3.2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực
- Về chất lượng nguồn nhân lực nói chung
Dân số Việt Nam tính đến cuối năm 2005 có khoảng 85 triệu người; trong đó có khoảng 2/3 được sinh ra trong chiến tranh, khoảng 1/2 ở độ tuổi 25 trở xuống. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 1991 - 2003 là 1,56%. Lực lượng lao động của Việt Nam năm 2002 là 38.411 nghìn, chiếm 48,2% dân số cả nước, tốc độ phát triển là 2,2% (năm 2002 là 1,9%), cao hơn tốc độ phát triển dân số toàn quốc.
Theo báo cáo phát triển con người năm 2007 của Liên hợp quốc, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam năm 2005 là 0,733. Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi chỉ số HDI của Việt Nam so với một số nước trong khu vực.
Bảng 3.1. Chỉ số HDI của Việt Nam với một số nước trong khu vực
Quốc gia 1985 1990 1995 2000 2003 2005 Việt Nam - 0.617 0.660 0.695 0.704 0.733 Indonêxia 0.583 0.625 0.663 0.680 0.697 0.728 Ấn Độ 0.476 0.513 0.546 0.577 0.602 0.619 Trung Quốc 0.594 0.627 0.683 - 0.755 0.777 Philippin 0.693 0.720 0.736 - 0.758 0.771 Thái Lan 0.678 0.714 0.749 - 0.778 0.781 Malaixia 0.695 0.721 0.760 0.790 0.796 0.811 Singapore 0.784 0.822 0.861 - 0.907 0.922
Nguồn: UNDP - Human Development Report 2005, 2006, 2007, 2008
Tuổi thọ bình quân là 73,7 (trong khi đó năm 2001 con số này là 68,6), GDP đầu người (theo phương pháp tính ppp) là 3.071 USD trong khi đó năm
2001 là 2.210 USD. Việt Nam xếp hạng 105/177 quốc gia, trong khi năm 2002 là 112/177, năm 2001 là 109/175 [17, tr.18]. Tỷ lệ biết chữ của người lớn đạt 90,3%, giảm so với tỷ lệ 92,7% của năm 2001. Tỷ lệ này kéo theo chỉ số về giáo dục giảm, chỉ đạt 0,815 so với 0,83 năm 2002. Mức tăng về thu nhập không đi đôi với cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế.
Nước ta hiện nay có trên 50 triệu người tuổi từ 15 trở lên, trong đó có 46% đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở, nhưng tỷ lệ qua đào tạo và chuyên môn kỹ thuật rất thấp. Qua 10 năm, số người có trình độ cao đẳng trở lên tăng 1,9% lên 2,7%, trong khi số công nhân kỹ thuật tăng không đáng kể và số người có trình độ trung học chuyên nghiệp giảm từ 3,2% xuống 3,0%, tỷ lệ qua đào tạo đã thấp, cơ cấu đào tạo lại bất hợp lý.
Các chỉ tiêu đánh giá thanh niên Việt Nam theo chuẩn thang điểm mười của khu vực: trí tuệ đạt 2,3/10 điểm; ngoại ngữ là 2,5/10 điểm và khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật chỉ đạt hơn 2/10 điểm. Điều này cho thấy thanh niên Việt Nam hiện nay tụt hậu hơn so với thanh niên của các nước trong khu vực.
Chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam không cao, theo số liệu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra tại hội thảo về chất lượng giáo dục tháng 11/2003, cho thấy chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và chất lượng nguồn nhân lực chỉ đạt 3,79 (tính theo thang điểm 10); sự thành thạo về tiếng Anh đạt 2,62; sự thành thạo về công nghệ đạt 2,50. Trong khi đó, 12 nước ở châu Á trong bảng tổng hợp thì Việt Nam đứng thứ 11, Hàn Quốc đứng đầu với chỉ số tổng hợp chất lượng giáo dục là 6,91 điểm; Singapore đứng thứ 2 với chỉ số tổng hợp là 6,81, song lại có chỉ số thành thạo tiếng Anh cao hơn (8,33) và thành thạo công nghệ cao (7,83).
- Về nhân lực có kỹ năng và trình độ
Công nhân có trình độ kỹ thuật phục vụ cho các ngành công nghệ cao ở nước ta hiện nay còn thiếu. Trong số lực lượng lao động, số lao động đã qua đào
tạo chỉ đạt khoảng 20% - tương đương 7,5 triệu người (trong đó trình độ công nhân kỹ thuật, kể cả đào tạo ngắn hạn: 4,9 triệu trung học chuyên nghiệp: 1,47 triệu). Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các nước phát triển, “đội ngũ công nhân và lao động giản đơn chiếm 28% đội ngũ lao động, đội ngũ các nhà kỹ thuật, quản lý, phát minh và đổi mới công nghệ chiếm 72% [3, tr.73]. Trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam là: 78,78% và 21,22%.
