Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển nền kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 102 - 105)

tế tri thức

Xuất phát từ đặc điểm chung giữa Trung Quốc và Việt Nam đều đang ở trong giai đoạn đầu của CNXH, chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từng bước đón bắt và xây dựng nền kinh tế tri thức. Những thành công của Trung Quốc trong việc xây dựng nền kinh tế tri thức trong thời gian qua đã khẳng định là vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong việc tạo lập và phát triển nền kinh tế tri thức. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, khi Nhà nước làm tốt với vai trò là “bà đỡ” của mình với những chiến lược cơ bản và phương châm cụ thể đã giúp Trung Quốc rất thành công trong quá trình chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại, sánh cùng với các nền công nghiệp của các nước phát triển trên thế giới. Từ một nước chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên đất đai, vốn sang sử dụng phổ biến nguồn tài nguyên tri thức.

Vận dụng kinh nghiệm này nhằm tăng cường sử dụng tri thức phục vụ cho phát triển đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý xã hội phù hợp nhằm tạo dựng một môi trường thể chế và những kính thích kinh tế hướng đầu tư vào tri thức và khai thác đầu tư có hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế - xã hội. Để từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần kết thúc nhanh sự chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình chuyển đổi cần chú trọng đổi mới và hình thành các thể chế cần thiết cho việc vận hành có hiệu quả cơ chế kinh tế thị trường và có khả năng thích ứng nhanh nhạy với những thay đổi của toàn cầu nhằm phát huy lợi thế so sánh, hình thành và phát triển lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế cao, bền vững. Tăng cường vai trò của Nhà nước chính là cần tập trung tăng cường đổi mới cơ chế quản lý xã hội. Để từng bước xây dựng thành công nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần tập trung vào một số nội dung sau:

Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là cần tạo dựng một môi trường theo hướng vừa mở rộng tối đa cho thị trường phát huy tác dụng trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực dựa vào tri thức cho phát triển, vừa đảm bảo sự điều tiết hữu hiệu của Nhà nước. Để thực hiện được điều này:

Một là, cần hoàn thiệt khung pháp lý và thể chế cho huy động mọi nguồn

lực phục vụ phát triển. Môi trường kinh doanh phải mang tính cạnh tranh, lành mạnh và trở thành động lực cho phát triển trên cơ sở tạo cơ hội bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng không thể thiếu được đối với sự phát triển của đất nước.

Hai là, cần điều chỉnh vai trò kinh tế của Nhà nước, trực tiếp là vai trò của

khu vực doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường và khu vực kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng mạnh. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, vì vậy vai trò kinh tế của Nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước cần tập trung một cách thích đáng vào những lĩnh vực lựa chọn của nền kinh tế như kết cấu hạ tầng, quản lý vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước phải được tăng cường và chặt chẽ hơn.

Ba là, cần cải thiện dịch vụ công cả về số lượng và chất lượng. Trước hết

phải đổi mới một cách sâu sắc hệ thống giáo dục và đào tạo, y tế thong qua việc mở rộng đầu tư của các thành phần kinh tế. Tăng cường đầu tư và quản lý vốn đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực này.

Bốn là, cần đổi mới bộ máy hành chính Nhà nước theo hướng tinh giảm

nhưng nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước, đảm bảo cho cơ chế thị trường hoạt động hiệu quả, hạn chế tình trạng quan liêu, cửa quyền và tham nhũng.

- Thực hiện phân quyền

Để đảm bảo chính quyền Trung ương tập trung giải quyết tốt các chức năng, nhiệm vụ thuộc tầm quốc gia, tạo điều kiện cho các chính quyền địa phương tập trung giải quyết các công việc thuộc địa phương quản lý và huy

động ngày càng nhiều các nguồn lực của địa phương phục vụ cho phát triển. Nhà nước cần tiến hành phần quyền cho các cơ quan công quyền.

- Xây dựng các chính sách nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

+ Chính sách đầu tư

Để xây dựng cơ sở cho nền kinh tế tri thức, Nhà nước cần tạo dựng được một thị trường khoa học và công nghệ. Trong khi thị trường KH&CN muốn phát triển được lại phụ thuộc rất lớn vào chính sách đầu tư của Nhà nước. Tổng số vốn đầu tư cho phát triển thị trường KH&CN sẽ quy định quy mô của thị trường KH&CN. Tuy nhiên, điều quan trọng là các khoản chi ngân sách phải được đầu tư đúng hướng và sử dụng một cách hợp lý.

+ Chính sách thuế, phí, tiền lương và cung cấp dịch vụ tài chính

Nhà nước có thể tác động rất hiệu quả tới việc phát triển thị trường KH&CN bằng cách ban hành các chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế, phí và lãi suất tối đa cho các doanh nghiệp và các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó mức thuế suất cần được điều chỉnh linh hoạt đối với các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa khoa học và công nghệ để tạo điều kiện đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường KH&CN.

+ Chính sách và cơ chế quản lý

Cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã kìm hãm các nguồn lực KH&CN phát triển, không khuyến khích được sức sáng tạo. Do vậy để phát triển KH&CN và thị trường KH&CN, thì đổi mới cơ chế quản lý KH&CN phải coi là “khâu đột phá”. Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung vào các nội dung chủ yếu: Hoàn thiện cơ chế xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ; Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ.

+ Chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN

Cốt lõi của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Vì vậy Nhà nước cần có những chính sách đầu tư thích hợp cho đào tạo nhân lực KH&CN. Phát triển mô hình đào tạo và dạy nghề giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nhiều nguồn kinh phí kết hợp để đáp ứng yếu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp và xã hội. Có chính sách thu hút nhân tài và các nhà khoa học có trình độ cao.

+ Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và ứng

dụng thành quả KH&CN vào sản xuất.

Quyền sở hữu trí tuệ chính là một trong những thể chế hỗ trợ quan trọng nhất cho sự hình thành thị trường KH&CN và là cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta. Nó đảm bảo lợi ích chính đáng cho người mua và người bán, tạo động lực thúc đẩy sự hoạt động của thị trường KH&CN và từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w