Cải thiện năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D)

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 51 - 53)

(R&D)

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc hình thành nền kinh tế tri thức đó chính là phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D). Trong khi đó, giai đoạn 1978 - 1985 là giai đoạn Trung Quốc duy trì cơ chế kế hoạch hóa, tập trung bao cấp với hệ thống KH&CN. Cơ chế này đã gây ảnh hưởng tiêu cực về nhiều mặt, trong đó gây cản trở sự gắn kết giữa

nghiên cứu và sản xuất. Từ đó làm cho các mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan (R&D) và các xí nghiệp ngày càng hạn chế.

Cải cách của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh KH&CN và xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Trung Quốc đã thể hiện rõ quyết tâm tranh thủ và hòa nhập vào những xu thế chung qua các chủ trương coi trọng vai trò nền tảng của KH&CN trong phát triển kinh tế. Phát biểu tại Hội nghị ngày 26/5/1995, ông Giang Trạch Dân khẳng định “KH&CN là chìa khóa để kinh tế của Trung Quốc tiến bộ”. Để đáp ứng với xu thế của thế giới trong bối cảnh mới cho phép và đòi hỏi ra đời quan hệ gắn kết với các đặc điểm cơ bản như: nghiên cứu khoa học gắn với sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ mới. Bên cạnh đó thực hiện sự gắn kết nhằm phát triển các chương trình (R&D), Trung Quốc còn tạo điều kiện bằng cách để các nhà khoa học trực tiếp tổ chức tiến hành sản xuất trên cơ sở ứng dụng các kết quả nghiên cứu của mình. Tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu cơ bản ở một số ngành như hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…, đặt trong mối quan hệ gắn kết với nhau. Để nghiên cứu có thể gắn kết với sản xuất diễn ra thuận lợi được tiến hành thông qua các hình thức cụ thể, chẳng hạn như hệ thống đổi mới quốc gia, công viên khoa học và vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp (Start - up), doanh nghiệp khoa học (Spin - off)…

Những biểu hiện thúc đẩy việc sáng tạo tri thức nhiều hơn phục vụ cho phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc:

- Có nhiều biểu hiện về tinh thần sáng tạo công nghệ trong các doanh nghiệp, qua đó góp phần nâng cao vai trò của doanh nghiệp trở thành chủ thể chính của đổi mới công nghệ.

- Gắn kết nghiên cứu cơ bản với các mục tiêu cụ thể phục vụ phát triển nền kinh tế tri thức. Ở Trung Quốc đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản gắn liền với sự phân biệt giữa “khoa học thuần túy” và “nghiên cứu cơ bản có định hướng”. Theo đó các chương trình (R&D) trọng điểm quốc gia đã tập trung vào sáu lĩnh vực ưu tiên là dân số, sức khỏe, công nghệ thông tin, năng lượng và vật liệu mới.

- Nhiều kết quả nghiên cứu được chuyển giao và sản xuất thông qua các doanh nghiệp Spin - off. Chính phủ Trung Quốc có các chính sách và ưu đãi đối với các doanh nghiệp Spin - off và cũng xác định rõ tiêu chuẩn để cấp giấy phép cho loại doanh nghiệp này.

- Trung Quốc tiến hành xây dựng và hình thành các khu công nghệ cao. Từ khi thành lập Khu Công nghiệp khoa học Thâm Quyến vào tháng 7/1985 thì tính đến năm 2000, cả nước đã xây dựng được 53 khu công nghệ cao cấp Nhà nước và địa phương với diện tích 576km2 [35, tr.9].

Như vậy, Trung Quốc đã tiến hành cải thiện năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua nhiều chương trình như vào năm 1985 với “Nghị quyết và hệ thống cải cách quản lý KH&CN”, năm 1986 với “kế hoạch Phát triển và Nghiên cứu Công nghệ cao Quốc gia” hay còn gọi là Chương trình 863, năm 1995 với “Quyết định thúc đẩy tiến bộ KH&KT”, đến năm 2000, thông qua “kế hoạch 5 năm lần thứ 10”. Từ đó, Trung Quốc đã tạo tính cạnh tranh trong lĩnh vực này dẫn đến hình thành thị trường KH&CN và mang lại sự phân bổ tối ưu cho người hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nó sẽ kết thúc chế độ bị xiềng xích bởi đồng tiền bát gạo và hưởng lương nhiệm kỳ suốt đời của một số nhà nghiên cứu. Chỉ bằng ràng buộc chặt chẽ hơn giữa khoa học và công nghệ và nền kinh tế, Trung Quốc sẽ có thể, giống như các nước tiên tiến, nhờ vào khoa học và công nghệ để thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w