Thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 43 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm phòng chống rủi ro tín dụng củaNgân hàng ING Hà Lan

ING Bank đƣợc coi là ngân hàng hàng đầu Châu Âu về hiệu quả trong quản lý rủi ro tín dụng. Mô hình mà ngân hàng này áp dụng có một số điểm chính nhƣ sau:

Về cơ cấu bộ máy: Mô hình hiện đại đều có sự tách bạch rõ ràng giữa nhiệm vụ quản lý rủi ro và việc thực hiện kinh doanh, đây là nguyên tắc hàng đầu để đảm bảo hiệu quả trong quản trị rủi ro. Hệ thống quản lý rủi ro tại ngân hàng này đƣợc tách bạch hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và khách hàng và đƣợc báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo cao nhất. Cơ cấu quản lý rủi ro tín dụng đƣợc tổ chức riêng bao gồm bộ phận chính sách và bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận xây dựng mô hình tính toán lƣợng hoá rủi ro.

Về thẩm quyền quản lý rủi ro: ý kiến của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu bắt buộc của các quyết định tín dụng. Ngân hàng có xu hƣớng áp dụng hình thức cấp hạn mức tín dụng trên cơ sở đề xuất của bộ phận kinh doanh/ khách hàng, bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo đề xuất đánh giá độc lập đề nghị duyệt một hạn mức tín dụng phù hợp cho từng khách hàng trong một thời hạn thƣờng là một năm và bộ

phận kinh doanh/ khách hàng đƣợc sử dụng hạn mức đó. Các khoản tín dụng vƣợt hạn mức này hoặc với các khách hàng chƣa có hạn mức thì đều phải qua bộ phận quản lý rủi ro.

Thẩm quyền của bộ phận quản lý rủi ro còn đƣợc thể hiện việc tham gia vào hội đồng tín dụng. Các ngân hàng đều quy định mọi cấp hội đồng tƣ vấn tín dụng phải có thành viên từ bộ phận rủi ro và các thành viên phải chiếm 1/2 thành viên của hội đồng này.

Hệ thống giới hạn tín dụng: Có nhiều loại giới hạn đƣợc sử dụng, với mỗi khách hàng, ngân hàng áp dụng một giới hạn rủi ro tổng thể, dƣới mức rủi ro tổng thể này, có hạn mức chia theo loại sản phẩm hoặc giao dịch cho vay, bảo lãnh, phát hành thƣ tín dụng… để đảm bảo quản lý tổng thể và linh hoạt việc xây dựng giới hạn này tuân theo nguyên tắc: “Mọi giới hạn giao dịch đều không vƣợt quá giới hạn tổng nhƣng tổng các giới hạn sản phẩm lại luôn lớn hơn hoặc bằng hạn mức tổng thể”.

1.4.1.2. Kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tín dụng tại Citibank của Mỹ

Để quản trị rủi ro tín dụng, Citibank đã có những biện pháp sau:

Thứ nhất, Citibank có sự phân định rõ chức năng các ban trong cơ cấu tổ chức

có liên quan đến quy trình tín dụng:

- Ban lãnh đạo: đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra những mục tiêu chiến lƣợc và các quy định chung áp dụng trong toàn ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các CBTD nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh hƣởng tới uy tín của ngân hàng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Bao gồm các cán bộ cao cấp, đứng đầu là trƣởng ban. Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức quản lý rủi ro tín dụng hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tƣ gián tiếp, dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thƣờng; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tƣ gián tiếp, tập trung đánh giá chất lƣợng các thông tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trƣờng hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.

- Ban quản lý hạn mức tín dụng: Những ngƣời quản lý hạn mức tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua

các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lƣợng của khoản tín dụng đó. Những ngƣời quản lý hạn mức tín dụng còn có trách nhiệm phát triển chiến lƣợc kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chƣơng trình tín dụng, quản lý đầu tƣ gián tiếp và kiểm tra chất lƣợng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tƣ gián tiếp; đánh ra sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản lý tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của ngƣời đi vay: việc đánh

giá độ tin cậy của ngƣời đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống “Tín dụng 5 chữ C” nhƣ sau:

- Character of management: Năng lực quản trị của ngƣời vay;

- Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của ngƣời vay; - Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay;

- Condition of the industry: Lĩnh vực mà ngƣời vay hoạt động; - Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Để đƣa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các chỉ tiêu đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trƣớc đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt:

- Quyền cấp tín dụng đƣợc ủy nhiệm cho CBTD dựa trên năng lực và tƣ cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

- Quyền phê duyệt: ở Citibank, việc cấp tín dụng không do một ngƣời quyết định, mà đƣợc quyết định bởi 3 CBTD, những ngƣời chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chƣơng trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)