Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 36 - 41)

Trải qua hơn 25 năm định hướng và phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức, Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu như:

2.2.2.1. Nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng

Các nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba của Trung Quốc đã căn cứ vào nhu cầu phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI, giai đoạn mới này đề ra nhiệm vụ căn bản của công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở coi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố then chốt thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước, chiến lược mà Trung Quốc đề ra là phát triển hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực thông qua sự nghiệp giáo dục đào tạo, nỗ lực đào tạo hàng trăm triệu lao động tố chất cao, hàng triệu lao động kỹ thuật lành nghề. Biến Trung Quốc từ một nước có dân số động trở thành một nước có nguồn nhân lực dồi dào, ra sức nâng cao năng lực cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới.

Trong giai đoạn “bước đệm” cho sự ra đời của chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Trung Quốc đã tập trung vào phát triển công tác nhân tài theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục. Những nỗ lực này đã có tác động tích cực tới tổng lượng, kết cấu và xu hướng thay đổi học lực của nguồn nhân lực. Theo thống kê năm 2003, số lao động có học lực cao đẳng của Trung Quốc là 66.551.900, chiếm 6,8% trong số lao động có việc làm, chiếm 5,15% tổng số dân số và 7,23% nhân khẩu từ 15 - 64 tuổi. Lao động có trình độ đại học chuyên ngành trở lên tăng từ 18,1% năm 1999 lên 24,2% năm 2003. Năm 2003, lao động là nghiên cứu sinh khoa học - kỹ thuật thuộc cơ cấu các cơ quan nghiên cứu khoa học nhà nước tăng từ 9% năm 1999 lên 14% năm 2003.

[40, tr.13-14]. Trong lĩnh giáo dục, Trung Quốc đã có sự thay đổi cơ cấu tuyển sinh giai đoạn 2004 - 2008.

Biểu đồ 2.1: Số lượng tuyển sinh giáo dục các loại từ năm 2004 - 2008

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (104) - 2010

Năm 2009, cả năm tuyển sinh giáo dục nghiên cứu sinh là 511.000 người, số người đang học nghiên cứu sinh là 1,405 triệu người, số người đã tốt nghiệp là 371.000 người. Tuyển sinh giáo dục đại học, cao đẳng phổ thông chính quy là 6,395 triệu học sinh, đang theo học là 21,447 triệu học sinh, đã tốt nghiệp là 5,311 triệu học sinh. Tuyển sinh giáo dục trung học dạy nghề là 8,736 triệu học sinh, đang theo học là 21,787 triệu học sinh, đã tốt nghiệp là 6,192 triệu học sinh. Tuyển sinh trung học phổ thông trên toàn quốc là 8,303 triệu học sinh, đang theo học là 24,343 triệu học sinh, tốt nghiệp là 8,237 triệu học sinh [32, tr.320].

2.2.2.2. Xây dựng được hệ thống sáng tạo hiệu quả

Trong nền kinh tế tri thức, sáng tạo và vận dụng các tri thức được sáng tạo ra là điều kiện quyết định đến tiến trình phát triển của nền kinh tế tri thức. Hệ thống sáng tạo tri thức quốc gia là cơ sở cho việc nuôi dưỡng và thúc đẩy phát triển nền kinh tế tri thức. Hệ thống sáng tạo tri thức không chỉ hiểu là sáng tạo kỹ thuật mà nội hàm của nó còn bao hàm cả việc sáng tạo tổ chức, sáng tạo quản

Vạn người

lý, sáng tạo chế độ v.v... Với chiến lược phát triển nền kinh tế tri thức, Trung Quốc đã thành công trong việc sáng tạo tổ chức, sáng tạo quản lý, sáng tạo chế độ và đặc biệt là thành công trong sáng tạo kỹ thuật, thể hiện thông qua một số điểm như sau:

