Thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

1.4.2.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của HDBank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tƣợng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng,

phân nhóm khách hàng cũng nhƣ lƣợng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, quản trị chất lƣợng tín dụng hiệu quả và toàn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HDBank đã đƣợc kiểm soát ở mức trên 1%/năm.

Đồng thời, HDBank đã xây dựng đƣợc khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá, Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ,...). Các phòng ban này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoàn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ) góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.

1.4.2.2. Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Vietinbank

Trƣớc xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc, thể chế tín dụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãi suất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tƣợng tiếp cận tín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM…

Bƣớc phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, phát huy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trƣờng kinh tế, xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới, thông lệ quốc tế, các phƣơng pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tƣ duy bao cấp sang tƣ duy tín dụng thị trƣờng. Theo đó tín dụng đã hƣớng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soát rủi ro.

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mƣu ban hành chính sách tín dụng đƣợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc

lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng.

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trƣởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trƣởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tƣợng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã đƣợc thiết lập, có ƣu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phƣơng án, dự án kinh doanh, tăng cƣờng biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng đƣợc các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tƣợng khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay… đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tích cực. Chất lƣợng tín dụng đƣợc nâng cao và trở thành một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất.

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách, quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trình thực hiện. Hoạt động tín dụng đƣợc diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng nhƣ các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ CN nào, cũng đƣợc hƣởng lợi các sản phẩm tín dụng nhƣ nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị đƣợc quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, ủy quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trƣờng, chất lƣợng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của ngƣời đƣợc ủy quyền.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên

Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng của các Ngân hàng Thƣơng mại ở Việt Nam và trên thế giới, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau:

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định bằng việc bám sát quy chế, quy trình, sổ tay tín dụng. Đồng thời, chú trọng công tác thu thập, xử lý thông tin của khách hàng vay

vốn nhƣ tƣ cách, phƣơng án vay, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát khoản vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính… của khách hàng vay vốn. Chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin khác từ cơ quan thuế, tài chính, kiểm toán; thông tin từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn; các phƣơng tiện thông tin đại chúng để có quyết định cho vay.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát sử dụng vốn vay: sau khi giải ngân cho khách hàng ngân hàng cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng để có những biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ: Kiểm tra việc chấp hành quy định chính sách của Nhà nƣớc, kiểm tra quá trình thẩm định, cho vay, thu hồi nợ vay, kiểm tra việc tổ chức, theo dõi, quản lý đối với tài sản đảm bảo tiền vay, công tác xử lý, thu hồi nợ. Thực hiện nghiêm túc quy định, để sớm tìm ra nguyên nhân hạn chế rủi ro.

- Về thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro kịp thời, đúng quy định: Thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ một cách thƣờng xuyên, qua đó áp dụng các giải pháp tín dụng hợp lý, lập hồ sơ trình cấp thẩm quyền xử lý nợ kịp thời để giúp cho chủ đầu tƣ tháo gỡ đƣợc khó khăn, trả đƣợc nợ vay cho Ngân hàng và bƣớc đầu lành mạnh hoá tình hình tín dụng của ngân hàng.

- Xác định nợ xấu sớm và tăng cƣờng các nỗ lực thu hồi nợ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tƣơng lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro: để hạn chế rủi ro tín dụng cần hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đây là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của việc thực hiện các biện pháp hạn chế RRTD. Để có thể tạo dựng nguồn nhân lực đủ mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhất là trong công tác quản lý RRTD, cần phải tập trung giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm: Có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, lựa chọn ngƣời có đủ năng lực và phẩm chất, đạo đức, bố trí cán bộ một cách khách quan và phù hợp; có chính sách đào tạo và đãi ngộ hợp lý thông qua chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, chế độ đào tạo, cơ hội thăng tiến… đối với những cán bộ làm công tác tín dụng, thẩm định. Đồng thời, công tác đào tạo và cập nhật kiến thức cho cán bộ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, hàng tuần tổ chức học nghiệp vụ tại cơ quan để phổ biến, cập nhật các văn bản nghiệp vụ mới. Động viên cán bộ tự học tập nâng cao trình độ.

Kết luận chƣơng 1

Trong lĩnh vực ngân hàng việc đƣơng đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đƣợc. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, công tác quản trị RRTD cũng nhƣ đề cập đến các mô hình đo lƣờng và biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay, làm cơ sở cho các chƣơng tiếp theo của luận văn.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu

- Thực trạng công tác QLRRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến QLRRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hƣởng tới rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài nhƣ: Môi trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý, yếu tố tâm lý. Các yếu tố bên trong gồm: Khoa học và công nghệ, yếu tố con ngƣời, hoạt động chung của ngân hàng. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

2.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng của hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên, xác định các giải pháp nhằm định hƣớng, hạn chế phòng ngừa rủi ro ở mức thấp nhất. Trong đó, sự tham gia của các nhà quản lý, các cán bộ làm việc trực tiếp, các doanh nghiệp và khách hàng vay vốn.... Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành; các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng. Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu nhƣ:

- Nguồn số liệu công bố từ NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

- Tài liệu công bố tại NHNo&PTNT CN tỉnh Thái Nguyên.

- Tại NHNo&PTNT CN tỉnh Thái Nguyên: Thu thập thông tin trên hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng qua các năm.

- Những thông tin tƣ liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng qua các tài liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Thông tin tƣ liệu về tín dụng ngân hàng, vấn đề RRTD, QLRRTD... Đƣợc lấy từ giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn nhƣ NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT CN tỉnh Thái Nguyên...

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn, điều tra ý kiến 63 cán bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên về các yếu tố tác động đến QLRRTD tại CN thời gian qua thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới ban giám đốc (1 giám đốc + 3 phó giám đốc) và 59 cán bộ ngân hàng xin ý kiến đánh giá.

- Thời gian điều tra trong tháng 5 năm 2015.

- Các câu hỏi điều tra cụ thể đƣợc chọn lọc từ phần các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng.

- Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra.

+ Số phiếu phát ra: 63 phiếu. + Số phiếu nhận đƣợc: 60 phiếu.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành tính toán các chỉ tiêu phù hợp với việc phân tích của đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel với phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh đƣợc vận dụng để phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên, thông qua các số liệu tuyệt đối, tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ... để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến các nhiệm vụ chủ yếu, kết quả thực trạng quản lý rủi ro tín dụng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014. Dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy đƣợc thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng của CN thời gian qua.

Ngoài ra tác giả thu thập thông tin ý kiến của các cán bộ tín dụng về công tác QLRRTD tại CN nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở thông tin đƣợc thống kê, mô tả, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên, biểu hiện bằng số liệu thực tế qua các năm.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)