết lập quan hệ quan hệ hợp tác về KH&CN với gần 70 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là với các nước phát triển trong nhóm G8 và các cơ sở nghiên cứu khoa học của các TNC. Do đó cần tận dụng được quan hệ hợp tác này để khai thác tri thức hiện đại vào phát triển lực lượng sản xuất. Trên cơ sở kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tế ở Việt Nam, để xây dựng thành công nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Một là, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong nước

Nâng cấp hoặc xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật của một số tổ chức KH&CN và một số tổ chức R&D đạt tiêu chuẩn quốc tế, có đủ điều kiện thu hút các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế và trong nước đến làm việc. Các tổ chức đó tập trung vào nghiên cứu triển khai một số lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu và cơ điển tử…

Hình thành các trung tâm R&D tại các tập đoàn, công ty lớn - nơi có nhiều nguồn lực mạnh và các trung tâm nghiên cứu hỗn hợp (chẳng hạn như mô hình Trung tâm nghiên cứu nhiệt đới hỗn hợp Việt - Nga) tại Việt Nam.

Thực hiện chính sách thu hút đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao đủ sức chủ trì và tham gia các chương trình, dự án hội nhập quốc tế về KH&CN cấp khu vực và quốc gia; thu hút đội ngũ cán bộ nghiên cứu và thực hành theo ê kíp, theo mục tiêu để giải quyết một số nhiệm vụ KH&CN chọn lọc phục vụ cho việc tiếp nhận - ứng dụng công nghệ cao vào hiện đại hóa công nghệ cũ trong những

lĩnh vực ưu tiên; thu hút các nhà khoa học, chuyên gia lập nghiệp trong các khu vực công nghệ cao, các “vườn ươm” công nghệ, các trung tâm đào tạo.

Xây dựng chính sách, chương trình liên kết, hợp tác nghiên cứu và thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu quốc tế và khu vực, kế hoạch mời các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế (gồm cả Việt kiều) tham gia các hoạt động KH&CN tại Việt Nam và cử các nhà khoa học, chuyên gia Việt Nam tham gia hoạt động nghiên cứu triển khai tại nước ngoài.

Hai là, đổi mới chương trình hợp tác quốc tế về khoa học trọng điểm để

nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp.

Củng cố, tăng cường và kiện toàn mạng lưới đại diện KH&CN ở nước ngoài. Xây dựng đề án tổ chức theo dõi, đôn đốc thực hiện các kế hoạch và chương trình hợp tác KH&CN với các nước.

Xây dựng và đưa vào hoạt động một số quỹ, cơ chế tài chính hỗ trợ hội nhập quốc tế về KH&CN, ví dụ như: Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ ươm tạo công nghệ…

Hoàn thiện và khai thác hệ thống thông tin KH&CN, xây dựng cơ sở dữ liệu; tổ chức các hoạt động triển lãm, hội trợ, trình diễn, giới thiệu công nghệ; phát triển các mạng thông tin quốc tế; đưa vào hoạt động một số công ty tư vấn, dịch vụ hỗ trợ hội nhập và giao lưu quốc tế về KH&CN.

Ba là, nâng cao năng lực thực thi các cam kết quốc tế theo lộ trình Việt

Nam đã thỏa thuận và mở rộng hợp tác KH&CN với tất cả các nước đặc biệt là các nước có KH&CN phát triển.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hội nhập KH&CN như sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng… theo lộ trình đã cam kết với cộng đồng quốc tế và khu vực.

Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn thi hành luật, chính sách và nâng cao nhận thức về các vấn đề luật.

Xây dựng các quy chế, quy định hướng dẫn về quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Tăng cường mở rộng về hợp tác KH&CN với tất cả các nước, nhưng ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế theo một số khu vực trọng điểm như: Bắc Mỹ; Cộng đồng Châu Âu; Đông Bắc Á; Nga; các nước ASEAN và các tổ chức quốc tế nơi có nguồn công nghệ phát triển.

Như vậy, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong xu thế phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, bắt kịp và làm chủ công nghệ hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Không có đủ tri thức, không có đủ khả năng vận dụng những công nghệ mới nhất thì không thể cạnh tranh được, hội nhập chỉ bị thua thiệt, bị bóc lột, chèn ép và sẽ trở thành bãi thải công nghệ của các nước khác. Do vậy khó có thể nhanh chóng đón bắt và xây dựng thành công nền kinh tế tri thức được.

KẾT LUẬN

Như vậy sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới, tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hình thành một nền kinh tế mới - nền kinh tế tri thức.

Về thực chất của việc hình thành nền kinh tế tri thức không phải là một bước nhảy đột biến hay là một sự sáng tạo của một lý thuyết nào đó, mà là một hình thái phát triển cao hơn, một bước tiến hóa của nền kinh tế thị trường đã phát triển cao và cùng với sự phát triển một cách vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Chính sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa đến mức cao độ ở các nước công nghiệp phát triển đã tạo tiền đề cho sự ra đời nền kinh tế tri thức.

Trong bối cảnh đó Trung Quốc cũng đã thực hiện quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức và đã đạt được những thành công nhất định. Vận dụng những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức gồm:

- Cải cách giáo dục nhằm thích ứng với nền kinh tế tri thức và theo hướng tạo dựng xã hội học tập và nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ để phát huy tính sáng tạo và đóng góp của mọi thành phần và cá nhân vào phát triển kinh tế - xã hội.

- Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển các ngành nghề truyền thống theo hướng kinh tế tri thức.

- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế tri thức. - Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Nền kinh tế tri thức mới được hình thành ở mức độ sơ khai. Để có thể góp phần từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay, thì việc học tập và vận dụng

những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cần thiết. Nhưng cần phải định hướng vận dụng một cách sáng tạo và cần phải thực hiện một cách đồng bộ với những bước đi thích hợp vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Có như vậy, Việt Nam mới gặt hái được nhiều thành công trong quá trình phát triển nền kinh tế tri thức, từ đó rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w