Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

2.2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Tiếp cận hệ thống đƣợc sử dụng trong đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hƣởng tới rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên. Các yếu tố bên ngoài nhƣ: Môi trƣờng kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý, yếu tố tâm lý. Các yếu tố bên trong gồm: Khoa học và công nghệ, yếu tố con ngƣời, hoạt động chung của ngân hàng. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng tác, hỗ trợ và liên kết với nhau trong một hệ thống động.

2.2.1.2. Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia đƣợc sử dụng xuyên suốt ở tất cả các khâu, các hoạt động của nghiên cứu. Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng của hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thái Nguyên, xác định các giải pháp nhằm định hƣớng, hạn chế phòng ngừa rủi ro ở mức thấp nhất. Trong đó, sự tham gia của các nhà quản lý, các cán bộ làm việc trực tiếp, các doanh nghiệp và khách hàng vay vốn.... Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành; các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến công tác quản lý rủi ro tín dụng Ngân hàng. Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập thông tin thứ cấp từ các tài liệu nhƣ:

- Nguồn số liệu công bố từ NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam, từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC.

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, báo cáo khoa học, thông tin trên website.

- Tài liệu công bố tại NHNo&PTNT CN tỉnh Thái Nguyên.

- Tại NHNo&PTNT CN tỉnh Thái Nguyên: Thu thập thông tin trên hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng qua các năm.

- Những thông tin tƣ liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng qua các tài liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Thông tin tƣ liệu về tín dụng ngân hàng, vấn đề RRTD, QLRRTD... Đƣợc lấy từ giáo trình, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn nhƣ NHNo&PTNT Việt Nam, NHNN Việt Nam, NHNo&PTNT CN tỉnh Thái Nguyên...

2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn, điều tra ý kiến 63 cán bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên về các yếu tố tác động đến QLRRTD tại CN thời gian qua thông qua phiếu điều tra khảo sát gửi tới ban giám đốc (1 giám đốc + 3 phó giám đốc) và 59 cán bộ ngân hàng xin ý kiến đánh giá.

- Thời gian điều tra trong tháng 5 năm 2015.

- Các câu hỏi điều tra cụ thể đƣợc chọn lọc từ phần các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng.

- Việc chuẩn bị phiếu điều tra và nội dung của phiếu điều tra dựa vào mục tiêu nghiên cứu và mục tiêu của việc điều tra.

+ Số phiếu phát ra: 63 phiếu. + Số phiếu nhận đƣợc: 60 phiếu.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành tính toán các chỉ tiêu phù hợp với việc phân tích của đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel với phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp thống kê mô tả, so sánh đƣợc vận dụng để phản ánh thực trạng rủi ro tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên, thông qua các số liệu tuyệt đối, tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ... để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến các nhiệm vụ chủ yếu, kết quả thực trạng quản lý rủi ro tín dụng qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014. Dựa trên các số liệu đƣợc cung cấp từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy đƣợc thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng của CN thời gian qua.

Ngoài ra tác giả thu thập thông tin ý kiến của các cán bộ tín dụng về công tác QLRRTD tại CN nhằm đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở thông tin đƣợc thống kê, mô tả, tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh công tác quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CN tỉnh Thái Nguyên, biểu hiện bằng số liệu thực tế qua các năm.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số

liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:

+ Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1 : Số liệu kỳ gốc.

+ ∆y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để

quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

k k Y R % 100 Y Trong đó: + Yk : Số liệu thành phần. + Y : Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

t t 1 y t 1 Y Y R % 100 Y Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các tiêu chí phản ảnh kết quả quản lý rủi ro tín dụng

2.3.1.1. Sự thay đổi cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro tín dụng

Là sự tăng giảm các khoản nợ xấu nhóm 3, 4 và 5. Khi các khoản nợ xấu có chiều hƣớng tăng nợ nhóm 3 nhƣng nợ nhóm 4, 5 lại giảm đi thì đây là sự thay đổi các nhóm nợ xấu theo chiều hƣớng tích cực. Và ngƣợc lại.

Tuy chỉ tiêu tỷ lệ nợ từ nhóm 2 - nhóm 5 cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện của rủi ro tín dụng nhƣng do các nhóm nợ lại có mức rủi ro khác nhau chứ không đồng nhất, nên nếu tỷ lệ này ở hai Ngân hàng giống nhau hoặc giữa cùng một Ngân hàng ở 2 thời kỳ giống nhau thì mức độ rủi ro tín dụng chƣa hẳn đã đồng nhất. Do đó, để đánh giá chuẩn xác hơn mức độ rủi ro tín dụng cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

2.3.1.2. Tỷ lệ nợ xấu

- Nợ xấu

Để quản lý nợ xấu hiệu quả cần phân loại đƣợc tính chất nghiêm trọng và mức độ rủi ro của từng khoản nợ. Ngƣời ta tiến hành phân tích toàn bộ dƣ nợ tín dụng của NHTM và xếp chúng từ các nhóm nợ khác nhau thành nhóm nợ an toàn và nhóm nợ không an toàn (hay nhóm nợ xấu).

Theo thông lệ quốc tế, việc phân loại nợ xấu bao gồm những khoản nợ đƣợc đánh giá là nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” thì nợ xấu của các TCTD đƣợc xác định theo sát thông lệ quốc tế. Theo đó, các khoản nợ của các TCTD phân loại theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phƣơng pháp phân loại nợ định lƣợng hoặc định tính.

* Phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng: (Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN)

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chỉnh lần đầu);

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

- Các khoản nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 Điều này. * Phân loại nợ theo phƣơng pháp định đính: (Căn cứ Khoản 6.1 Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả

năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: các khoản nợ đƣợc đánh giá là có khả năng thu

hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhƣng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: các khoản nợ đánh giá là không có

khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: các khoản nợ đánh giá là khả năng tổn thất cao.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ đánh giá là không

còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Cả hai cách phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dƣ nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của hai cách phân loại này ở chỗ: phân loại theo định lƣợng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần

cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính đƣợc thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.

Nợ xấu theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam là nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả. Do nợ xấu bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau nên cần xem xét kết hợp với biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ rủi ro tín dụng.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) và tổng dƣ nợ cho vay ở một thời điểm nhất định, thƣờng là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Dƣ nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5)

100 Tổng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng cao cho thấy rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng càng lớn. 2.3.1.3. Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro cụ thể Tỷ lệ trích lập dự phòng tự do (%) = Số dự phòng rủi ro trích lập 100 Tổng dƣ nợ

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đƣợc tính theo công thức: (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Khoản 4 Điều 1)

R = max [ 0, ( A - C ) ] x r Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dƣ nợ gốc của khoản nợ

C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (nợ nhóm 1: r = 0%; nợ nhóm 2: r = 5%; nợ nhóm 3: r = 20 %; nợ nhóm 4: r = 50%; nợ nhóm 5: r = 100% (Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Khoản 3 Điều 1)).

Tỷ lệ trích lập dự phòng chung: Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Khoản 1 Điều 9).

Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng đƣợc dự kiến trƣớc. Nếu dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay cao tức là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)