Cải cách chế độ tuyển dụng và đãi ngộ nhằm trọng dụng nguồn nhân lực tài năng để phát triển kinh tế tri thức

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 60 - 62)

nhân lực tài năng để phát triển kinh tế tri thức

Trung Quốc đang là một quốc gia có những bước tiến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội, chính vì vậy, nhu cầu về nhân tài ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang áp dụng cơ

chế tuyển dụng tại các cơ quan Nhà nước theo hướng: không ràng buộc hộ khẩu, có thể cộng tác thêm ở nơi khác để tăng thu nhập (miễn là không ảnh hưởng đến công việc tại cơ quan)… Hơn thế nữa các thành phố đi đầu tham gia như Thượng Hải, Bắc Kinh thi hành chính sách đãi ngộ nhân tài không phân biệt văn bằng, địa vị xã hội hay quốc tịch. Một cơ chế mở như vậy đã tạo môi trường thuật lợi cho người tài tìm đến khu vực Nhà nước thay vì chảy máu chất xám sang lĩnh vực tư nhân. Theo thống kê, “nhân tài chuyên ngành kỹ thuật cao của Trung Quốc chỉ chiếm 5,5% trên tổng số nhân viên làm việc, số người có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 3,6% trong tổng số dân Trung Quốc. Nhật Bản chiếm 30%; Mỹ chiếm 60%; Ấn Độ chiếm 16%” [41, tr.32]. Như vậy, việc xây dựng phát triển chiến lược nhân tài là rất cần thiết là nguồn lực chủ yếu phục hưng kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc đã thực hiện chiến lược thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực tài năng vào khu vực công để hình thành nền kinh tế tri thức một cách muôn hình vạn trạng với nhiều chính sách cụ thể, nhằm vào từng đối tượng khác nhau. Mỗi địa phương ở Trung Quốc lại có một cách riêng và hiệu quả để thực hiện thu hút nhân tài của mình.

Đối với kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, Trung Quốc có khoảng 30 triệu Hoa Kiều. Trong số những người đó, đã có những người trở thành những nhà khoa học xuất sắc, những nhà quản lý các tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm… Họ rất cần thiết cho phát triển nền kinh tế xã hội. Họ là “mỏ vàng nguồn nhân lực kỹ thuật cao” phục vụ cho phát triển nền kinh tế tri thức ở Trung Quốc. Nhận thức được điều này, Trung Quốc đã có các chính sách nhằm thu hút và trọng dụng lực lượng Hoa kiều của mình. Hàng năm, Trung Quốc đều cử đoàn tuyển dụng nhân tài với quy mô lớn đến các nước châu Âu, Mỹ để tuyển dụng nhân tài là các lưu học sinh ưu tú.

Nhằm thu hút được nhiều nhân tài về nước công tác và tham gia nghiên cứu, Trung Quốc đã đưa ra nhiều kế hoạch như: “kế hoạch đội sáng tạo quốc tế”, “kế hoạch trăm người” hay “kế hoạch thu hút nhân tài kiệt xuất từ nước ngoài”. Với các kế hoạch trên được thực hiện một các thường xuyên đã đem lại hiệu quả

cao trong việc trọng dụng và thu hút nhân tài về nước tham gia nghiên cứu. Đối với “kế hoạch trăm người” chuyên bồi dưỡng và thu hút nhân tài tính từ năm 1994 đến nay, Trung Quốc đã thu hút được hơn 900 học giả, chuyên gia ưu tú nước ngoài trở về. Tất cả họ đều được hưởng những ưu đãi sau khi về nước. Tổng số các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu của Trung Quốc, có tới 81% viện sĩ của Viện Khoa học Trung Quốc, 54% viện sĩ của Viện Công trình Trung Quốc là các lưu học sinh. Họ đang là những người tham gia nghiên cứu và cống hiến cho Trung Quốc nhiều công trình khoa học trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ, ngành truyền dẫn nhiệt độ cao, ngành công nghệ sinh học.

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 60 - 62)