Trong số lao động chuyên môn kỹ thuật, công nhân có bằng trung học chuyên nghiệp là số được đào tạo dài hạn và nắm bắt được công nghệ và có thể triển khai được công nghệ. Đây là lực lượng quan trong trong quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam; tuy nhiên số lượng này còn rất ít, chỉ chiếm khoản 10% lao động, tỷ lệ này thấp hơn so với các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái lan.
Tính đến giữa năm 2005, Việt Nam đã có 2.339.000 người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên; trong đó có xấp xỉ 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 531 giáo sư, 2.544 phó giáo sư và gần 16 nghìn cán bộ khoa học có trình độ thạc sĩ [15, tr.192]. Số cán bộ có trình độ cao đẳng và đại học được bổ sung hàng năm khoảng trên 200.000 người. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện còn rất thấp, chỉ chiếm 0,18/100 dân, trong khi ở Hàn Quốc là 2,19 lần; Mỹ 3,67. Về mức chi cho khoa học và công nghệ tính trên đầu người thì ở Việt Nam chỉ là 1,25 USD/người/năm; trong khi ở Hàn Quốc là 212 USD/người/năm và ở Mỹ là 794 USD/người/năm cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học và trên đại học trong lực lượng lao động của Việt Nam năm 1999 là 3,5%, năm 2002 tỷ lệ này tăng lên mức 4,2%. Đây là lực lượng chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, tiếp cập và áp dụng các công nghệ mới ở Việt Nam. Những con số này cho thấy nhân lực có kỹ năng và trình độ ở nước ta còn chưa phát triển.
Bước sang năm 2010 và những năm kế tiếp, nguồn nhân lực của Việt Nam có bước phát triển mới. Kết quả điều tra dân số đến tháng 4-2009, Việt Nam có
gần 86 triệu người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Nguồn nhân lực Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Đến nay, nguồn nhân lực nông dân có gần 62 triệu người, bằng hơn 70% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực công nhân là 9,5 triệu người, bằng gần 10% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, bằng 2,15% dân số của cả nước. Nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp Trung ương gần 1 triệu người. Sự xuất hiện của giới doanh nghiệp trẻ được xem như một nhân tố mới trong nguồn nhân lực. Đó là một nguồn nhân lực dồi dào của đất nước. Nếu biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề trọng đại trong phát triển kinh tế, xã hội.
Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông dồi dào. Nhân lực chất lượng cao hiếm hoi. Tỷ lệ người có trình độ trên đại học so với tổng số cán bộ giảng dạy hiện mới đạt 12,7% (trong khi yêu cầu đạt 30%) [20, tr.107]. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao từ nguồn nhân lực phổ thông. Việt Nam hiện có 150 trường đại học và 226 trường cao đẳng, khoảng gần 1 triệu đơn vị đào tạo nghề, gần 1.200 tổ chức khoa học và công nghệ với gần 53 nghìn cán bộ khoa học và công nghệ, là những cơ sở quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Họ là lực lượng lao động trực tiếp đẩy nhanh quá trình nần cao công nghệ tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát huy tinh thần sáng tạo của họ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, sản xuất hiện tại còn chưa tốt, hiệu quả cống hiến chưa cao.
3.2.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông
Cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông của một quốc gia liên quan đến các yếu tố như: Mạng lưới thông tin liên lạc - yếu tố xương sống của cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông được nối với mạng thông tin toàn cầu; Các dịch vụ thông tin, bao gồm cả các dịch vụ thông tin truyền thông đến các dịch vụ thông tin đa phương tiện, gồm cả tiến nói, hình ảnh đến số liệu; Bộ máy quản lý Nhà nước và hệ thống chính sách, luật, thể lệ, định hướng tiêu chuẩn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó đảm bảo sự thành công đối với một quốc gia trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông. Cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông của một quốc gia là một yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo tiền đề để thu hẹp khoảng cách tri thức và phát triển giữa các quốc gia, đóng vai trò hệ thống huyết mạch trong xã hội thông tin và trong nền kinh tế tri thức.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, trong lúc nền kinh tế của Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thông hoàn toàn analog và rất lạc hậu, Việt Nam đã quyết định đi thẳng vào kỹ thuật số thông qua con đường mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn thông, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tương ứng. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn thông rộng khắp có công nghệ hiện đại. Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế ITU trong giai đoạn 1998-2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam (20,3%) cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%) và trong giai đoạn 2001-2003 tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet của Việt Nam (123,4%/năm) cao nhất trong khu vực ASEAN+3. Tính đến đầu tháng 9 năm 2004, tổng số thuê bao điện thoại (kể cả cố định và di động) hiện có trên mạng là 9.084.278 (di động 42,27%, và cố định 57,73%) đạt mật độ 11,21 máy/100 dân; l.436.417 thuê bao Internet (trong đó có 20.000 thuê bao băng rộng ở 26 tỉnh, thành phố); Mật độ người sử dụng Internet là 6,55%; Dung lượng kênh Internet quốc tế đạt l.253 Mbit/s; Tỉ lệ số xã
có điện thoại là 96,27%. Tính đến năm 2010, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 58 - CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 17/10/2000 về ứng dụng CNTT trong toàn xã hội, lĩnh vực viễn thông và Internet đã vượt chỉ tiêu mà Chỉ thị 58 đề ra là có tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới. Tính đến tháng 6/2010, Việt Nam có 24,7 triệu người sử dụng Internet, cao hơn mức trung bình của thế giới (26,6%). Ở lĩnh vực viễn thông, phát triển tương đối nhanh, đến năm 2005 số điểm Internet đã phủ kín toàn quốc, có trên 400.000 thuê bao [1, tr.169]. Tính đến tháng 12/2009, mật độ điện thoại đã đạt 133,5 máy/100 dân với 115,7 triệu thuê bao điện thoại (đến tháng 7/2010, mật độ điện thoại đạt 178,6 máy/100 dân với 154,3 triệu thuê bao). Mạng viễn thông nông thôn cũng phát triển mạnh: 100% số xã đã có điện thoại, 8025 xã có điểm bưu điện văn hoá xã cung cấp dịch vụ điện thoại, bưu chính và Internet.
