Chấn hưng đất nước bằng giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 50 - 51)

Nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế thế giới, sự hưng vong của quốc gia đều có quan hệ đến vấn đề phát triển khoa học, giáo dục. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, sự xưng hùng kinh tế của Mỹ hay sự “thần kỳ” kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh đều là kết quả của việc ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật, coi trọng giáo dục của những nước này. Chính bởi vậy, ngay từ thời kỳ đầu nhằm phát triển kinh tế đất nước, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược “chấn hưng đất nước bằng giáo dục” hay còn gọi là chiến lược “khoa giáo hưng quốc”. Đây là một chiến lược trọng đại do Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra. Năm 2006 là năm có bước chuyển đáng kể về chiến lược này, để nâng cao chất lượng giáo dục đại học và bồi dưỡng nhân tài, nỗ lực thúc đẩy nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học. Ngay sau Hội nghị lần thứ 135 của Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 10 tháng 5 năm 2006, giáo dục đại học đã có phương châm xây dựng và phát triển rõ ràng với tinh thần phát triển toàn diện nhưng chú trọng vào chất lượng đào tạo.

Để đảm bảo sự thành công của chiến lược này Trung Quốc đã thực hiện một số cải cách trong giáo dục như công tác tuyển sinh đầu vào đại học. Theo quan niệm của nhiều nhà giáo dục và quản lý Trung Quốc thì đây vẫn là kỳ thi đảm bảo công bằng và chính xác nhất trong tất cả các loại kỳ thi ở Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc là xử phạt thật nặng tất cả các hành vi gian lận trong thi cử. Trong quá trình tuyển sinh, các trường cũng chú ý đến quy mô đào tạo cũng như điều kiện học tập và tìm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cùng với sự phát triển hệ thống các trường đại học dân lập ở Trung Quốc mà quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, theo số liệu năm 2006 thì quy mô tuyển sinh là 5.400.000 sinh viên, trong khi năm 2005 quy mô là 4.750.000 sinh viên. Trong khi ở Mỹ mỗi năm chỉ đào tạo được 137.000 sinh viên có trình độ đại học thì ở Trung Quốc con số này là 352.000 sinh viên [29, tr.176]. Để thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục đại học hơn nữa Trung Quốc công bố thực hiện

chương trình “Cải cách dạy học và chất lượng giảng dạy ở các trường đại học”. Đối với bậc đại học Trung Quốc tiếp tục thực hiện chế độ phong học hàm GS, PGS theo yêu cầu giảng dạy cho sinh viên tại các trường, từ đó chú trọng đào tạo sau đại học.

Trung Quốc cũng chú trọng thực hiện theo tinh thần Nghị quyết hội nghị khoa học kỹ thuật toàn quốc về công tác nghiên cứu khoa học. Năm 2006, các cơ sở nghiên cứu của các trường đại học đã thực hiện được 26 hạng mục dựa theo kế hoạch “973” do bộ Giáo dục xây dựng, chiếm tỷ lệ 40% kế hoạch, đồng thời cũng đảm nhận 1504 hạng mục của kế hoạch “863” chiến tỷ lệ 56,9%. Mới đây Theo Tân Hoa xã Người phát ngôn Báo chí Bộ Nguồn nhân lực và Đảm bảo xã hội Trung Quốc Doãn Thành Cơ cho biết, năm 2011, Trung Quốc sẽ tăng cường xây dựng đội ngũ kỹ sư giỏi, khởi động quy hoạch chấn hưng đất nước bằng kỹ sư tài năng cấp cao. Năm 2011, Trung Quốc sẽ khởi động việc xây dựng cơ sở giáo dục tiếp theo, ấn định quy định giáo dục tiếp theo cho cán bộ kỹ thuật chuyên môn. Về mặt phát triển kỹ sư tài năng cấp cao, Trung Quốc sẽ khởi động việc xây dựng cơ sở đào tạo kỹ sư tài năng và Văn phòng kỹ sư, kiện toàn cơ chế đánh giá kỹ sư tài năng. “Trung Quốc cũng đưa ra nguyên tắc về chọn người, đây là nguyên tắc hạt nhân của việc phát hiện và tuyển chọn nhân tài. Theo đó, phải xuất phát từ công việc thực tế rồi mới chọn người tài thích hợp” [25, tr.232].

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w