Về nhận thức

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 67 - 71)

Phát triển kinh tế tri thức là một xu thế phát triển tất yếu khách quan, kinh tế tri thức ngày càng tự khẳng định mình ở những khía cạnh rất cơ bản và đã trở thành tiêu điểm chú ý không chỉ của các học giả mà còn của nhiều nhà hoạch định chiến lược phát triển của các quốc gia. Việt Nam là một nước kém phát triển nhưng cũng không thể bỏ qua xu thế này, không thể không đáp ứng một cách chủ động hoặc là để chủ động hướng tới việc “từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức, hoặc là để thích nghi với các nền kinh tế tri thức ở các nước khác nhau. Đặc biệt hơn thế là bởi chúng ta đang hướng tới mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế với quan điểm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [7, tr.42]. Như vậy bối cảnh quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với mọi văn bản chiến lược, là một cơ sở quan trọng xác định quan điểm, chủ trương và giải pháp phát triển.

Có thể nói hiện nay ở Việt Nam, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí đôi khi trái ngược nhau về nền kinh tế tri thức. Trong đó tồn tại đồng thời cả những cách hiểu quá đơn giản lẫn những bài viết thể hiện sự nghiên cứu sâu rộng và nghiêm túc về kinh tế tri thức. Trước những cách hiểu khác nhau như vậy, Đảng ta đã bước đầu đưa ra quan điểm về nền kinh tế tri thức:

Để xây dựng và phát triển kinh tế tri thức, Đảng ta đa khẳng định cần phải cần phải “coi phát triển kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” [8, tr.88]. Nghĩa là cần phải truy cập vào kho tri thức toàn cầu, học hỏi tri thức của các nước, đồng thời cần phải bán sát tình hình thực tế trong nước. Thực chất về phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là đẩy mạnh việc ứng dụng tri thức vào tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế; làm tăng tỷ lệ giá trị gia tăng ở từng sản phẩm, giảm chi phí lao động và nguyên vật liệu; từ đó tăng chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

Phát triển kinh tế tri thức nghĩa là phải thường xuyên khuyến khích sự sản sinh và sáng tạo ra tri thức. Vì vậy cần phải đẩy mạnh việc xây dựng các thiết chế dân chủ, tăng cường áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích người Việt Nam nâng cao năng lực sáng tạo, nắm bắt, làm chủ và vận dụng sáng tạo các tri thức mới và tạo ra ngày càng nhiều các công nghệ mới đặc thù của mình nhằm đổi mới công nghệ, phát triển các doanh nghiệp kiểu mới.

Điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế tri thức là Việt Nam cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo trong một nền giáo dục tiên tiến. Nền giáo dục đó phải đào tạo ra những con người năng động, biết khai thác được kho tri thức toàn cầu, có khả năng biến tri thức thành giá trị, ham muốn hiểu biết cái mới và sáng tạo ra cái mới. Mọi người thường xuyên học tập, không ngừng bổ sung kiến thức, bên cạnh đó, cần phải tạo dựng hệ thống giáo dục học tập suốt

đời, đó là tiền đề để phát triển kinh tế tri thức. Thực chất xây dựng và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam chính là chính sách phát triển dựa vào con người, lấy con người làm trung tâm, là chính sách phát triển dựa vào và bằng giáo dục và khoa học, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tri thức thì vấn đề trung tâm của vấn đề này là phải thay đổi căn bản cách thức tăng trưởng kinh tế: từ chỗ chủ yếu lệ thuộc và tự nhiên như tài nguyên, đất đai, sức lao động về cơ bắp, nguồn vốn chuyển sang chủ yếu sử dụng dựa vào tri thức đó là những tri thức đã được vật hóa thành các công nghệ mới như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…

Như vậy quan điểm của Đảng ta về nền kinh tế tri thức thực chất là hiểu theo cách tiếp cận bao trùm, nghĩa là nền kinh tế tri thức được hiểu là một loại môi trường kinh tế - xã hội. Nhấn mạnh nhiều đến việc tạo dựng một môi trường kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự sản sinh, phổ biến và sử dụng tri thức. Ở trong môi trường kinh tế đó, tri thức vừa là cơ sở, vừa là nhân tố quan trọng nhất đóng góp vào sự phát triển kinh tế và phát triển kinh tế bền vững vì tri thức là nguồn tài nguyên vô tận, khác hẳn với các nền kinh tế trước đây chủ yếu dựa vào sức lao động cơ bắp trong nền kinh tế nông nghiệp và nguồn tài nguyên có hạn trong nền kinh tế nông nghiệp.

- Chủ trương của Đảng ta về xây dựng nền kinh tế tri thức

Bắt đầu từ Đại hội Đảng VI, Đảng ta thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế từ nền kế hoạch hóa, tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng VI, VII trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta luôn nhấn mạnh phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực khoa học và công nghệ. Đến Đại hội Đảng VIII khẳng định giáo dục và đào tạo và khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực để phát triển đất nước, thực chất là thực hiện chính sách phát triển đất nước bằng và dựa

vào giáo dục và đào tạo và khoa học và công nghệ. Trong thời điểm này Đảng ta chưa có chủ trương phát triển nền kinh tế tri thức. Nhưng trên thực tế trong từng chủ trương, chính sách nhằm phát triển kinh tế đất nước, Đảng ta đã nhấn mạnh đến nhân tố để phát triển đất nước đó là dựa vào tri thức.

Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, xu hướng mới trong việc phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức - nền kinh tế tri thức, trong điều kiện nước ta phải hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Muốn hội nhập tốt buộc chúng ta phải tham gia hội nhập vào xu thế phát triển kinh tế tri thức toàn cầu hóa. Đại hội IX (4/2001) đã nhận định thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt, có vai trò rất lớn trong phát triển lực lượng sản xuất, vì vậy mà Đại hội IX đã khẳng định “Phát những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về KH&CN, từng bước phát triển kinh tế tri thức” [7, tr.91].

Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế tri thức trong phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh quốc tế mới phải gắn với phát triển kinh tế tri thức” [8, tr.210]. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về sở hữu trí tuệ; kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.

Đến Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã có những bước tiến quan trọng khi tập trung vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế tri thức, xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức. Đại hội X khẳng định “Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ; xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ thông tin, truyền thông, công nghệ tự động, nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn

với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức. Phát huy và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn tri thức của con người Việt Nam và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020” [9, tr.220-221].

Một phần của tài liệu Phát triển nền kinh tế tri thức ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 67 - 71)