Phân tích thành công của Trung Quốc trong phát triển ngành công nghiệp CNC, nhiều công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, đào tạo; chiến lược đầu tư, thu hút các đối tác nước ngoài; tăng cường năng lực R&D trong doanh nghiệp; liên doanh liên kết và quan trọng là sự phối hợp tập trung trong các chương trình hành động quốc gia. Chính phủ dành sự quan tâm lớn cho ngành công nghiệp CNC, thành lập nhiều trung tâm đào tạo CNC ở các thành phố, có chính sách khuyến khích để thu hút các nhà khoa học có trình độ cao trở về nước làm việc. Chính phủ cũng đã xây dựng nhiều công viên khoa học gắn với đại học, cung cấp nhân tài để mở mang phát triển công nghiệp CNC với tham vọng KH&CN sẽ trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh và sức mạnh toàn diện của đất nước. Những nhà đầu tư nước ngoài, nếu là đối tác CNC sẽ có lợi ích đáng kể về quan hệ, nhận được những thông tin minh bạch trong hoạch định chiến lược, chính sách công nghiệp, chính trị và pháp lý để đảm bảo ký kết hợp đồng trên cơ sở lựa chọn kỹ lưỡng nhằm tận dụng thời cơ cũng như động thái chính sách và công nghệ.
CAS - Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc là tổ chức tư vấn cao nhất về chính sách và phát triển KH&CN quốc gia. Nhiều chương trình KH&CN trọng điểm nhà nước đã được hình thành từ những đề xuất của CAS. CAS bắt đầu thành lập doanh nghiệp CNC vào năm 1980, đến nay đã có trên 500 doanh nghiệp CNC và hơn 400 tổ chức định hướng vào cung cấp dịch vụ. CAS đã tạo được những đột phá lớn về CNC trong các lĩnh vực thông tin, sinh học, vật liệu mới, trở thành lực lượng nòng cốt trong những khu công nghiệp CNC.
Các khu CNC ở Trung Quốc rất quan tâm đến hoạt động R&D của doanh nghiệp với yêu cầu về tỷ lệ hoạt động R&D khoảng 3%. Các khu CNC của Trung Quốc không có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Chính phủ mà từ việc vay vốn ngân hàng với sự bảo lãnh của chính quyền địa phương. Ban quản lý các khu CNC ở Trung Quốc vừa là cơ quan quản lý nhà nước, vừa là nhà đầu tư xây dựng hạ tầng thông qua thẩm quyền đặc biệt là được sử dụng một phần từ thuế thu nhập doanh
nghiệp để tái đầu tư cho hạ tầng, dịch vụ và các hoạt động R&D. Với những chính sách như vậy, hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 54 khu CNC và các đặc khu kinh tế và biến các đặc khu nay trở thành các trung tâm kinh tế tri thức.
2.2.2.5. Thể chế kinh tế thị trường luôn được điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức
Với chủ trương xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức, xuất phát từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 12/1978), Trung Quốc đã mở đầu cho công cuộc cải cách, mở cửa hiện đại hóa đất nước. Trong 10 năm đầu cải cách thể chế đã bắt đầu từ nông nghiệp, sau đó phát triển tới công nghiệp và các ngành dịch vụ. Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ thể chế “kinh tế kế hoạch tập trung” chuyển sang thể chế “kinh tế hàng hóa có kế hoạch xã hội chủ nghĩa”. Nhờ cải cách quan hệ sản xuất, sức sản xuất của Trung Quốc trong những năm 80 có bước phát triển vượt bậc so với trước đó. Tuy nhiên thể chế “kinh tế hàng hóa có kế hoạch xã hội chủ nghĩa vẫn còn có nhiều chỗ chưa rõ về lý luận và khó thực hiện đầy đủ trong thực tiễn, nhất là vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa “hàng hóa” và “kế hoạch”. Trước những khó khăn như vậy, Đặng Tiểu Bình đưa ra lý luận về “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và chủ trương Trung Quốc phải tăng tốc phát triển kinh tế, tiếp tục cải cách thể chế theo hướng kinh tế thị trường và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức. Nhờ những cải cách như vậy, mà Trung Quốc năm 2001 đã tham gia vào Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Có thể lợi dụng thể chế đa phương để giải quyết những vấn đề tranh chấp thương mại.
2.2.2.6. Nền kinh tế Trung Quốc có bước phát triển nhảy vọt
Hơn 25 năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc luôn đứng ở mức cao nhất trên thế giới (cao hơn mức tăng trung bình GDP trung bình của thế giới 4,7%). Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP giai đoạn 1991 - 2003 là 10,46%. Kể từ năm 1997, GDP của Trung Quốc đã đứng vào hàng thứ 7 trên thế
giới. Năm 2009, “khi toàn thế giới bị chìm sâu trong khủng hoảng với nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng 8,7% - thuộc loại cao nhất thế giới” [27, tr.18]. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2006 - 2010 là 11,2%, điều này đã đưa Trung Quốc là nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới. Mặc dù cho đến nay, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn mang tính chất của một nền kinh tế chuyển đổi. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, “GDP bình quân đầu người năm 2007 là 6757 USD, trong khi năm 2005 chỉ là 5003 USD” [11, tr.71], cơ cấu GDP cũng có những cải thiện theo hướng phát triển kinh tế tri thức. Tính đến năm 2010, giá trị gia tăng nhóm ngành thứ I (nông nghiệp) là 4049,7 tỉ NDT, tăng trưởng 4,3%; giá trị gia tăng nhóm ngành thứ II (Công nghiệp, xây dựng) là 18648,1 tỉ NDT, tăng trưởng 12,2%; giá trị gia tăng nhóm ngành thứ III (Dịch vụ) là 17100,5 tỉ NDT, tăng trưởng 9,5%. Giá trị gia tăng nhóm ngành thứ I chiếm tỉ trọng 12,2% GDP; giá trị gia tăng nhóm ngành thứ II chiếm tỉ trọng 46,8% GDP; giá trị gia tăng nhóm ngành thứ III chiếm tỉ trọng 43% GDP.
Biểu đồ 2.3: GDP và tốc độ tăng trưởng GDP năm 2006 - 2010
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2(114) - 2011
2006 2007 2008 2009 2010