Trước đây, Trung Quốc đã từng duy chì cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đối với hệ thống KH&CN trong một thời gian dài, điều này đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình nghiên cứu và sản xuất. Nghĩa là, cơ chế này đã làm tách biệt giữa nghiên cứu với sản xuất, giữa sáng tạo tri thức và vận dụng tri thức vào trong quá trình sản xuất vì không hình thành được thị trường khoa học và công nghệ, dẫn đến khó chuyển giao KH&CN. Từ thực tế đó, Trung Quốc đã tiến hành cải cách, khắc phục nhược điểm của cơ chế cũ, cơ chế mới không chỉ thiết lập đồng thời hai loại quan hệ nghiên cứu với sản xuất mà còn ở mối liên hệ giữa hai quá trình hình thành chúng. Những đặc điểm cơ bản của mối liên kết này như sau:

Thứ nhất, gắn kết nghiên cứu với sản xuất định hướng thị trường tạo

những điều kiện điển hình để hình thành quan hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất hiện đại. Chẳng hạn, khái nhiệm sáng tạo mới về KH&CN không phải do các nhà khoa học mà chính là các nhà kinh tế Trung Quốc đưa ra. Đòi hỏi về sáng tạo KH&CN đối với sản xuất đã nảy sinh khi các doanh nghiệp đối mặt với thị trường và cảm nhận rõ ý nghĩa của KH&CN qua kinh nghiệm thị trường. Khi gắn kết nghiên cứu với sản xuất định hướng thị trường tỏ ra bế tắc, thì quan hệ gắn kết hiện đại xuất hiện như là bổ sung, hỗ trợ. Điển hình như các doanh nghiệp Spin-off (doanh nghiệp khoa học) đã ra đời nhằm bảo đảm thực hiện gắn kết nghiên cứu với sản xuất trước những khó khăn từ phía thị trường công nghệ.

Thứ hai, hai quá trình xúc tiến gắn kết theo thị trường và gắn kết hiện đại

có thể thống nhất chặt chẽ với nhau như trường hợp chuyển các viện nghiên cứu thành doanh nghiệp. Trung Quốc chủ trương chuyển viện nghiên cứu thành doanh nghiệp thể hiện rõ quan điểm hướng về thị trường của Chính phủ Trung

Quốc. Những viện nghiên cứu có khả năng thương mại hóa các kết quả nghiên cứu đều xếp vào diện chuyển đổi thành các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi còn có tác dụng tăng cường khả năng KH&CN của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đóng vai trò là chủ thể chính của đổi mới công nghệ. Tiêu chí xác định doanh nghiệp KH&CN mà Trung Quốc đưa ra là: (i) doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 500 lao động); (ii) có ít nhất 30% là cán bộ khoa học; (iii) sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp phải là công nghệ cao và mới; (iv) các dự án của doanh nghiệp đỏi hỏi vốn đầu tư lớn, độ rủi ro cao, nhưng khả năng thu hồi vốn lớn; (v) đầu tư hàng năm cho nghiên cứu khoa học chiếm từ 1-10% doanh thu của doanh nghiệp. Đây chính là mô hình doanh nghiệp lý tưởng trong quan hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất hiện đại.

Thư ba, quan hệ gắn kết nghiên cứu với sản xuất hiện đại có thể tự phát ra

đời kèm theo quá trình thiết lập quan hệ gắn kết dựa trên thị trường. Nhưng không thể trông cậy vào sức sống tự phát đó. Ở Trung Quốc, trước chủ trương cắt giảm ngân sách, nhiều viện nghiên cứu và trường đại học đã tìm hướng đi bằng cách tự lập riêng các doanh nghiệp dạng Spin-off. Khi nhận thấy tác dụng của loại doanh nghiệp mới và nhằm giúp chúng phát triển. Từ năm 1988, Trung Quốc đã xúc tiến Chương trình Bó đuốc, thành lập các khu công nghệ cao.

Tuy nhiên, gắn kết nghiên cứu với sản xuất hiện đại ở Trung Quốc vẫn chưa được như mong muốn và còn nhiều điểm hạn chế. Hiệu suất chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học còn thấp (đạt 6-8% trong khi đó ở các nước công nghiệp phát triển đã khoảng 50%). Mức độ ngành nghề hóa kỹ thuật cao tương đối thấp. Nhiều khu công nghệ cao chưa dựa vào các trường đại học, viện nghiên cứu để phát triển công nghệ cao…

