Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 62 - 63)

Trung Quốc cũng đã thực hiện một số biện pháp nhằm cải thiện được khả năng nghiên cứu khoa học và cộng nghệ, nhưng vẫn chưa đem lại những kết quả như mong đợi. Do thực hiện quá lâu cơ chế bao cấp nên nhìn chung năng lực nghiên cứu còn yếu, đặc biệt là chưa có cơ chế gắn kết giữa hệ thống (R&D) với khu vực sản xuất kinh doanh. Các trung tâm nghiên cứu (R&D) của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các viện nghiên cứu hơn là trong các hãng. Doanh nghiệp ở Trung Quốc thường tập trung chủ yếu vào lợi nhuận nhanh chóng từ công nghệ nhập khẩu, ít chú ý đến việc nắm vững các công nghệ mới và biến nó trở thành của riêng mình. Nhiều doanh nghiệp miễn cưỡng cho phép các doanh nghiệp khác tham gia hợp tác với các đối tác nước ngoài. Điều này làm giảm mạnh khả năng của Trung Quốc trong việc tiếp thu công nghệ mới. Các nguyên nhân được nêu ra:

- Trong lĩnh vực này, Trung Quốc còn bao cấp quá nhiều nên hệ thống các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ còn cồng kềnh và chưa linh hoạt, chưa phát huy được tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chưa gắn kết nghiên cứu với ứng dụng và chuyển giao.

- Các chính sách khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu chưa được đổi mới nên dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu trọng điểm, đề xuất và giao các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học còn nặng tính kế hoạch, dẫn đến lượng tri thức được sáng tạo ra chưa nhiều, thiếu chiều sâu gây cản trở cho quá trình phát triển nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w