và Việt Nam về phát triển nền kinh tế tri thức
- Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng có nền văn hóa phương Đông, chế độ xã hội chủ nghĩa do nhân dân làm chủ. Hai Đảng Cộng sản của hai
nước Trung Quốc và Việt Nam đều là đảng cầm quyền, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng. Như phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Bình, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH phù hợp với điều kiện và những đặc điểm của Việt Nam” [28, tr.15]. Như vậy hai Đảng đều lấy sự kết hợp cái chung là CNXH làm luận cứ xuất phát.
- Cả hai nước đều có đặc điểm chung là xây dựng CNXH từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với sức sản xuất xã hội kém phát triển, đều chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cải cách hành chính, đổi mới vai trò, chức năng và phương thức quản lý của Nhà nước XHCN là những vấn đề có ý nghĩa quyết định cho việc xây dựng và phát triển nên kinh tế thị trường ở hai nước.
- Cải cách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện tương đối muộn; cùng là nền kinh tế CNH hướng ngoại chủ yếu dựa vào xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu; coi trọng thu hút vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế. Các tập đoàn công nghiệp của hai nước đều chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quyết định đối với nền kinh tế đều thuộc sở hữu Nhà nước.
- Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cùng tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).
- Đối với cải cách nền kinh tế cả ở Việt Nam và Trung Quốc đều theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, còn ở Trung Quốc là nền kinh tế thị trường XHCN, nghĩa là cả Trung Quốc và Việt Nam đều phải tiếp tục nghiên cứu, đổi mới và có những đột phá về tư duy lý luận, nâng cao nhận thức, đổi mới vai trò, chức năng nhiệm vụ và phương thức quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản;
không ngừng xây dựng và hoàn thiện thể chế thị trường, pháp luật về kinh tế theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường và các quy luật của CNXH.
- Tuy nhiên đối với Trung Quốc, trong quá trình cải cách mở cửa sớm hơn kể từ Hội nghị Trung ương lần thứ III Đại hội Khóa XI của Đảng Cộng sản vào tháng 12 năm 1978, trong khi đó đối với Việt Nam bắt đầu sự nghiệp này kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản vào tháng 12 năm 1986. Mặc dù sự nghiệp đổi mới chậm hơn nhưng Việt Nam đã hiện pháp hóa được đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN trước Trung Quốc. Tuy vậy Hiến pháp mới sửa đổi của Trung Quốc hoàn thiện hơn về sở hữu tư nhân và thành phần kinh tế.
- Tham gia vào Tổ chức WTO của Trung Quốc từ tháng 12 năm 2001, còn ở Việt Nam từ tháng 11 năm 2006 chứng tỏ thể chế kinh tế thị trường của Trung Quốc được hình thành sớm hơn và hoàn thiện hơn so với Việt Nam.