2.2.2.3. Hạ tầng viễn thông ngày càng hoàn thiện

Thực hiện chủ trương thông tin hóa toàn diện nền kinh tế, xã hội, Trung Quốc đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng thông tin với quy mô hiện đại, hiệu quả cao, trình độ kỹ thuật, dịch vụ thông tin, khả năng thông tin mạng, khai thác

và sử dụng nguồn thông tin bắt nhịp với trình độ của thế giới. Xa lộ thông tin thông thoáng, những mạng thông tin quan trọng đi đến từng thôn xóm, đảm bảo đưa sự vận hành kinh tế và phát triển xã hội vào trong mạng. Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kỹ thuật thông tin và ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin, không những đưa ngành công nghiệp kỹ thuật thông tin phát triển thành ngành công nghiệp chủ đạo mà còn đưa nó trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến năm 2008, Trung Quốc đã dẫn đầu thế giới về số lượng thuê bao điện thoại cố định và di động với 295,488 triệu máy cố định và 305,283 triệu máy di động, số người sử dụng Internet xấp xỉ 70 triệu người [31, tr.295].

Thông qua những con số ngành bưu chính viễn thông năm 2010, chúng ta có thể thấy được hiện trang phát triển của hạ tầng viễn thông Trung Quốc. Trong lĩnh vực bưu chính, tổng lượng bưu chính hoàn thành cả năm 2010 là 3294 tỉ NDT, tăng trưởng 20,6% so với năm 2009. Trong đó, tổng lượng nghiệp vụ bưu chính là 198,5 tỉ NDT, tăng trưởng 21,6%; tổng lượng nghiệp vụ điện tín là 3095,5 tỉ NDT, tăng trưởng 20,5%. Trong lính vực viễn thông, cả năm giảm 27,07 triệu cổng tổng đài bưu điện, tổng dung lượng đạt 465,59 triệu cổng; dung lượng tổng đài điện thoại di động tăng mới là 64,33 triệu tổng đài, đạt 1505,18 triệu tổng đài. Số thuê bao điện thoại cố định tính đến cuối năm là 294,38 triệu thuê bao. Trong đó, số thuê bao điện thoại ở thành phố là 196,62 triệu thuê bao, số thuê bao điện thoại ở nông thôn là 97,76 triệu thuê bao. Số thuê bao điện thoại di động tăng mới là 111,79 triệu thuê bao, tính đến cuối năm đạt 859 triệu thuê bao. Trong đó, số thuê bao điện thoại di động 3G là 4705 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại di động và cố định trên cả nước tính đến cuối năm đạt 1153,39 triệu thuê bao, tăng thêm 92,44 triệu thuê bao so với cuối năm ngoái. Tỷ lệ phổ cập điện thoại đạt 85,5 máy/100 dân. Số người truy cập mạng Internet là 457 triệu người, trong đó số người truy cập mạng băng thông rộng là 450 triệu người, tỷ lệ phổ cập mạng Internet đạt 34,3%.

Biểu đồ 2.2: Số thuê bao điện thoại tính đến cuối các năm 2006 - 2010

Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 (115) - 2011

2.2.2.4. Hình thành ngày càng nhiều các trung tâm công nghiệp hiện đại

Vào những năm 80 của thể kỷ XX, xu hướng phát triển quan trọng của hoạt động KH&CN Trung Quốc là nhập công nghệ nước ngoài để tăng nhanh năng lực sản xuất và giảm dần tỷ trọng chi tiêu của Chính phủ cho hoạt động KH&CN. Bước ngoặt quan trọng trong chiến lược KH&CN diễn ra vào năm 1985, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc coi “KH&CN hiện đại là những yếu tố năng động và có tính quyết định trong các động lực tăng trưởng mới...” để tiến hành cải cách. Từ chủ trương trên, kế hoạch phát triển dài hạn với nhiều chương trình KH&CN đã hướng vào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng. Theo đó, Chương trình nghiên cứu phát triển CNC và Chương trình Ngọn đuốc (thực chất là một chương trình phát triển CNC và công nghệ mới với cốt lõi là phát huy thế mạnh tiềm năng KH&CN để thúc đẩy công nghiệp hoá, thương mại hoá và quốc tế hoá, những thành tựu, sản phẩm CNC và mới theo định hướng thị trường) đã có ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển các ngành CNC.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w