Những thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những thành công

Trong những năm qua, với những nỗ lực trong việc quản lý rủi ro tín dụng, NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã đạt đƣợc một số kết quả:

- CN đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD trong việc hạn chế RRTD cũng nhƣ nợ xấu ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu năm 2014 giảm so với năm trƣớc (16,43%): Tỷ lệ nợ xấu 1,4% năm 2013 và năm 2014 là 1,17%.

- Cơ cấu cho vay ngày càng hợp lý: Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng, các phƣơng án/dự án khả thi. Hạn chế cho vay đối với các ngành kinh tế, các mặt hàng (kinh doanh nhà cửa, sắt thép...) có nhiều biến động về thị trƣờng. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế, mặt hàng có thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Chính điều này đã tăng chất lƣợng các khoản cho vay.

- CN đã thực hiện đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ, đúng quy chế ủy quyền và phán quyết tín dụng; quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD.

- Thực hiện tốt các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng bao gồm: giới hạn cho vay một khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn cho vay một nhóm khách hàng không vƣợt quá 50%, tỷ lệ nợ xấu đạt đƣợc theo kế hoạch đề ra < 3%.

- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đều đã đƣợc triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã thiết lập đƣợc hoạt động dự báo RRTD thông qua hệ thống thu thập thông tin từ bên trong và bên ngoài hệ thống. Ngoài các thông tin có sẵn của hệ thống ngân hàng, NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã tích cực thu thập thông tin qua cán bộ tín dụng, qua tiếp cận khách hàng; Thực hiện phòng ngừa RRTD theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam và của Ngân hàng nhà nƣớc. Cho đến nay NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã thực hiện đầy đủ quyền kiểm soát việc sử dụng khoản vay của mình theo quy định tại

điều 15 - Luật các Tổ chức tín dụng. Các phƣơng án phòng ngừa RRTD đã đƣợc đƣa vào kế hoạch công tác hàng năm của Ngân hàng; các yêu cầu liên quan đến phòng ngừa đƣợc quy định cho từng cán bộ tín dụng. NHNo & PTNT CN Thái Nguyên đã liên tục trích quỹ DPRR theo quy định của hệ thống và Ngân hàng nhà nƣớc. Mặc dù xác định rõ mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận, nhƣng trong xử lý nghiệp vụ cho vay Ngân hàng đã hoạt động theo phƣơng châm thận trọng, vì thế trong giai đoạn khó khăn vừa qua Ngân hàng không bị mất vốn. Nhờ những cố gắng trong công tác phòng ngừa RRTD mà trong thời gian qua NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã không vấp phải các RRTD lớn nhƣ các ngân hàng khác và đã tạo đƣợc các điều kiện ổn định để hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thƣờng.

- CN đã thực hiện các giải pháp đồng bộ để giảm nợ xấu; công tác quản lý rủi ro tín dụng đã đƣợc triển khai toàn diện trên tất cả các khâu của hoạt động tín dụng và đƣợc thực thi ở tất cả các đơn vị trực thuộc. Kết quả này thể hiện rõ sự nhận thức đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ trong Ngân hàng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của RRTD để tự giác thực hiện những giải pháp dự báo, phòng ngừa và xử lý RRTD đúng đắn. Từ Ban Giám đốc Ngân hàng đến cán bộ tín dụng đều nhận thức rõ ràng rằng phòng ngừa và xử lý tốt RRTD là điều kiện để NHTM hoạt động có hiệu quả.

- Công tác xử lý RRTD đã đƣợc NHNo&PTNT CN Thái Nguyên thực hiện tích cực. Qua quá trình hoạt động của Ngân hàng cho thấy, rủi ro trong đối tƣợng khách hàng là hộ sản xuất ít xảy ra nhất, việc cho hộ sản xuất kinh doanh vay phù hợp với điều kiện, khả năng quản lý của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp, nên Ngân hàng ƣu tiên cho vay đối với các khách hàng này. Ngoài ra Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế hậu quả RRTD nhƣ phân loại các khoản nợ để xác định khả năng thu hồi, tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả nợ cho Ngân hàng, đốc thúc cán bộ tín dụng tìm cách thu hồi nợ, xử lý bằng tài sản thế chấp hoặc bằng quỹ dự phòng rủi ro, đƣa vụ việc ra tòa… Các nỗ lực nhƣ vậy đã giúp NHNo&PTNT CN Thái Nguyên vƣợt qua các khó khăn do thiên tai, do đạo đức của khách hàng và do chế độ chính sách của Nhà nƣớc ở địa phƣơng.

- Quan tâm tới công tác xử lý nợ tồn đọng, ngày càng thực hiện tốt công tác thu hồi nợ tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, cụ thể là: Thu nợ đã xử lý rủi ro đã có nhiều chuyển biến trong năm qua. NHNo&PTNT CN Thái Nguyên đã gắn trách nhiệm thu hồi nợ với chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng để họ trách nhiệm tới cùng trong việc đốc thúc khách hàng trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)