Một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không... đã có nhiều thành công do ứng dụng CNTT-TT. Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế. Ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tại một số địa phương, trong quốc phòng và an ninh. Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web, 3 tờ báo điện tử và hàng chục trang tin điện tử các loại cùng với việc truyền tín hiệu truyền hình số qua Internet góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại. Các trang tin điện tử của Đảng và Quốc hội được cập nhật thông tin thường xuyên, chiếm được sự quan tâm của cả trong và ngoài nước.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế về mức độ phát triển công nghệ thông tin thì Việt Nam cũng đã có những bước thay đổi đáng kể. Trong những năm 2003, 2004, 2005, Vụ Kinh tế và các vấn đề xã hội (UNDESA) thuộc Liên hiệp quốc đã tiến hành các cuộc điều tra trên phạm vi toàn cầu nhằm đưa ra
những đánh giá và xếp hạng chính phủ điện tử (CPĐT) của các nước thành viên thuộc Liên hiệp quốc. Số quốc gia được xếp hạng đã tăng lên từ 173 nước năm 2003 lên 178 nước năm 2004, 179 nước năm 2005 và 182 nước năm 2008.
Theo đánh giá mới công bố của Liên hiệp quốc, chỉ số Website năm 2008 của Việt Nam được 0,4448 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 63/192. Đây là bước tiến vượt bậc nếu so với thứ hạng về chỉ số Website của Việt Nam những năm trước: năm 2003, Việt Nam đứng thứ 98; năm 2004, xếp thứ 122 và năm 2005, VN xếp thứ 113. Chỉ số Website của Việt Nam có bước nhảy vọt từ thứ 113 năm 2005 với 0,2231 điểm lên thứ 63 năm 2008 với 0,4448 điểm. Nghĩa là, chỉ số Website của Việt Nam đã tăng 50 bậc. Điều này có được là nhờ sự phát triển và hoàn thiện các trang web của Quốc hội, của các Bộ Y tế, Giáo dục, Tài chính, và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Về chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (EIU). Trong số 60 quốc gia tại danh sách của Economic Intelligence Unit (thuộc tạp chí The Economic), Việt Nam xếp hạng thứ 58 vào năm 2001, với 2,76 điểm, xếp thứ 56 năm 2003, với 2,91 điểm và năm 2004, xếp 60/64, với mức điểm là 3,35.
Về chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index), chỉ số này được tạo thành từ 5 chỉ tiêu: Số người sử dụng Internet/100 dân; Số máy tính/100 dân; Số đường điện thoại cố định/100 dân; Số điện thoại di động/100 dân và Băng thông/100 dân. Chỉ số hạ tầng viễn thông Việt Nam tăng từ thứ 121 năm 2005 lên thứ 101 năm 2008, tăng 20 bậc so với năm 2005. Chỉ số này có bước tiến đáng kể là nhờ tốc độ tăng trưởng rất nhanh của số thuê bao điện thoại cố định, số thuê bao điện thoại di động và số người sử dụng Internet;
Về chỉ số sẵn sàng kết nối (e-readiness) do Economist Intelligence Unit xếp hạng thì Việt Nam đứng thứ 54 trong số 133 quốc gia, tăng 16 bậc so với báo cáo năm 2009 (70) và 19 bậc so với báo cáo công bố năm 2008 (73). Với kết quả này, Việt Nam lần đầu nằm trong trong tốp giữa của bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng kết nối toàn cầu, vượt trên khá nhiều quốc gia có nền kinh tế phát
triển cao hơn. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau 3 quốc gia về chỉ số này là Singapore, Malaysia (27) và Thái Lan (47) và xếp trên khá xa so với Inđônêxia (67), Philippin (85) và Campuchia (117).
Về chỉ số về sự sẵn sàng Chính phủ điện tử (e-Government Readiness Index), năm 2008, đạt 0,4558 điểm (tối đa là 1), xếp hạng 91/192; tăng 14 bậc so với 2005. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam từ khi Liên hiệp quốc xây dựng báo cáo đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử, trong khi nhiều nước ASEAN giảm bậc: Philippines giảm 25 bậc; Thái Lan (18), Singapore (16).
Bảng 3.2. Xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2008